473.061 tin đăng mua bán và 375.048 thành viên

Cây giống Cây bồ đề Bến Tre | MuaBanNhanh.

Giá bán cây bồ đề

Giá cây bồ đề phụ thuộc vào yếu tố tuổi thọ, thế cây. Cây có tuổi thọ càng cao thì gía trị càng lớn. 

- Cây bồ đề con: dao động từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng một cây.

- Cây bồ đề 10 -20 năm tuổi: giá dao động khoảng 10 - 20 triệu đồng.

- Cây bồ đề cổ thụ giá có thể lên đến vài trăm triệu đồng.

Cây bồ đề là cây gì? Đặc điểm cây bồ đề

Cây bồ đề được biết đến với tính chất linh thiêng trong đạo Phật.

Cây bồ đề là cây gì?

Theo Wikipediac " Cây bồ đề hay còn gọi cây đề, cây giác ngộ (danh pháp khoa học: Ficus religiosa) là một loài cây thuộc chi Đa đề (Ficus) có nguồn gốc ở Ấn Độ, tây nam Trung Quốc và Đông Dương về phía đông tới Việt Nam."

Tại Việt Nam, hầu như làng quê ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa, cây bồ đề cổ thụ trong làng: đình chùa, cổng làng và bên cạnh các di tích. Cây bồ đề có tuổi thọ rất cao, có thể lên đến 1000 năm.

Đặc điểm cây bồ đề

- Thân cây bồ đề có thể cao tới 30m, đường kính thân 3m. Thân cây lồi lõm không tròn trịa, có vỏ màu nâu xám hoặc nâu, có vảy và mang nhiều rễ; phân cành nhánh nhiều cọng rủ xuống tạo tán lá rộng, rậm. Cây thường rụng lá vào mùa thu nhưng chỉ là cây thường xanh bán mùa vì nếu có rụng lá cây cũng vẫn giữ lại những chiếc lá màu xanh truyền thống.

- Lá mọc cách, hình tim, cuống lá dài 6–10 cm, màu xanh lục đậm làm nổi bật gân lông chim. Lá Bồ Đề non có màu hơi đỏ, khi già màu lá dần chuyển sang xanh.

- Hoa mọc ở nách lá và tự ẩn, thành cụm dạng sung trên thân; hoa đơn tính; nhỏ có hình cầu và có màu đỏ. Hoa Bồ Đề nở vào tháng 2 kéo dài đến khoảng cuối tháng 4 thì bắt đầu kết quả.

- Qủa bồ đề hình cầu, nhỏ với đường kính 1 – 1.5cm, không có cuống và mọc thành từng chùm. Qủa non có màu xanh lục và khi già sẽ chuyển sang màu tím. Mùa quả là vào khoảng tháng 5-6.

Các loại cây bồ đề

Cây bồ đề được gọi trong một số ngôn ngữ khác là cây Bo, Pipul hay Asvattha. 

Cây bồ đề cảnh bonsai

Cây bồ đề mang lại cảm giác thanh tịnh yên bình, thanh lọc bầu không khí cho con người. Cây bồ đề có thân mềm, dễ uốn và tạo thế đẹp. Hiện nay, những nghệ nhân uốn, cắt tỉa trồng bồ đề theo dáng bon sai trong những chiếc chậu cảnh xinh đẹp dùng để làm cây trang trí rất đẹp nhé.

Qua đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân, bồ đề không chỉ hiện ra là một cây cao lớn, trồng để làm bóng mát mà còn là những cây nhỏ xinh đặt trang trí ở sân vườn hay trong nhà đều thích hợp.

Nhiều cây bồ đề còn đem lại nguồn lợi kinh tế cao đem lại giá trị tăng nguồn thu nhập cho người dân.

Cây bồ đề mini

Giới văn phòng thích chọn những cây bồ đề mini để bàn trông vui mắt, giảm stress và giải toả căng thẳng. Những cây này có kích thước nhỏ, đúng như cái tên mini của nó. Để chậu bồ đề mini cạnh bàn làm việc còn lọc không khi nơi mình làm việc nữa đó.

Cây bồ đề cổ thụ

Các cây bồ đề cổ thụ có tuổi thọ từ trăm năm cho đến ngàn năm, với cành tán to lớn, thân to phải vài người ôm.

Ở Việt Nam có nhiều cây bồ đề được công nhận là cây Di Sản: cây bồ đề gần 200 năm tuổi ở Phú Yên, Cây bồ đề ở buôn Yang Lành Đắk Lắk được 132 năm tuổi, cây bồ đề 1500 năm tuổi ở chùa Đót Hải Phòng,...

Cây bồ đề di sản là tài sản sinh thái quý báu là nơi chứa đựng bao giá trị văn hóa, lịch sử của cha ông ẩn trong vẻ u tịch, xù xì của những “cụ” cây hàng trăm năm tuổi.

Mua cây bồ đề ở đâu

Bạn có thể mua cây bồ đề tại các vườn cây kiểng hoặc mua trên chợ online. Xem trên trang MuaBanNhanh:

Cây cảnh

Cây hồng ngọc mai

Cây linh sam

Cây sa kê

Cây si rô

Cây bồ đề trong phong thuỷ

Cây bồ đề là một trong những loại cây được biết đến với ý nghĩa rất linh thiêng và có những câu chuyện tâm linh liên quan đến cây bồ đề.

Đức Phật đã ngồi thiền và thành đạo dưới gốc cây bồ đề và từ đó cây bồ đề còn có tên gọi là cây giác ngộ, được mọi người biết đến và cũng là tượng trưng cho sự may mắn.

Vì vậy, nên nhiều người cho rằng, nếu có cây bồ đề sẽ giúp gia chủ xua đi những điều xấu, trừ tà. Khiến cho bạn cảm thấy chỗ ở của mình được bình yên, mang lại những điều tốt lành.

Cây bồ đề có hoa không?

Hoa bồ đề là hoa ẩn, lại không có hương thơm nên phải chú ý quan sát chúng ta mới thấy hoa được. 

Hoa đơn tính, có màu trắng hoặc đỏ, mọc thành chùm.

- Hoa đực có đĩa mật, ít hoa, gần nơi lỗ ở đỉnh ngọn, không có cuống, đài hoa 2-3 thùy, bìa hoa lật xuống.

- Hoa cái không có cuống, đài có 4 thùy, rộng dạng mũi giáo,

Cây bồ đề con, trồng và chăm sóc cây bồ đề

Cây bồ đề có tốc độ sinh trưởng mạnh mẽ, lại sống tốt trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau bởi thế việc chăm sóc cây bồ đề cũng khá dễ dàng.

Cây bồ đề con

Cây bồ đề được nhân giống từ hạt và giâm cành, vì thế việc nhân giống cây cũng không quá khó khăn.

Những cành bồ đề được chọn để giâm cần phải là những cành không quá già cũng không quá non, nếu là cành đã ra hoa rồi thì càng tốt nhé. Hạt bồ đề được chọn để nhân giống cũng cần phải là những hạt mẩy, tròn đều để tăng khả năng nảy mầm.

Trồng và chăm sóc cây bồ đề

– Đây là loại cây ưa sáng, đòi hỏi lượng ánh sáng nhiều, chịu rét khỏe nhưng lại không chịu được nhiệt độ quá cao nên trồng ở nơi thoáng đãng, nhiều ánh sáng để cây phát triển, không nên trồng ở trong bóng râm.

– Cây phát triển mạnh mẽ trên nền đất ẩm, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, nhất là loại đất ruộng. Rễ cây cắm sâu vào lòng đất nên chỉ cần đất ẩm là cây đã hấp thụ nước và chất dinh dưỡng đầy đủ.

– Tưới nước thường xuyên để cây không bị héo nhưng khi cây trưởng thành thì không cần tưới quá nhiều, chỉ cần lượng nước mưa hàng năm là đủ. Nên tưới nước khi thời tiết quá nắng nóng, hay thời gian dài không có mưa.

– Khi mới trồng cây đề trắng cổ thụ thì cần che chắn cẩn thận tránh cho cây bị đổ gãy do tác động của thiên nhiên và môi trường bên ngoài.

Tất tần tật về cây bồ đề

Cùng MuaBanNhanh tìm hiểu tất tần tật về cây bồ đề.

Cây bồ đề và bài thuyết pháp đầu tiên không lời mà Đức Phật dạy cho trời và người

Sau khi thành đạo, Ngài rời khỏi tòa ngồi dưới gốc cây Bồ đề. Đi được một đoạn đường ngắn khoảng 20m. Ngài đứng yên bất động như thế trong một tuần lễ chỉ để nhìn cây Bồ đề. Điều này nói lên ý nghĩa gì? Hãy cùng MuaBanNhanh tìm hiểu nhé.

Theo truyền thuyết kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật ngồi dưới cội cây Bồ đề để thuyết kinh Hoa Nghiêm, nhưng đó chỉ là truyền thuyết. Còn sự thật lịch sử bài thuyết pháp đầu tiên, không lời mà Đức Phật dạy cho loài người và trời là bài học của lòng biết ơn, qua hình ảnh Ngài đứng nhập định nhìn cây Bồ đề suốt một tuần, nhằm biểu lộ lòng biết ơn đối với cây Bồ đề đã che chở mưa nắng cho Ngài trong suốt thời gian tu tập. Ngài dạy cho chúng ta “khi một người thành công được cái gì trong cuộc đời này, điều đầu tiên phải nghĩ tới, không là tương lai mà chính là lui lại quá khứ. Nhìn lại những ân nghĩa mà chúng ta đã thọ nhận để có kết quả như ngày hôm nay”.

Nếu nói rộng ở trong cuộc sống này, chúng ta thấy cái ân nghĩa mà ta phải chịu giữa cuộc đời này quá nhiều. Từ hình hài do cha mẹ sinh. Ăn miếng cơm từ công lao của người nông dân. Quần áo mặc nhờ công của người thợ dệt, thợ may. Đặt chân trên đường đi, công lao thuộc về những người làm đường. Ta sống trong những ngày bình yên là nhờ ơn các chiến sĩ ngoài biên cương, ngày đêm giữ gìn. Nghĩa là mỗi bước chân đi, mỗi sự sống trôi qua là chúng ta sống trên ân nghĩa không biết của bao nhiêu người.

Cây bồ đề có phải cây đa?

"Cây đa và cây đề" thường được dùng để ví người có thâm niên cao, có uy tín lớn trong nghề. Cây đa có tên khoa học là Ficus bengalensis, còn cây bồ đề có tên khoa học là Ficus religiosa) đều thuộc chi Đa Đề (Ficus).

Về mặt thực vật học, cả 2 loài cây trên đều cùng chi Đa (Ficus), thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), nên có nhiều đặc điểm hình thái tương đồng nhưng 2 cây này khác nhau nhé.

Cây bồ đề có hạt không?

Quả bồ đề có dạng hình cầu, gần như không có cuốn, mọc thành chùm, kích thước nhỏ đường kính chỉ khoảng 1-1,5cm. Quả bồ đề khi còn non có màu xanh lục nhưng khi chín nó chuyển dần sang màu tím.

Quả bồ đề có hạt cứng thường được phơi khô và gia công làm vòng tay, chuỗi hạt.

Cây bồ đề mọc trên nóc nhà, sau nhà có tốt?

Cây bồ đề thường vô tình mà hữu ý mọc trên những khe tường, nóc nhà, hay ban công. Thật kỳ lạ là những nơi này không có đất, cây vươn lên từ một khe nhỏ và chỉ cần sương đêm để sống. Sức sống của cây thật mạnh mẽ, rễ cây có thể xé tường, khoét đá mà sinh trưởng.

Nếu có cây bồ đề con mọc trên nóc nhà hay tường nhà, bạn nên nhổ đi rồi trồng vào chậu ở nơi khác. 

Cây bồ đề có tác dụng gì?

– Cây bồ đề cổ thụ còn cho gỗ tốt, thớ gỗ của nó mịn đều, mềm nhẹ, ít cong vênh và dễ chẻ nhỏ nên được dùng trong công nghệ làm giấy, làm tăm và diêm.

– Nhựa của cây có mùi thơm dịu nhẹ được dùng trong công nghiệp nước hoa, là nguyên liệu của công nghệ chế biến véc ni và chế biến một số loại sơn đặc biệt.

– Ngoài ra cây đề còn có tác dụng trong Đông y như:

+ Làm thuốc chữa trị một số bệnh như: hen suyễn, tiểu đường, tiêu chảy, lở loét, đồng thời làm tăng cường khả năng miễn dịch.

+ Vỏ cây giúp kháng khuẩn, có tác dụng trong điều trị các bệnh như bệnh lậu, bệnh tiêu chảy, bệnh ngoài da, bệnh trĩ, kiết lỵ, nôn mửa….

+ Nước cốt của lá đề đỏ giúp giảm đau đầu, tiêu chảy, đái ra máu, đau răng, rối loạn tình dục… + Lá và chồi non giúp tẩy trùng vết thương hiệu quả

Ý nghĩa cây bồ đề

Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã đi khắp châu Á để dạy mọi người cũng như theo đạo Phật, biểu trưng của trí tuệ và tinh thần vị tha, khoan dung của Phật giáo.

Tại các nơi khác ở châu Á - mà có thể nói là trên toàn các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, các nền văn hóa đã tiếp nhận cây bồ đề như những biểu tượng quyền lực và là nơi để người ta tới làm lễ cầu nguyện.

Phim, sách về cây bồ đề

  • Phim

- Dưới cội bồ đề - đạo diễn Lại Thuỷ Thanh

  • Sách

Under the Bodhi Tree: A Story of the Buddha by Deborah Hopkinson and Kailey Whitman

Dưới cội bồ đề ( Under the Bohdi tree) của Ajahn Buddhadāsa

Hạt nắng bồ đề của Văn Công Tuấn

#caybodecanh #caybodeando #giacaybodebonsai #bancaybode #MuaBanNhanh #NganMuaBanNhanh #MBN

Trang 1/1