473.052 tin đăng mua bán và 375.048 thành viên

Cây giống Cây cam Vĩnh Phúc | MuaBanNhanh.

Nguồn video fanpage Nông Nghiệp Nhanh: Kỹ thuật trồng cam canh trong chậu

Cây cam

Cây cam là loại cây ăn trái rất thân thuộc với người dân Việt Nam bởi vì nó là loại cây được trồng rất phổ biến và hương vị thơm ngọt mang lại lợi ích về dinh dưỡng cũng như kinh tế.

Trái cây việt nam rất đa dạng và phong phú. Dưới đây là những loại cây cam phổ biến tai Việt Nam.

Xem thêm:

>> Cây lựu

>> Cây chanh dây

>> Cây thanh mai

>> Cây táo

>> Cây lê

>> Cây kiwi

>> Cây cherry

>> Cây nho

>> Cây la hán quả

>> Cây mãng cầu - cây na

Nguồn gốc và xuất xứ

- Giống cây cam là loài cây giống cùng họ với bưởi. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc.

- Loài cam là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi và quýt.

Đặc điểm

Một số đặc điểm cơ bản của cây cam

- Cây cam là cây nhỏ, có thể cao đến khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10 cm.

- Thân thuộc loại thân gỗ, bán bụi, có 4-6 cành chính, cây cao 2 - 3m, phân cành thấp. Cành hướng ngọn, thưa, phân cành ngang. 

- Lá mọc so le, phiến lá dài, màu xanh đậm, hình trái xoan, dài 5-10cm, rộng 2,5-5cm, mép có răng thưa; cuống hơi có cánh, rộng 4-10mm. Lá có tai nhỏ.

- Chùm hoa ngắn ở nách lá, đơn độc hay nhóm 2-6 hoa thành chùm; đài hoa hình chén, không lông; cánh hoa trắng dài 1,5-2cm; nhị 20-30 cái dính nhau thành 4-5 bó. Vỏ cam có chưa nhiều tinh dầu cam

- Rễ cây cam: Như cây 2 lá mầm thân gỗ, rễ thuộc loại rễ mầm hút nước và muối khoáng cung cấp cho cây. Bộ rễ phân bố nông và phát triển mạnh là rễ bất định, phân bố rộng và dày ở tầng đất mặt và ưa đất tơi xốp. Bộ rễ phát triển mạnh mẽ nhất là vào tháng 2 và tháng 9, bộ rễ phát triển mạnh trong 8 năm đầu.

Các giống cam

Cam được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp. Việt Nam là một đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp để trồng rất nhiều loại cam. Cẩm nang MuaBanNhanh sẽ giới thiệu một số giống cam phổ biến đang được trồng tại Việt Nam

Cây Cam

  • Cam canh
  • Cam xoàn
  • Cam đường
  • Cam sành
  • Cam cara

Cây cam canh

Đây là giống quả khá dễ tính nên được trồng nhiều nơi quanh nước ta. Hãy cùng MuaBanNhanh tìm hiểu vài nét về loại cây cam này nhé.

Nguồn gốc

Cam Canh là giống được trồng lâu đời ở xã Vân Canh – huyện Hoài Đức (Hà Tây). Hiện giờ đang được trồng nhiều ở Từ Liêm (Hà Nội), Văn Giang (Hưng Yên), và các tỉnh miền Trung.

Đặc điểm

- Cây cam canh sinh trưởng khoẻ, tán cây hình dù, lá không eo, màu xanh đậm. Cây cao 3-3,5 m, đường kính 3-4 m.

- Có tên gọi cam nhưng quả chỉ nhỉnh hơn quả quýt chút xíu. Vỏ mỏng, ăn rất ngọt và thanh. Cam đường canh là loại quả hiện đang được nhiều người tìm mua mỗi khi đến mùa.

- Cam đường canh thực ra là một giống quýt nhưng từ lâu người dân quen miệng gọi là cam đường canh. Ở nhiều địa phương giống cam đường này thường được gọi với các tên gọi khác như cam canh, cam giấy.

- Cam đường canh cho quả hình cầu dẹt khi chín từ màu xanh chuyển sang màu đỏ óng. Cũng do vỏ quả khá mỏng nên nhiều nơi gọi là giống cam giấy. Bên trong có ruột màu vàng ăn khá ngọt và thơm. Cam đường canh khi chín từ màu xanh chuyển sang màu đỏ óng trọng lượng trung bình 80 gr – 120 gr/quả.

Mùa vụ

Cây cam canh ra hoa tháng 2-3 và đươc thu hoạch vào tháng 11-12.

Cây cam xoàn

Ở miền Bắc nổi tiếng với giống cam sành, cam Cao Phong thì các tỉnh miền Nam nhất là các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long lại nổi tiếng với loại cam xoàn. Một loại cây được trồng khá lâu đời tại đây cho thu hoạch năng suất rất cao.

Nguồn gốc

Được trổng chủ yêu ở Cần thơ cam xoàn là giống cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cực cao cho bà con nông dân Cần Thơ. Không chỉ cho năng suất cao mà vị ngon ngọt của loại cam này được đánh giá là cao nhất trong số tất cả các loại cam hiện nay.

Đặc điểm

- Cam xoàn với chiều cao trung bình có thể lên đến 5m. Tuy nhiên hiện nay người trồng thường hạn chế chiều cao của cây chỉ để ra tán ngang nhằm tăng năng suất và dễ chăm sóc nên chiều cao khoảng 3m trở lại.

- Đặc điểm của giống cam này là quả mọc thành từng chùm. Qủa có hình tròn với mặt dưới có một vòng tròn đường kính 1-1,5 cm. Xung quanh cuống trái có 1 quầng tròn nhỏ hơi nhô lên nên nhiều người thường gọi là Cam xoàn 2 đồng tiền.

- Qủa khi chưa chín có màu xanh và dần dần ngả sang màu vàng chanh khi dần dần chín. Cam xoàn có lớp vỏ mỏng dễ bóc bên trong có lớp cơm vàng nhạt vị ngọt đậm, mùi hương thơm và có trọng lượng trung bình 250-300gram một quả.

- Giống cam xoàn là loại trái tròn, vỏ mỏng, ít hạt, thơm ngon, có độ ngọt rất cao. Cam xoàn cho trái theo chùm.

- Hiện nay cây cam xoàn được trồng và nhân giống bằng phương pháp ghép hoặc chiết cành. Khi chọn cây con giống cần chọn cây khỏe mạnh không mắc bệnh. Kinh nghiệm chọn giống cam ghép trên gốc Voka sẽ giúp cây phát triển nhanh, mạnh và cho tuổi thọ lâu dài hơn.

Mùa vụ

- Cây cam xoàn thường cho thu hoạch sau khoảng 30 tháng trồng. 

- Cam xoàn có 2 vụ trong năm: vụ chính kéo dài từ tháng 9 đến hết tháng 11, vụ trái mùa (vụ nghịch) kéo dài từ tháng 3 đến tháng 4.

Cam đường

Cam đường canh là giống cây ăn quả có năng suất cao trong nông nghiệp Việt Nam, có khả năng thích nghi rộng, trồng được trên núi cao, vùng đồng bằng và ven biển thoát nước. Tính chống chịu với sâu bệnh hại khá tốt.

Nguồn gốc

Cam canh còn có tên gọi khác là cam đường. Xưa kia, vì giống cam này có nguồn gốc từ làng Canh (Hoài Đức, ngoại thành Hà Nội) nên thường được gọi là cam canh.

Đặc điểm

- Cam đường canh là loại cây ăn quả có khả năng sinh trưởng khoẻ, ít gai hoặc không có gai. Cây phân cành mạnh, cành nhỏ, lá có dạng hình lá to hoặc lá nhỏ, nhưng hình thái giống nhau: mép lá gợn sóng dài, đuôi lá nhọn và dài, gần như không có eo lá.

- Quả cam đường canh có hình cầu hơi dẹp, vỏ mỏng, nhẵn, ít túi dầu tinh, khi chín có màu đỏ gấc. Giống chín sớm có màu vàng, đa số chín vào trước tết Nguyên đán 1 tháng.

- Cây giống cam đường canh được nhân giống bằng phương pháp nhân bản vô tính hình thức ghép mắt.

Mùa vụ

Cam thường được trồng vào đầu (tháng 2) hoặc cuối mùa mưa (tháng 9) là thích hợp nhất.

Cam sành

Cam sành là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh có quả gần như quả cam.

Nguồn gốc

- Có nguồn gốc từ Việt Nam.

- Cam sành Bố Hạ trồng ở Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Cam sành Bố Hạ hợp với đất phù sa cổ, khí hậu mát ẩm. Hiện nay vùng cam này đã bị xoá sổ do bệnh vàng lá greening.

- Cam sành Hà Giang-Tuyên Quang-Yên Bái: là vùng cam chủ yếu của các tỉnh phía Bắc Việt Nam, năng suất cao, quả được thu hoạch vào dịp Tết. Tại tỉnh Tuyên Quang, nổi tiếng nhất là cam sành Hàm Yên, cam được trồng bạt ngàn tại xã Phù Lưu và một số xã lân cận. Đây là vùng có năng suất trồng cam rất tốt, quả cam thơm ngon.

- Tại miền Nam Việt Nam, cam sành cũng được trồng ở Tam Bình, Trà Ôn (Vĩnh Long); Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo (Tiền Giang); Mỹ Khánh, Ô Môn (Cần Thơ)...

Đặc điểm

- Trái có dạng hình cầu hơi dẹp, trọng lượng trung bình 235,9g , vỏ cam sành màu xanh đến xanh vàng khi chín, sần và dầy 3-5mm, tép màu vàng cam đậm, nhiều nước, vị ngọt chua, mùi rất thơm và khá nhiều hạt (8-16 hạt/trái).

- Cây giống cam sành được nhân giống bằng phương pháp nhân bản vô tính hình thức ghép mắt.

- Cây giống cam sành đủ tiêu chuẩn đem trồng khi cây đạt chiều cao 40 cm, chiều cao mắt ghép tối thiểu 15cm .

- Cây giống phải đảm bảo bảo khỏe mạnh không sâu bệnh.

Mùa vụ

Cam sành có đặc tính sinh trưởng trung bình, khuynh hướng vươn cao. Cây cho trái sớm sau 2 năm trồng (cây ghép). Thời vụ hoạch cam sành tập trung vào tháng 8 – 12 hàng năm.

Cam cara

Cây giống cam Cara ruột đỏ là giống cam không hạt, dễ bóc, dễ ăn. Ruột của cam có màu đỏ, có vị ngọt dịu đặc biệt, vị chua nhẹ, hương thơm của cam ruột đỏ dễ làm người ta liên tưởng đến hương bưởi, thậm chí là cà rốt, với đặc trưng nhiều nước và vị ngọt khá lạ. Thời gian gần đây, thị trường TP HCM xuất hiện giống cam ruột đỏ với tên gọi Cara khiến nhiều thực khách tò mò và săn đón. Nhưng gần đây giống cây này đã có mặt và có thể trồng tại Việt Nam. Bạn có thể mua giống cây cam cara này để về trồng ngay trên MuaBanNhanh.

Nguồn gốc

Đây là loại cây ngoại nhập bắt nguồn từ Venezuela. Trước khi có mặt tại Việt Nam thì giống cam này đã được nhập qua Mỹ và sau đó là đến Úc. Trải qua quá trình chọn lựa và lai tạo thì các nhà chọn giống đã tạo ra được giống cam cara dinh dưỡng. Và hiện tại giống cây này được trồng tại Đà Lạt.

Đặc điểm

- Cây trưởng thành có chiều cao trung bình từ 3-5 m và cho tán rộng khoảng 3m. Khi trồng đến năm thứ 3 trở đi, cây bắt đầu cho thu hoạch. Trung bình khoảng 70 trái/ cây.

- Nếu đặt loại cam cara này cùng với các loại cam khác với nhau thì chúng sẽ nổi bật hơn hẳn vì hình dáng quả tròn vàng và có kích thước to hơn hẳn. Mỗi trái cam có trọng lượng khoảng 200 gram/ quả. Vỏ cam khi chín nổi bật hơn với màu da vàng hoặc da cam căng bóng mịn.

- Cam Cara rất thích hợp với khí hậu Địa Trung Hải và cận nhiệt đới, chúng có màu sắc vỏ cũng như thịt quả rất đẹp, có đặc điểm nổi trội đó là màu sắc ruột quả đỏ.

- Cam Cara được đặc trưng bởi một quả phụ nhỏ nằm ở phần cuối bầu nhụy của quả chính. Quả tương đối lớn, không hạt. Ruột quả màu đỏ là do trong thành phần có chứa Lycopene và Carotenoid, là những hoạt chất chính có trong carrot và cà chua. Nên có thể nói,

- Chiều cao cây trưởng thành khoảng 4 -6m rộng tán 4 x 4m; tuổi thọ của cây từ 40 - 50 năm.

Mùa vụ

Cây có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất từ khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm vì đầu mùa mưa cây sẽ phát triển sinh trưởng tốt hơn mùa khô.

Kỹ thuật trồng cây cam canh

Cam canh là một giống quýt nhưng từ lâu nhân dân ta vẫn quen gọi là cam. Hiện rất nhiều địa phương trồng cam canh bởi đây là loại quả phổ biến và cho năng suất rất cao nếu áp dụng đúng các bước kỹ thuật trồng cơ bản và khoa học nhất.

Chọn giống

- Trồng cây cam canh nếu muốn đạt năng suất cao thì cần phải chọn giống một cách cẩn thận. Trước hết cây giống phải khỏe, mập không mang mầm mống bệnh, có bộ rễ khỏe.

- Chọn cây giống có chiều cao trung bình từ 40-60cm.khỏe mạnh, lá xanh, cứng cáp. không sâu bệnh hại. Cây giống cam có 2 loại chính: loại chiết cành và loại ghép (không dùng hạt làm giống). Đối với giống chiết cành có ưu điểm là cây mau ra quả nhưng tuổi thọ của cây kém, bộ rễ không khỏe. Đối với cây ghép có ưu điểm là bộ rễ khỏe hơn, cây sẽ khỏe hơn, cứng cáp hơn, tuổi thọ lâu hơn.

Thời vụ

Trồng cam canh thích hợp nhất là vào vụ xuân từ tháng 2-4 và vụ thu là từ tháng 8 cho đến tháng 10.

Kỹ thuật

- Vì là cây có độ sinh trưởng mạnh, ít sâu bệnh nên kỹ thuật trồng cây cũng không quá khó. Khi đem cây giống trồng xuống đất cần phải đào hố trước 15-30 ngày. Sau đó cần chuẩn bị đất trộn đều với một lượng phân sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm.

- Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây. Tùy theo từng vùng đất xấu tốt mà bố trí mật độ khác nhau, nhưng khoảng cách trung bình là từ 3 đến 5m/cây, mật độ 333 cây/ha.

Chăm sóc sau trồng

- Ngay từ khi mới trồng cam canh cần phải thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây. Thời gian cây ra hoa, đậu quả và nuôi quả, nếu thiếu nước quả sẽ đậu ít và bị rụng nhiều. Thừa nước cây dễ bị bệnh thối rễ cũng gây hiện tượng vàng lá, chết cây.

- Trường hợp trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tùy điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới nước cho phù hợp. Chăm sóc cây cam canh cũng cần phải thường xuyên bón phân nhất là từ khi chúng còn nhỏ. Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm từ tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11 để giúp cây luôn đủ chất dinh dưỡng để ra quả.

Phòng trừ sâu bệnh

- Sâu bùa vẽ: Là loại sâu chuyên gây hại lá làm ảnh hưởng đến chồi non của cây, đến khi cây ra hoa, quả thường bị rụng. Cần phòng trừ sâu bằng cách dùng thuốc bảo vệ thực vật để phun cho cây kết hợp cùng với dầu khoáng để tăng hiệu quả diệt sâu bùa vẽ.

- Bọ cánh cứng, sâu đục thân, đục cành, đục gốc: Biểu hiện đặc trưng là sẽ thấy những chất màu vàng đục trên thân cây. Cần diệt trừ bằng cách bắt xén tóc diệt trừ và loại bỏ cành héo.

- Bọ xít, rầy, rệp: Khi thấy hiện tượng cây xuất hiện quá nhiều rệp, bọ xít cần phun thuốc Bi58 0,05-0,1% cho cây để diệt chúng, tránh để rệp lan ra những cây xung quanh. Thấy cành cam bị sâu bệnh hại quá nhiều cần cắt bỏ ngay.

- Bệnh loét, đốm lá, vi khuẩn: Biểu hiện của bệnh là xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng trong, lâu dần những vết vàng đó đậm dần rồi hoá nâu, bề mặt cây sần sùi. Biện pháp phòng trừ là: bỏ và tiêu huỷ các phần bị bệnh và phun định kỳ các loại thuốc gốc đồng khi cây ra đọt non để phòng tránh tránh bệnh.

Tỉa cành, tạo tán

- Khi cây ra nhiều cành cần phải cắt bớt các cành nhỏ, cành mọc sâu trong tán và những cành bị sâu bệnh hại nhằm tạo tán cho cây giúp cây thông thoáng cây sẽ phát triển nhanh và bớt sâu bệnh hại. Việc tỉa cành cần phải làm mỗi năm sau mỗi vụ thu hái quả.

- Vào thời kì cam ra nụ, quả non cần phải loại bỏ bớt những hoa bị dị dạng, hoa ra muộn, hoa quả mọc ở vị trí không thích hợp, chỉ để lại những quả trên cành đối xứng nhau bởi cam là loại cây trồng ra rất nhiều hoa mỗi vụ mà tỉ lệ đậu quả thường không cao. Nếu trồng cam với diện tích rộng không thể thực hiện bằng tay thì có thể phun vào cây các chất điều hòa sinh trưởng. Cần mua các chất điều hòa sinh trưởng này ở những cửa hàng uy tín.

- Cắt tỉa những lá cam già và yếu: Cần chú ý tỉa cành, tỉa lá cho cây thường. Cắt tỉa lá già, lá yếu và các lá bị bệnh nhằm mục đích làm cho sâu bệnh hại cây không có chỗ sinh sôi nảy nở và không tốn thêm chất dinh dưỡng nuôi các lá bị sâu bệnh, các lá già yếu sắp hỏng. Cần thực hiện cắt bỏ những cành Cam sum xuê xung quanh gốc, những cành cây khô già và cành nhỏ, yếu để tạo độ thông thoáng giúp cây nhận được ánh sáng, lượng chất dinh dưỡng tối đa để đạt được năng suất tốt nhất.

Bón Phân

- Khi cây từ một đến ba tuổi cần bón cho cây 200gram urê với 200gram DAP và 80gram clorua kali. Liều lượng bón phân chia thành bốn lần bón như sau:

  • Lần đầu tiên, khi thấy hiện tượng cây sắp ra hoa cần bón cho cây 1/3 lượng đạm.
  • Lần hai bón cho cây là sau khi thấy cây đậu quả tầm 6 tuần, cần bón cho cây 1/3 lượng đạm và ½ lượng phân kali.
  • Lần ba bón cho cây là trước khi thu hoạch, khoảng 1,5 tháng bón cho cây ½ lượng kali.
  • Lần thứ tư bón cho cây là sau khi thu hoạch xong toàn bộ quả, bón cho cây toàn bộ phân lân và 1/3 phân đạm.

- Với mỗi lần bón phân cần cung cấp thêm cho cây 10kg phân hữu cơ hoai mục.

- Khi cây từ bốn đến sáu tuổi cần bón cho cây 400gram urê với 500gram DAP và 300gram clorua kali. Liều lượng bón cũng được phân chia thành bốn lần bón như khi bón phân cho cây từ một đến ba tuổi.

- Khi cây từ bảy đến chín tuổi cần bón cho cây 650gram urê với 750gram DAP và 330gram clorua kali. Liều lượng bón cũng được phân chia thành bốn lần bón như khi cây từ một đến ba tuổi, bốn đến sáu tuổi.

- Khi cây từ mười tuổi cần bón cho cây 1200gram urê với 1000gram DAP và 400gram clorua kali. Liều lượng bón cũng được phân chia thành bốn lần bón như khi cây từ một đến ba tuổi, bốn đến sáu tuổi và bảy đến chín tuổi.

Thu hoạch

Khi quả già, vỏ quả hơi vàng màu đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại sau đó đem bảo quản.

Kỹ thuật trồng cam canh trong chậu

Cây cam canh là loại cây ăn quả dễ trồng và cho năng suất cao nên hiện nay được trồng nhiều nơi quanh nước ta. Cam canh có đặc điểm vỏ mỏng, ăn rất ngọt và thanh. Bạn cũng có thể trồng cam canh trong chậu vừa làm cây cảnh vừa cho quả thơm ngọt để thưởng thức. Sau đây, bạn hãy cùng MuaBanNhanh tìm hiểu kỹ thuật trồng cam canh trong chậu như thế nào để hiệu quả nhé.

Chọn giống cam canh

- Để giúp cây đạt chất lượng tốt, việc chọn giống cây cam canh là cực kì quan trọng. Bạn cần phải lựa chọn những cây giống cam canh khoẻ mạnh, không bệnh tật.

- Bạn có thể lựa cây giống cam canh là cây ghép hoặc cây chiết, có chiều cao trung bình từ 40-60cm, khỏe mạnh, lá xanh, cứng cáp, không sâu bệnh hại.

Cây giống cam canh trồng chậu

Chọn chậu trồng cam canh

- Việc chọn lựa trồng chậu cam canh phù hợp cũng khá quan trọng. Bạn nên lựa chọn chậu trồng là loại chậu đất nung vì chúng có khả năng thoát hơi nước cao hơn chậu nhựa giúp cây không bị úng nước. Chậu trồng nên có diện tích lớn hơn 25% so với chùm rễ của cây cam canh định trồng.

- Bạn nên thay chậu trồng khoảng 2 năm/1 lần tuỳ theo độ lớn của cây. Chậu trồng mới cần có kích thước lớn hơn chậu trồng cũ để cây có thể phát triển tiếp. Khi sang chậu, bạn cần thực hiện cẩn thận để tránh làm đứt rễ cây sẽ chết cây.

Đất phù hợp trồng cam canh trong chậu

- Cây cam canh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất thịt tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt.

- Bạn cho đất trồng đã trộn đều với phân chuồng hoai mục, super lân và vôi bột đã chuẩn bị trước vào chậu trồng. Lưu ý, bạn chỉ nên cho đất vào khoảng ⅔ chậu thôi nhé.

- Sau đó, bạn đặt cây giống cam canh vào giữa chậu. Bạn dùng đất lấp gốc cây giống và nén quanh cổ cây để cây không bị lung lay khi tưới nước.

Cách tưới nước

Khi cây mới trồng, bạn cần chú ý đến lượng nước tưới để tránh tình trạng ngập úng thối ủng cây. Đất trồng không được quá khô hay quá ẩm ướt, Bạn cần phải giữ cho đất trồng luôn đảm bảo được độ ẩm hợp lý nhất.

Bón phân cho cây cam canh trồng chậu

- Ngoài việc bón lót ban đầu, bạn cũng cần lưu ý việc bón phân cho cây cam canh khoảng 1 tháng một lần vào mùa phát triển. Việc bón phân đều đặn, phù hợp và vừa đủ định lượng sẽ cho quả to mọng, đẹp hơn.

- Khi cây bắt đầu ra hoa, bạn nên bón thêm phân kali bột đỏ, Monopotassium phosphate cho cam canh nhanh đậu quả và cho quả nhiều hơn.

Quả cam canh chín mọng

Tỉa cành tạo tán

- Khi tỉa cành tạo tán cây cam canh, bạn cần lưu ý không cắt vào phân cành cấp 2 mà chỉ cắt tỉa phân cành cấp 3.

- Cây cam canh trồng chậu vừa cho trái ngọt để thưởng thức, vừa có thể làm cây cảnh làm đẹp cho vườn nhà. Vì vậy, bạn nên chăm sóc tỉa cành lá thường xuyên, tạo kiểu dáng cho cây cam canh theo cá tính riêng của mình.

Mua giống cây cam

Hiện nay trên MuaBanNhanh có rất nhiều nhà cung cấp những giống cam tốt cho bạn lựa chọn.

  • Vũ Vương Mai Trâm: Địa chỉ: Chi Lăng. P9, Đà Lạt, Lâm Đồng.
  • Trung tâm cây giống: Địa chỉ: Khu 31ha, Phố Nguyễn Mậu Tài, Đường Ngô Xuân Quảng, TT Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội

#Caycamkiem #Caycamcanh #Caycamxoan #Caycamduong #Caycamcara #Kythuattrongcamcanhtrongchau #MuaBanNhanh #MBN