459.324 tin đăng 435.944 thành viên Tham gia đăng tin miễn phí

Hiện tượng học tinh thần

600.000VND


Thế Hệ Mới Books
Thế Hệ Mới Books Sách Thế Hệ Mới

(5 sao / 3 đánh giá)
Chat ZALO
0947 809 541
15 đường 26 - Phường 16 - Quận 8 - Tp.HCM

Chia sẻ lên mạng xã hội để tạo tín hiệu tốt cho tin đăng của bạn
5000029

Cùng hiện tượng học tinh thần qua các “chặng đường thánh giá”

Hiện tượng học tinh thần - tác phẩm lớn và thiên tài của Hegel, đồng thời cũng là một trong các tác phẩm khó nhất và tham vọng nhất của triết văn thế giới – lần đầu tiên được dịch sang tiếng Việt và được chú thích, chú giải cặn kẽ nhân chuẩn bị kỷ niệm 200 năm ngày ra đời tác phẩm vĩ đại này (1807-2007).

I. Dịch và chú giải Hiện tượng học Tinh thần
II. Đọc Hiện tượng học Tinh thần
III. Đọc lại Hiện tượng học Tinh thần (viết tắt: HTHTT)

… Từ thuở Tiên đi, sầu cũng nhỏ…
Nhân gian thôi nhớ chuyện trên trời
Đại bàng vỗ cánh muôn năm trước
Đâu biết trời kia rộng mấy khơi…

(Huy Cận)


1. Không đợi đến 200 năm – khoảng cách giữa chúng ta và tác phẩm –, mà chỉ mới 70 năm sau khi… “tiên đi, đại bàng vỗ cánh”, Wilhelm Windelband, tác giả trứ danh của bộ “Lịch sử triết học cận kim”/Geschichte der neueren Philosophie, I, 1878 đã buồn bã nhận xét: “Giống người đã có thể hiểu được quyển Hiện tượng học Tinh thần của Hegel đang trên đà tuyệt chủng. Giờ đây, ngay số người đã chịu khó đọc tác phẩm ấy từ đầu đến cuối chắc cũng chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay mà thôi”. Câu trước nói lên mức độ khó hiểu của tác phẩm. Câu sau cho thấy sự “lạc lõng” của nó giữa một trần gian đã trở lại với kích thước bình thường vì nơi đó “mối sầu” (hay sự suy tư) cũng đã “nhỏ” lại, vừa vặn với những giường chiếu hẹp. Sau bao nỗi thất vọng và mệt mỏi trước các hệ thống tư biện, mấy ai ngày nay còn đủ kiên nhẫn và can đảm để tiếp tục theo đuổi “giấc mộng lớn” giống như… “nghìn năm trước thuở các người mơ mộng”?


2. Giấc mộng ấy – như ta sẽ thấy[1] – quả lớn thật và lại còn vô cùng rối rắm! Ai cũng phải nhận rằng HTHTT là một trong các tác phẩm khó nhất và tham vọng nhất trong kho tàng triết văn thế giới. Tuy thế, bất chấp nhận định bi quan trên đây của W. Windelband, HTHTT vẫn cứ tiếp tục có “ma lực” hấp dẫn dị thường. Không một sinh viên ban Triết nào không mơ có ngày đọc được trọn vẹn tác phẩm này sau bao lần đành… dang dở trước đèn! Không một nhà triết học nào giấu được cái “thú đau thương” là phải “vật vã” bao năm trường với Hegel để hy vọng sớm có ngày… leo được “lên vai người khổng lồ” ấy và sung sướng thấy mình “giỏi” hơn Hegel! Vạch ra chỗ “hạn chế” hay thậm chí “sai lầm” của Hegel hẳn là một “lạc thú” khó có gì so sánh được và ham muốn ấy chẳng có gì đáng trách; chỉ có điều: muốn thế, trước hết phải hiểu Hegel đã! Mà hiểu ông thì thật không dễ tí nào. Ít ai không biết đến giai thoại [có thật] khi Hegel bảo: “thật ra trong tất cả đám môn sinh, chỉ có trò E. Gans là hiểu tôi thôi, nhưng trò ấy lại cũng… hiểu sai”[2]!. Tất nhiên, cũng có người tự tin là “hiểu” Hegel. Chẳng hạn, đó là Alexander Kojève (1902-68), triết gia Pháp gốc Nga lừng lẫy một thời ở Paris cùng với Trần Đức Thảo. Ông tin chắc rằng lịch sử đã… bắt đầu kết thúc ở Jena, tức ở thành phố nơi Hegel viết HTHTT; và, sau loạt bài giảng lừng danh của mình về quyển sách này[3], ông bảo: tất cả đã có hết trong đó rồi, chẳng còn có gì đáng nói nữa cả! Ông không thèm dạy nữa và… làm thinh cho đến cuối đời. Một người đồng hương của ông, trước đó 130 năm, nam tước Boris d’Uxkull lại có một kinh nghiệm khác. Năm 1817, mười năm sau khi HTHTT ra đời và một năm sau khi bộ “Khoa học Lô-gíc” của Hegel hoàn tất, ông nam tước “xa nghe cũng nức”, lặn lội từ nước Nga sang tận Heidelberg (Đức) (nơi Hegel đang giảng dạy) với hy vọng được “đổi mới tâm hồn” bằng những tư tưởng tân kỳ của Hegel. Ông ra tiệm sách, mua hết các tác phẩm đã in của Hegel, mang về phòng khách sạn sang trọng, thoải mái ngồi trong ghế bành để thưởng thức. Quyển đầu tiên tất nhiên phải là HTHTT và ông hy vọng “đọc một hơi” cho xong trước khi vớ đến bộ “Khoa học Lô-gíc”, giống như ta đã từng háo hức, sẵn sàng thức trắng đêm để “thanh toán” cho xong bộ… Tiếu ngạo giang hồ. Mới lật vài trang ở Lời Tựa, ông gặp toàn những câu đại loại: “Vả chăng, Bản thể sống động là cái tồn tại mà đích thực là Chủ thể, hay, cũng đồng nghĩa như thế, là cái tồn tại chỉ thực sự là hiện thực trong chừng mực Bản thể ấy là tiến trình tự thiết định chính mình, hay, là sự trung giới giữa việc trở thành cái khác của mình với chính mình. Với tư cách là Chủ thể, Bản thể ấy là tính phủ định đơn giản, thuần túy, và cũng qua đó, là tiến trình phân hóa cái đơn giản hay là tiến trình nhân đôi đối lập, rồi bản thân tiến trình ấy lại…” (§18). Ông mệt quá, ghi vào nhật ký: “Càng đọc, và càng đọc kỹ bao nhiêu, tôi càng không hiểu những gì mình đã đọc. Sau cả tiếng đồng hồ vật lộn với một câu mà không hiểu gì hết, tôi đành xếp sách lại, ngán ngẩm để sang một bên”[4]. Nhưng, vị nam tước thật thà và hiếu học ấy còn gặp may, vì ít lâu sau, ông được dịp tháp tùng vị tôn sư trong vài cuộc đi dạo để “đàm đạo”. Thi hào Goethe, vốn có nhiều mối giao tình với Hegel, cũng là một “đại gia” duy nhất thành thực thú nhận là không hiểu nỗi phép biện chứng và nhất là quyển HTHTT của Hegel dù được Hegel đích thân giảng giải nhiều lần. Tự nhận là không hiểu gì nhưng Goethe lại vẫn có thể viết được hai câu thơ thần diệu toát lên cương yếu của triết học Hegel:

Hiện tượng học tinh thần0


Lưu ý: Trước khi giao dịch mua bán với Thế Hệ Mới Books tại 15 đường 26 - Q.8 - Tp.HCM, hãy tìm hiểu kỹ thông tin về số điện thoại (0947 809 541)

Đây là mặt hàng Mới 100% nên bạn hãy kiểm tra thật kỹ tình trạng hàng hóa, bao bì đóng gói (nếu có), đọc kỹ các chính sách bảo hành đổi trả.

Việc mua bán các bên tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm với nhau. MuaBanNhanh chỉ là mạng xã hội hỗ trợ tất cả các thành viên đánh giá người mua lẫn người bán.

Tìm hiểu về Thế Hệ Mới Books Tại đây
Sản phẩm cùng người bán
Sản phẩm cùng chuyên mục

Thế Hệ Mới BooksSách Thế Hệ Mới, Hiện tượng học tinh thần Mới 100%

15 đường 26 - Q.8 - Tp.HCM - Quận 8 - Hồ Chí Minh - Hiện tượng học tinh thần