459.324 tin đăng 435.944 thành viên Tham gia đăng tin miễn phí

Chuyên cung cấp phân bón các loại (vi lượng, hữu cơ, vô cơ…) số lượng lớn chất lượng cao

Liên hệ


Nguyễn Thị Thu Hường
VIP 1
Nguyễn Thị Thu Hường
Trung Tâm Giống Cây Trồng Công Nghệ Cao - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

(5 sao / 14 đánh giá)
Chat ZALO
0962 454 799
Đường Ngô Xuân Quảng, TT Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội

Chia sẻ lên mạng xã hội để tạo tín hiệu tốt cho tin đăng của bạn
CHUYÊN CUNG CẤP PHÂN BÓN CÁC LOẠI (VI LƯỢNG, HỮU CƠ, VÔ CƠ…) SỐ LƯỢNG LỚN CHẤT LƯỢNG CAO
1. PHÂN BO
Phân bo (B): Đây là chất đảm bảo cho hoạt động bình thường của mô phân sinh ngọn cây. Bo thúc đẩy quá trình tổng hợp các prôtit, lignin. Nó còn tham gia vào việc chuyển hoá các hydrat cacbon, thúc đẩy quá trình phân chia tế bào. Bo tăng cường việc hút Ca của cây, đảm bảo cân đối tỷ lệ K:Ca trong cây. Bón bo cho cây vào thời kỳ chuẩn bị ra hoa sẽ làm tăng tỷ lệ đậu hoa, quả.
Phân Borat natri (Na2B407.10H20) có hàm lượng B trong phân là 11,3%, dùng để phun lên lá, xử lý hạt giống.
Phân borat magiê, chứa 1,4% B và 19% Mg. Phân được sử dụng để bón vào đất hoặc phun lên lá.
Phân axit boiric (H2Bo3) chứa 17,5% B, có dạng tinh thể màu trắng, dễ tan trong nước, phân thường ở trong trạng thái tơi rời, dễ sử dụng để bón cho cây. Người ta sử dụng loại phân này để phun lên lá với nồng độ 0,03 – 0,05%, xử lý hạt giống, bón cho những nơi có hàm lượng B dễ tiêu dưới 0,2mg/100g đất.
Nhìn chung cây bị thiếu B khả năng sinh trưởng kém, lá nhỏ, có màu nhạt, cây đâm chồi lách nhiều, rễ phát triển kém…
2.PHÂN ĐỒNG
Phân đồng (Cu): Đồng tham gia vào thành phần cấu tạo enzim thúc đẩy chức năng hô hấp, chuyển hoá chất dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình hình thành vitamin A trong cây, loại vitamin rất cần cho sự phát triển bình thường của hạt. Đồng làm tăng hiệu lực của kẽm, mangan, Bo.
Phèn xanh (CuS04.7H20) có thể sử dụng làm phân bón có đồng. Trong phèn xanh có 25,9% Cu. Phèn xanh là những tinh thể màu xanh, tơi, rời, dễ hoà tan trong nước. Phèn xanh được sủ dụng để bón vào đất với lượng 10 – 25kg/ha. Phèn xanh cũng có thể dùng để xử lý hạt giống với dung dịch có nồng độ 0,01 – 0,02% hoặc phun lên cây với nồng độ 0,02 – 0,05%.
3.PHÂN MOLIPĐEN
Phân molipđen (Mo): Đây là loại phân vi lượng có vai trò quan trọng trong việc làm tăng khả năng quang hợp của cây và tổng hợp vitamin C trong cây. Mo giúp cây hấp thụ được nhiều N và giúp cho quá trình cố định đạm. Mo rất cần cho vi sinh vật cố định đạm cộng sinh ở rễ cây và giúp cho sự phát triển nhiều nốt sần ở rễ cây họ đậu. Mo làm tăng hiệu lực của phân lân.
4.PHÂN MANGAN
Phân mangan (Mn): Tham gia vào việc thúc đẩy cây nảy mầm sớm, làm cho hệ rễ khoẻ, cây ra hoa kết quả nhiều, hạt chắc mẩy. Nên bón phân vào giai đoạn cây đang ra hoa. Mangan có tác dụng tăng hiệu lực phân lân, thúc đẩy quá trình hô hấp trong cây, xúc tiến quá trình oxy hoá các hyđrat cacbon tạo thành CO2 và H2O và tăng hoạt tính của men trong quá trình tổng hợp chất diệp lục.
Phân sunphat mangan (MnSO4.5H20) chứa 24,6% mangan. Đây là loại phân vi lượng ít tan trong nước, dùng để xử lý hạt giống, phun lên lá, bón vào đất.
5.PHÂN KẼM
Phân kẽm (Zn): Đây là chất tham gia vào việc thúc đẩy quá trình hình thành các hoocmôn trong cây, làm tăng tính chịu nóng, chịu hạn và chống lại sự xâm nhập của sâu bệnh hại. Kẽm làm tăng khả năng tổng hợp prôtit, các axit nucleic, thúc đẩy việc sử dụng và chuyển hóa đạm trong cây. Cây thiếu kẽm giảm năng suất rõ rệt.
Sunphat kẽm (ZnSO4.7H20): Phân có dạng tinh thể màu trắng, các tinh thể phân tan trong nước. Phân chứa 22,8% Zn. Phân vi lượng này được sử dụng đề xử lý hạt giống với nồng độ 0,1%, phun lên lá với nồng độ 0,02-0,05%. Trong quá trình chăm sóc, nếu bón quá nhiều vôi, nhiều lân cũng thường xảy ra trường hợp thiếu kẽm. Đất kiềm, đất trung tính cũng thường hay thiếu kẽm.
6.PHÂN SẮT
Phân sắt (Fe): Có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây. Cây thiếu sắt không có khả năng tổng hợp được chất diệp lục, lá bị hủy hoại. Thiếu sắt nặng làm cho cây chết. Triệu chứng đầu tiên của tình trạng thiếu sắt là lá chuyển sang màu vàng, nhưng gân lá vẫn giữ màu xanh. Trong nông nghiệp, để bổ sung sắt cho đất thường người ta tăng cường bón phân chuồng, phân xanh.
Cây trồng có những dấu hiệu thiếu sắt, người ta thường dùng một số hợp chất có chứa sắt như sunphat sắt, cácbonat sắt, sunphat araôn sắt, lignin sunfonat sắt để phun lên cây nồng độ 1 – 3%. Những loại cây có yêu cầu về sắt nhiều như cam, quít, nho, lạc, đậu tương, các loại rau…
7.PHÂN COBAN
Loại phân vi lượng này rất cần cho quá trình cố định đạm không khí của vi sinh vật. Co làm tăng khả năng hút lân của cây. Co rất thích hợp với các loài cây có nhiều vitamin B12. Nó còn làm tăng chất lượng thức ăn gia súc, giúp cho gia súc tiêu hoá thức ăn, làm tăng số lượng hồng cầu trong máu gia súc. Bởi vậy, ngưòi ta thường bón phân vi lượng này lên trên các đồng cỏ.
*PHÂN HỮU CƠ
1.PHÂN TRÙN QUẾ
Phân trùn quế giàu hàm lượng chất hữu cơ, chất mùn, chứa đầy đủ các nguyên tố trung vi lượng, hệ vi sinh vật đa dạng, có tác dụng kháng bệnh,cố định đạm và phân giải các chất khó tan. Đồng thời có chứa các chất điều hòa sinh trưởng và khả năng giữ ẩm, chống hạn cho đất.
Là loại phân hữu cơ phù hợp với hầu hết các loại cây trồng và có khả năng cải tạo đất.
2.PHÂN CHUỒNG HOAI MỤC
Phân chuồng là loại phân do gia súc thải ra. Chất lượng và giá trị của phân chuồng phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc, nuôi dưỡng, chất liệu độn chuồng và cách ủ phân.
Trung bình mỗi đầu gia súc nuôi nhốt trong chuồng, sau mỗi năm có thể cung cấp một lượng phân chuồng (kể cả độn) như sau:
Lợn : 1,8 – 2,0 tấn/con/năm
Dê : 0,8 – 0,9 tấn/con/năm
Trâu bò : 8,0 – 9,0 tấn/con/năm
Ngựa : 6,0 – 7,0 tấn/con/năm
3.PHÂN XANH
Là cây họ đậu: điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển... sử dụng cây lá tươi bón trực tiếp vào đất không qua quá trình ủ
Sử dụng: bón lót lúc làm đất. Có thể vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa.
4.PHÂN RÁC
Chế biến từ cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một số phân có men như phân chuồng và lân, vôi…đến khi mục thành phân.
Thành phần dinh dưỡng của phân rác thấp hơn phân chuồng.
Sử dụng: dùng để bón lót. Nếu ủ lâu hơn cho phân hoai kĩ thì có thể dùng để bón thúc.
Cách ủ:
1. cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ được chặt thành đoạn 20-30cm
2. phân rác (70%) + thêm đạm và Kali (2%) + phân chuồng, lân, vôi (28%).
3. xếp lớp, cứ 30cm rắc một lớp vôi; trét bùn; ủ khoảng 20 ngày đảo lại rắc thêm phân men, xếp đủ cao trét bùn lại, để hở lỗ tưới nước thường xuyên;
4. thời gian ủ: 60 ngày
*PHÂN VÔ CƠ
1.PHÂN ĐẠM
- Phân đạm vô cơ gồm có:
1. 1- Phân Urea [CO(NH2)2] có 46%N
1. 2- Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA [(NH4)2SO4] chứa 21%N
1. 3- Phân Clorua Amon [NH4Cl] có chứa 24-25% N
1. 4- Phân Nitrat Amon [NH4NO3] có chứa khoảng 35% N
1. 5- Phân Nitrat Canxi [Ca(NO3)2] có chứa 13-15% N
1. 6- Phân Nitrat Natri [NaNO3] có chứa 15-16% N
1. 7- Phân Cyanamit Canxi [CaCN2] có chứa 20-21% N
2.PHÂN LÂN
Phân Lân:
- Phân Super Lân[Ca(H2PO4)2] có chứa 16-20% P2O5]
- Phân Lân nung chảy(Thermophotphat, Lân văn điển) có chứa 16% P2O5
3.PHÂN KALI
Phân Kali
- Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O.
- Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48-50% K2O
4.PHÂN HỖN HỢP
Phân Hổn Hợp: Là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất. Chúng bao gồm phân trộn và phân phức hợp. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là N, P, K được tính theo nồng độ phần trăm. Ví dụ: Phân NPK 16-16-8 tức là trong 100kg phân trên có 16kg đạm nguyên chất, 16kg P2O5 và 8kg K2O…Ngoài các chất đa lượng N, P, K hiện nay ở một số chủng loại phân còn có cả các chất trung và vi lượng. Ví dụ: Phân NPK Việt-Nhật 16. 16. 8+13S (S là lưu huỳnh)…Thông thường phân hổn hợp có 2 loại:
1. Phân trộn: Là phân được tạo thành do sự trộn đều các loại phân N. P. K… mà không có sự tổ hợp hóa học giũa những chất đó. Loại phân này thường có nhiều màu.
2. Phân phức hợp: Là loại phân có được do con đường phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn bản để tạo ra.
3. Các dạng phân hổn hợp:
3. 1. Các dạng phân đôi: Là loại phân hỗn hợp có 2 dưỡng chất quan trọng
-MAP ( Monoamonium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 12-61-0
-MKP ( Mono potassium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 0-52-34
-DAP Diamon Phosphate ) hàm lượng phổ biến là 18-46-0
3. 2. Các dạng phân ba NPK thường là:
16-16-8, 20-20-15, 24-24-20…
3. 3. Phân chuyên dùng: Là dạng phân bón hổn hợp có chứa các yếu tố đa, trung, vi lượng phù hợp với từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.
-Ưu điểm của phân chuyên dùng: rất tiện lợi khi sử dụng , góp phần làm giảm chi phí sản xuất;do đã được tính toán liều lượng phân tùy theo từng loại cây, tùy theo giai đoạn sinh trưởng-phát triển của cây trồng nên đảm bảo được năng suất, chất lượng cây trồng.
-Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại phân chuyên dùng, khi sử dụng nên chú ý theo hướng dẫn cũa nhà sản xuất. . Ví dụ: Phân chuyên dùng của công ty phân bón Việt –Nhật JF1, JF2, JF3 chuyên dùng cho lúa. JT1, JT2JT3 chuyên dùng cho cây ăn trái.
5. VÔI
1. Vai trò tác dụng của phân vôi: Cung cấp Canxi (Ca) cho cây trồng, Ca là một nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây vì Ca chiếm tới 30% trong số các chất khoáng của cây. Cải tạo đất chua, mặn. Tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt, phân giải các chất hữu cơ trong đất, tăng độ hòa tan các chất dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây, diệt được một số bệnh hại cây trồng, khử độc cho đất do thừa nhôm(Al), Sắt(Fe), H2S…
2. Một số dạng vôi bón cho cây
* Vôi nghiền: Các loại: đá vôi, vỏ ốc, vỏ sò…nghiền nát. Có tác dụng chậm nên bón lót lúc làm đất, thường bón từ 1-3 tấn/ha. Đất sét bón 1 lần với lượng lớn, sau vài năm bón lại. Đất cát bón hàng năm lượng ít hơn. Khi bón vôi nên kết hợp với phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân , không bón cùng đạm vì sẽ làm mất phân đạm.
* Vôi nung ( vôi càn long): Do nung CaCO3 thành CaO, rồi sử dụng. Tác dụng nhanh hơn vôi nghiền, dùng xử lý đất và phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên do có hoạt tính mạnh khi sử dụng nên lưu ý để tránh ảnh hưởng tới cây trồng.
* Thạch cao: Là dạng vôi đặc biệt, tác dụng nhanh, sử dụng rất tốt cho cây khi tạo trái
Cách Tính Công Thức Phân Pha Trộn.
Hiện nay, nhiều nơi sản xuất rất nhiều loại phân hổn hợp với nhiều tỷ lệ NPK khác nhau nên bà con nông dân tùy giá cả từng lúc và khả năng thanh toán có thể tự chọn lựa để mua, tuy nhiên nếu muốn pha trộn để sử dụng hợp lý thì ta có thể thực hiện được,
Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.
Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG CÔNG NGHỆ CAO - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc: Khu 31ha, Ngõ 237, Đường Ngô Xuân
Quảng, TT Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội

CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU

Chuyên cung cấp phân bón các loại (vi lượng, hữu cơ, vô cơ…) số lượng lớn chất lượng cao0

Chuyên cung cấp phân bón các loại (vi lượng, hữu cơ, vô cơ…) số lượng lớn chất lượng cao1

Chuyên cung cấp phân bón các loại (vi lượng, hữu cơ, vô cơ…) số lượng lớn chất lượng cao2

Chuyên cung cấp phân bón các loại (vi lượng, hữu cơ, vô cơ…) số lượng lớn chất lượng cao3

Chuyên cung cấp phân bón các loại (vi lượng, hữu cơ, vô cơ…) số lượng lớn chất lượng cao4


Lưu ý: Trước khi giao dịch mua bán với Nguyễn Thị Thu Hường tại Khu 31ha, Ngõ 237, Đường Ngô Xuân Quảng, TT Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội, hãy tìm hiểu kỹ thông tin về số điện thoại (0962 454 799)

Đây là mặt hàng Mới 100% nên bạn hãy kiểm tra thật kỹ tình trạng hàng hóa, bao bì đóng gói (nếu có), đọc kỹ các chính sách bảo hành đổi trả.

Việc mua bán các bên tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm với nhau. MuaBanNhanh chỉ là mạng xã hội hỗ trợ tất cả các thành viên đánh giá người mua lẫn người bán.

Tìm hiểu về Nguyễn Thị Thu Hường Tại đây
Sản phẩm cùng chuyên mục

Nguyễn Thị Thu HườngTrung Tâm Giống Cây Trồng Công Nghệ Cao - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, Chuyên cung cấp phân bón các loại (vi lượng, hữu cơ, vô cơ…) số lượng lớn chất lượng cao Mới 100%

Khu 31ha, Ngõ 237, Đường Ngô Xuân Quảng, TT Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội - Huyện Gia Lâm - Hà Nội - Chuyên cung cấp phân bón các loại (vi lượng, hữu cơ, vô cơ…) số lượng lớn chất lượng cao