459.324 tin đăng 435.944 thành viên Tham gia đăng tin miễn phí

Keo dán gỗ, keo sữa dán gỗ, keo ab dán gỗ, keo dán gỗ 2 thành phần

Mua bán Keo dán gỗ 2 thành phần, keo sữa dán gỗ, keo ab dán gỗ ✅ Dán gỗ Ép, MDF, HDF, MFC ✅ Dán gỗ nội thất, tường, kính, sắt ✅ Dán cầu thang, thùng guitar ✅ Siêu chắc ✅ Giá cực tốt

Tìm thấy 17 sản phẩm
Keo Dán Gỗ Đa Năng Chịu Nước Tốt Titebond II Premium Wood Glue 473ml - MSN388347
110.000VND
giá gốc: 120.000VND
Partner Đồ Dùng Tiện Ích, Đồ Chơi Hàng Độc Lạ - Thế Anh - Muasamnhanh.Com Quận Bình Thạnh - Hồ Chí Minh
Keo Dán Gỗ Nội Thất Titebond Original Wood Glue 473ml - MSN388348
105.000VND
giá gốc: 125.000VND
Partner Đồ Dùng Tiện Ích, Đồ Chơi Hàng Độc Lạ - Thế Anh - Muasamnhanh.Com Quận Bình Thạnh - Hồ Chí Minh
Keo dán nhanh khô Koatsu CYANON ET60
200.000VND
Phạm Văn Kiên Quận 12 - Hồ Chí Minh
Keo ATM Latex A135 ,Keo Sữa ATM PVA A135 1KG Dán Giấy Dán Tường ,Dán Gỗ ,Dán Nhựa Tặng Cây Quét
45.000VND
giá gốc: 50.000VND
Partner Đồ Dùng Tiện Ích, Đồ Chơi Hàng Độc Lạ - Thế Anh - Muasamnhanh.Com Quận Thủ Đức - Hồ Chí Minh
Bình 4KG Keo Dán Gỗ Nội Thất Titebond Wood Glue - MSN388403
590.000VND
giá gốc: 650.000VND
Partner Đồ Dùng Tiện Ích, Đồ Chơi Hàng Độc Lạ - Thế Anh - Muasamnhanh.Com Quận Bình Thạnh - Hồ Chí Minh
Tcca Viên 2g Diệt Khuẩn Sát Khuẩn Trong Ao Nuôi
1.000VND
0916568079 Quận 12 - Hồ Chí Minh
Silicone SP-416 . Dầu silicone tách khuôn
24.000VND
Nguyễn Minh Phú - Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Dầu Nhớt Trần Nguyễn Quận Phú Nhuận - Hồ Chí Minh
Keo dán cạnh Hồ Chí Minh
60.000VND
0585840409 Quận Thủ Đức - Hồ Chí Minh
X’bond keo dán gổ & Alu - Chất dính xây dựng đa năng
42.000VND
Trần Tuấn - ĐẠI LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG HÀ THÀNH Quận Đống Đa - Hà Nội
Keo Ghép Thanh
280.000VND
giá gốc: 300.000VND
Bùi Khánh Hòa Quận Hoàng Mai - Hà Nội
Melamine 99.8% nguyên liệu cho các loại keo dán gỗ, keo dán giấy, keo dán công nghiệp
15.000VND
Công Ty Tnhh Hóa Chất Alpha Việt Nam Quận Đống Đa - Hà Nội
Keo Titebond II keo dán gỗ chuyên dụng
60.000VND
Nhainguyen - nhainguyen Quận Thanh Xuân - Hà Nội
Cung cấp keo dán gỗ, ghép gỗ hàng Mĩ, chất lượng cao
Liên hệ
Nguyễn Hương Quận Đống Đa - Hà Nội
X’bond keo dán gổ & Alu - Chất dính xây dựng đa năng
Liên hệ
Công Ty Cp Tmsx Hóa Chất Long Biên - HCLB Quận Thủ Đức - Hồ Chí Minh
Keo dán đa năng Liquid Nails
55.000VND
Tran Thy Quận Bình Tân - Hồ Chí Minh
Trang 1/1

Keo dán gỗ ngày nay đã trở nên rất phổ biến, không chỉ trong ngành công nghiệp gỗ mà còn trong đời sống hàng ngày. Hiểu biết rõ về các loại keo dùng để dán gỗ trên thị trường hiện nay sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn tùy theo nhu cầu sử dụng của mình.

Keo dán gỗ là gì? Đặc điểm của keo dán gỗ

Keo dán gỗ (wood glue) là loại keo có khả năng kết dính tốt chất liệu gỗ lại với nhau hoặc với các chất liệu khác, chuyên được sử dụng trong ngành công nghiệp gỗ hoặc cho đời sống hàng ngày. 

Hầu hết các loại keo dùng để dán gỗ trên thị trường đều bắt buộc phải có các đặc điểm dưới đây để có thể hoạt động tốt trên chất liệu gỗ.

Keo dán chịu nhiệt

Keo chịu nhiệt dán gỗ có khả năng chịu đựng được nhiệt độ cao, không bị tác động bởi các nhân tố nhiệt độ, nóng, lạnh hoặc môi trường khiến keo dán gỗ sử dụng được trên hầu hết các loại đồ dùng bằng gỗ, không bị tan chảy trong thời gian sử dụng lâu hoặc gặp lửa nóng.

Keo dán gỗ khô nhanh

Các loại keo dán có ưu điểm đông nhanh, không bị chảy ra sau khi đã khô, nhất là loại keo 502 dùng để dán gỗ được bày bán trên thị trường. Keo khô nhanh sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện gia công gỗ hoặc làm giảm các nguy cơ ảnh hưởng đến gỗ trong lúc chờ khô keo.

Keo dán gỗ chịu nước

Các loại keo dán gỗ có đặc tính chống chấm nước cao, sau khi keo đã trải qua quá trình đông đặc, hoàn toàn không hòa tan khi gặp nước nên có tác dụng chống ẩm rất tốt. Dù là các đồ dùng gỗ ngoài trời hay trong phòng tắm đều sử dụng keo dán được, không sợ nước hoặc trời mưa làm hư hỏng đồ dùng gỗ.

Keo siêu dính

Keo đòi hỏi phải có sự kết dính tốt giữa các bề mặt gỗ với nhau hoặc gỗ với các chất liệu khác, không bị rời ra trong quá trình sử dụng và ảnh hưởng đến chất lượng gỗ. Keo siêu bám dính dù bị tác động bởi nhiệt độ khác nhau.

Các loại keo dán gỗ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại keo dán gỗ mà bạn có thể lựa chọn.

Keo sữa

Keo sữa dán gỗ là một trong những loại keo phổ biến nhất, được cấu tạo từ Polyvinyl Axetat. Công dụng của keo sữa để dán giấy, dán vải,...đặc biệt chúng còn được sử dụng trong công nghiệp dán gỗ. Loại keo sữa công nghiệp này có màu trắng đục hệt như sữa, mùi chua hơi khó chịu kén người dùng. Tuy nhiên lại có sự kết dính rất tốt. Tuy lỏng nhưng khi khô lại sẽ đông đặc hoàn toàn, không bị chảy ra hay nhớt dính. 

Keo sữa được dùng trong ngành gỗ để để mộng chốt, ghép dọc, trám trét, ghép ngang hoặc dán veneer

Keo Titebond

Keo Titebond dán gỗ (hay còn gọi là keo Tibon) là một trong những thương hiệu keo dính gỗ nổi tiếng nhất hiện nay và được nhiều người ưa chuộng. Là một thương hiệu đến từ Mỹ, Titebond cung cấp cho thị trường nội, ngoại thất nói chung và ngành công nghiệp gỗ nói riêng sản phẩm keo ghép gỗ công nghệ mới tiên tiến hơn, chất lượng cao với nhiều loại kèm theo những công dụng khác nhau.

Titebond Original Wood Glue

Chuyên dụng cho các sản phẩm nội thất gỗ trong nhà. Loại keo này mang đặc tính cơ bản của keo Titebond về độ kết dính, tuy nhiên lại có thể dễ dàng rửa bằng nước nên không thể sử dụng cho các nhóm đồ gỗ ngoài trời

Titebond II Premium Wood Glue

Loại keo này sử dụng cho đồ gỗ ngoài trời. Được cải tiến thêm đặc tính chống nước, keo hoàn toàn không bị hòa tan khi gặp nước, có thể chịu được thời tiết nắng mưa nên được đa dạng hơn, nhất là dùng cho nội thất ngoài vườn.

Keo dán gỗ JPC

Keo dán JPC được sản xuất dưới công nghệ Nhật Bản, mang đến độ kết dính chắc chắn trên chất liệu gỗ công nghiệp. Với dạng lỏng như các loại keo sữa thông thường, JPC cũng được sử dụng rất phổ biến bởi giá thành rẻ.

Keo dán Soudal Pro 30D

Keo dán gỗ Soudal Pro 30D được sản xuất từ một thương hiệu Châu Âu chuyên về silicone và các loại keo với hơn 50 năm kinh nghiệm. Chính vì vậy mà sản phẩm keo dán gỗ đến từ Soudal luôn đáp ứng được nhu cầu kết dính của người sử dụng.

Keo ATM Latex

Keo sữa ATM Latex là một thương hiệu đến từ đất nước Thái Lan, được sử dụng rộng rãi bởi giá thành rẻ. Khác với các loại keo gỗ khác, ATM Latex được trang bị dưới dạng gói nên khá bất tiện trong sử dụng và bảo quản khi đang dùng dở dang. Tùy mục đích mà khi sử dụng có thể pha thêm nước để keo loãng hơn, điều chỉnh độ bám dính của keo lên bề mặt gỗ.

Keo sữa Elmer's School Blue

Keo Elmer's School Glue được sản xuất từ Mỹ, có thể bám dính trên gỗ khá tốt. Ưu  điểm vượt trội của loại keo này là không độc hại, an toàn với trẻ em nên còn được sử dụng để làm đồ chơi, nhất là món đồ chơi Slime được các em yêu thích hiện nay.

Keo AB dán gỗ

Keo dán AB thường được gọi với cái tên keo hai thành phần (A & B). Keo dán gỗ AB được cấu tạo từ hai phần:

  • Phần A là keo Epoxy - keo Epoxy trong suốt
  • Phần B là chất đóng rắn

Epoxy là gì? Epoxy là loại keo dán trong suốt, không màu, không mùi, có thể đông rắn ở nhiệt độ phòng. Trong ngành công nghiệp nhựa được gọi là keo Epoxy Resin.

Chất đóng rắn có tác dụng rút ngắn thời gian làm keo dán gỗ AB khô, không gây cản trở quá trình sản xuất.

Để sử dụng sử dụng keo dán gỗ Epoxy, bạn cần phải pha trộn hai hợp chất này lại với nhau, với tỷ lệ hợp lý với từng loại gỗ để đạt hiệu quả nhanh nhất, không ảnh hưởng đến chất lượng gỗ. 

Keo epoxy dẻo, khi để lâu sẽ đông (khoảng từ 3 - 4 giờ) rất chắc chắn nên có khả năng kết nối gỗ rất tốt. Bên cạnh đó keo keo Epoxy 2 thành phần là keo dán chịu nhiệt độ cao,  phù hợp để sử dụng cho mọi chất liệu gỗ ở mọi môi trường khác nhau mà không sợ keo bị nóng chảy hay hóa lỏng.

Keo silicon dạng thanh

Keo silicon là một dạng của keo hotmelt, được cấu tạo từ gốc nhựa. Keo dán có dạng tăm, ống dài, được sử dụng kèm theo dụng cụ súng bắn keo, được làm chảy bằng nhiệt độ khi cắm điện vào súng hoặc nung chảy bằng lửa. Keo keo silicon chống nước, chịu nhiệt khá tốt, tuy nhiên khi gặp nhiệt độ quá nóng vẫn có thể tan chảy được. Có hai loại phổ biến:

  • Keo silicon trắng: độ kết dính không cao, dùng trong ngành kỹ nghệ, may mặc.
  • Keo silicon vàng: độ kết dính rất cao, khó bị tan chảy hơn, đây là loại được sử dụng trong ngành công nghiệp gỗ.

Đây là loại keo rất phổ biến nên có thể tìm mua ở bất kỳ đâu.

Keo 502

Keo 502 là loại keo quen thuộc nhất mà hầu như ai cũng biết. Keo 502 được biết đến như loại keo dán sắt, có màu trắng đục lỏng, keo dán sắt chịu được nhiệt độ cao và khô ngay lập tức sau khi đổ ra, tuy nhiên lại có mùi rất khó chịu. Keo chỉ sử dụng được trên diện tích nhỏ, không chỉ được ứng dụng để dán sắt, dán cao su, vải mà còn được sử dụng để dán gỗ rất hiệu quả. 

Keo dán gỗ công nghiệp, các loại gỗ dùng trong nội thất và xây dựng

Keo ghép gỗ công nghiệp được sử dụng trên hầu hết các loại gỗ công nghiệp, dùng trong ngành sản xuất đồ gia dụng, nội, ngoại thất hoặc xây dựng,...

Gỗ MDF

Gỗ MDF là gỗ gì?

Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) là gỗ được cấu tạo bởi gỗ rừng ngắn hạn, mảnh vụn và nhánh cây, tạo thành một loại ván gỗ công nghiệp sau khi trải qua quá trình ép nhiệt. Ván ép MDF độ dày từ 2,5mm – 25mm, màu rơm nhạt, tuy nhiên màu sắc có thể thay đổi tùy vào lớp laminate.  Ván MDF đặc biệt không bị mối mọt nên có tuổi thọ rất cao, nếu trong môi trường ổn định sẽ sử dụng được từ 10 - 15 năm. Loại ván ép này được chia thành hai loại:

  • Ván MDF thường
  • Ván MDF chống ẩm

Giá gỗ MDF loại chống ẩm cao hơn hẳn loại ván bình thường, bạn có thể lựa chọn để sử dụng trong phòng tắm, nội thất ngoài trời để tránh các tác nhân gây ẩm mốc.

Gỗ HDF

Gỗ HDF (High Density Fiberboard) là loại ván ép công nghiệp được sản xuất từ gỗ thiên nhiên và các loại nhánh cây vụn, xử lý sấy khô nước hoàn toàn và ép nhiệt để ra được ván gỗ ép. Ván hdf có ưu điểm cách âm, cách nhiệt tốt với được cấu tạo từ 80-85% gỗ tự nhiên, do đó có lõi đặc. Ngoài ra trong quá trình xử lý, ván gỗ ép còn được sử dụng chất chống mối mọt để tăng độ bền sử dụng cho ván.  Ván gỗ ép HDF khi chưa qua xử lý màu có màu vàng như giấy carton, đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.

Gỗ công nghiệp HDF thường được sử dụng để làm các loại tủ gỗ ép như tủ quần áo gỗ ép, tủ gỗ ép 3 buồng hoặc làm cửa gỗ HDF cách âm khá tốt.

Gỗ MFC

MFC (Melamine Faced Chipboard) hay còn gọi là  gỗ MDF phủ Melamine, là loại  gỗ được cấu tạo từ các cây gỗ tự nhiên như keo, bạch đàn, cao su, được băm nhuyễn và trộn với keo để ép thành các loại ván MFC với nhiều độ dày khác nhau nên còn được gọi là gỗ dăm.

Gỗ ván ép công nghiệp MFC được sử dụng nhiều trong nội thất gỗ, làm các loại cửa gỗ công nghiệp, tủ bếp gỗ công nghiệp, tủ quần áo gỗ công nghiệp, tủ bếp MFC,... MFC có nhiều màu sắc đa dạng cho bạn lựa chọn, đặc biệt là loại gỗ lõi xanh rất được ưa chuộng.

Gỗ dán (Plywood)

Gỗ dán (hay còn gọi là gỗ Plywood) là loại gỗ được hình thành từ các lớp gỗ lạng được xếp chồng lên nhau, kết dính với nhau bằng keo Phenol hay Formaldehyde nên mới có tên thường được gọi là gỗ ghép. Gỗ dán công nghiệp Plywood do được qua xử lý bằng ép nhiệt nên rất chắc chắn, không bị cong vênh không khác gì các loại gỗ tấm công nghiệp khác. Ván ép Plywood được ứng dụng nhiều trong sản xuất nội thất văn phòng. 

Gỗ nhựa

Gỗ nhựa (WPC – Wood Plastic Composite) là một sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp gỗ. Để khắc phục sự khan hiếm của gỗ tự nhiên mà gỗ nhựa được ra đời với cấu tạo từ bột gỗ trộn với nhựa để qua quá trình xử lý khắt khe để ra một loại gỗ không khác gì các gỗ công nghiệp đang có trên thị trường. 

Gỗ nhựa Composite sở hữu hết các ưu điểm của chất liệu nhựa như: chống ẩm, chống mục nát, chống nứt nẻ, cong vênh nên được ứng dụng nhiều để làm sàn gỗ ngoài trời, trang trí ngoại thất sân vườn, tủ bếp gỗ nhựa...Trong quá trình sản xuất, gỗ WPC được trộn màu sẵn nên không cần sơn lên bề mặt để đổi màu gỗ. 

Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh được hình thành từ các loại gỗ tự nhiên trồng trong rừng như gỗ thông, gỗ tràm, gỗ cao su, gỗ quế, gỗ xoan,... sau khi qua quy trình xử lý sẽ được tạo thành các thanh gỗ nhỏ, được ghép lại với nhau thành gỗ ghép công nghiệp. Ván gỗ ghép này có màu sắc giữa các  thanh không đồng đều nhau bởi được ghép lại chứ không qua xử lý màu sắc khi các loại ván ép công nghiệp khác. Gỗ ghép thanh được ứng dụng làm sàn gỗ công nghiệp.

Ứng dụng keo dán gỗ

Keo dán gỗ được ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp sản xuất lẫn trong đời sống hàng ngày.

Keo dán gỗ cầu thang

Được sử dụng cho nội thất văn phòng, nhà ở, keo dán gỗ được ứng dụng để hỗ trợ ốp các loại cầu thang gỗ, giúp gỗ được áp chặt vào khung bậc thang, không bị trật. Thông thường, bên thi công nhà ở sẽ sử dụng keo để dán các đường viền từng bậc hoặc tại điểm nối của tay vịn để đảm bảo sự chắc chắn trong quá trình sử dụng.

Keo dán sàn gỗ

Sử dụng trong dán các loại sàn gỗ nội ngoại thất. Dùng keo dán sàn gỗ để nối các tấm gỗ sàn thành kích thước lớn.  Thông thường khi sàn gỗ không được gia công chắc chắn khi đi sẽ phát ra tiếng động cót két khá khó chịu, do đó sử dụng keo dán để cố định các góc sàn là cách tốt nhất để hạn chế tiếng ồn.

Keo dán gỗ thùng loa

Thùng loa được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, tuy nhiên đối với thùng loa gỗ, sử dụng keo dán gỗ để dán các mối đấu thùng, các góc cạnh viền sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng loa hay các vật liệu bên trong loa bởi keo khá an toàn với người dùng, không gây ăn mòn vật liệu. 

Keo dán gỗ đàn guitar

Keo dán đàn guitar được sử dụng tại các cơ sở sản xuất guitar thủ công, dùng để dán dính các mối ghép. Hoặc nếu bạn đang có một cây đàn guitar bị gãy thì loại keo dính gỗ này sẽ hoàn toàn phù hợp để khắc phục tình trạng đó khi chúng hoàn toàn có thể kết dính chỗ vết nứt, gãy mà không gây mất thẩm mỹ hoặc chảy keo.

Keo dán kính với gỗ

Kính kết hợp với gỗ là giải pháp để tạo ra những sản phẩm gương treo tường, gương để bàn hoặc các loại gương đứng rất sang trọng và đẹp mắt. Gương dễ vỡ, do đó mà không thể sử dụng các loại đinh ốc để cố định, do đó nên sử dụng keo dán gỗ để dán chặt gương vào nền gỗ để tạo ra những tấm gương chắc chắn, đáp ứng được thẩm mỹ người dùng.

Keo dán gỗ vào tường

Một trong những phong cách trang trí nội thất là sử dụng những tấm gỗ nhỏ để ốp lên tường, tạo nên vẻ sang trọng và hiện đại cho ngôi nhà, nhất là với lối kiến trúc lấy gỗ làm chủ đạo. Khi thực hiện ốp gỗ lên tường, bạn nên sử dụng keo dán gỗ vào tường sau bề mặt để gỗ có thể dính chặt vào tường, đồng thời sử dụng cho các đường nối gỗ. Keo dán không màu hoặc có màu trắng đục sẽ khiến lớp gỗ liền mạch, không thô như sử dụng vôi trám trét.

Keo dán gỗ với sắt

Keo dính gỗ với sắt được ứng dụng trong sản xuất trong các loại bàn, ghế chân sắt, bề mặt gỗ. Sử dụng các tấm gỗ ép để làm mặt bàn, mặt ghế, keo được dùng để dán 4 góc chân bàn, chân ghế để cố định với mặt gỗ, nhờ khả năng siêu dính của keo giúp cho mặt bàn mặt ghế không bị di chuyển, xô lệch trong khi sử dụng.

Keo dán Acrylic với gỗ

Acrylic là chất liệu giúp tạo nên màu sắc của gỗ công nghiệp. Dán Acrylic bên ngoài gỗ giúp bề mặt gỗ sáng bóng, có thể tiếp xúc với nước, đặc biệt với các loại gỗ dăm có hình dạng và màu sắc không đẹp mắt thì thường được dán Acrylic lên trên. Keo dán giúp Acrylic dính chặt lên gỗ mà không gây mất thẩm mỹ.

Ngoài keo dán gỗ thì dán gỗ bằng gì?

Để dán gỗ, trước khi ra đời các loại keo chuyên dụng dạng lỏng, người ta sử dụng một số loại keo giấy, keo hai mặt để dính các chất liệu gỗ lại với nhau, tuy không đáp ứng được tính thẩm mỹ nhưng đó lại là sự lựa chọn cho nhu cầu đơn giản, sử dụng trong thời gian ngắn.

Băng keo hai mặt - keo 3M

Băng keo hai mặt là loại keo được nghĩ đến đầu tiên ngoài keo gỗ chuyên dụng. Đối với các loại keo hai mặt bình thường hoàn toàn không thể dính lên gỗ, tuy nhiên băng keo 3M - loại keo đại diện cho chất lượng của băng dính 2 mặt với khả năng kết dính cao có thể làm được. 

Với keo 2 mặt siêu dính 3M, bạn có thể sử dụng để dán các tấm gỗ lại với nhau hoặc dán gỗ với các chất liệu khác. Thường được sử dụng để lắp ráp khung trong ngành công nghiệp ô tô, băng dính 3m sở hữu độ đàn hồi tốt, siêu dính nên hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dán gỗ. Sử dụng như các loại keo hai mặt khác, lột miếng  giấy trên cùng để dính mặt còn lại vào keo. Nổi trội có keo dán 3m pr100 mà bạn có thể tìm mua và sử dụng.

Keo dán đa năng

Thay vì sử dụng keo dán gỗ chuyên dụng, chỉ có thể kết dính trên gỗ, bạn có thể tìm đến các loại keo đa năng, dùng trên mọi chất liệu như gỗ, nhựa, da, cao su, sắt,...để tiện hơn trong ứng dụng. Tuy nhiên các loại keo đa năng có khả năng không kết dính tốt gỗ công nghiệp hoặc thành phần cấu tạo có thể ảnh hưởng đến gỗ.

Băng dính xốp 2 mặt

Với lõi keo được làm từ xốp, băng dính xốp không có khả năng kết nối gỗ vì không chịu được sức nặng, khi di chuyển keo rất dễ rơi ra. Tuy nhiên vẫn có thể sử dụng khi cần dán các vật trang trí lên gỗ, hoặc nối hai tấm gỗ nhẹ, không di chuyển. Loại keo này khá dày, gây mất thẩm mỹ khi sử dụng.

Băng keo chịu nhiệt

Băng keo nhiệt thường là loại băng keo 1 mặt, được làm từ Silicone nên có độ đàn hồi rất tốt, chống trầy, chống cọ xát. Băng dính nhiệt có nhiều màu sắc, được dán lên trên bề mặt gỗ để trang trí trong văn phòng hay công xưởng. Bạn có thể nối các tấm gỗ bằng cách dán keo chịu nhiệt này lên bề mặt, nên cân nhắc theo mục đích sử dụng để lựa chọn dùng băng keo nhiệt.

Hướng dẫn cách dán gỗ bằng các vật liệu phổ biến

Mỗi loại keo sử dụng dán gỗ có cách dùng khác nhau, bạn cần hiểu rõ quy trình thực hiện của từng loại để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng keo sữa dán gỗ chuyên dụng

  • Bước 1: lau thật sạch bề mặt hai tấm gỗ cần dán
  • Bước 2: quét keo đều lên bề mặt của cả hai tấm gỗ, tốt nhất nên đổ keo theo đường ziczac để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Bước 3:  để nguyên lớp keo trên bề mặt trong vòng 5 để gỗ hoàn toàn thẩm thấu được keo, giúp cho việc kết dính tốt hơn
  • Bước 4: ép hai bề mặt cần dán vào với nhau, di chuyển qua lại để keo trải đều lên bề mặt.
  • Bước 5: sử dụng dụng cụ ép gỗ để cố định hai tấm gỗ vào với nhau trong quá trình keo khô, hoặc dùng vật nặng đè lên. Lưu ý cần dùng hết sức để cố định hai tấm gỗ này. Lớp keo sữa phải chảy ra khỏi gỗ bởi điều đó chứng tỏ bạn đang tận dụng hết bề mặt gỗ và lớp keo không quá dày, không quá ít.
  • Bước 6: Trong quá trình đợi keo khô, lấy khăn nhẹ nhàng lau keo bị chảy. 

Sử dụng keo dán gỗ 2 thành phần

  • Bước 1: làm sạch bề mặt gỗ cần dán
  • Bước 2: pha trộn hai hỗn hợp A & B (keo Epoxy và chất đóng rắn) theo tỷ lệ 1:1, có thể điều chỉnh tỷ lệ cho phù hợp. Lưu ý keo AB sau khi pha trộn xong phải sử dụng trong vòng 45 phút.
  • Bước 3: quét hỗn hợp keo vừa pha vào một bề mặt gỗ, và quét khoảng 10% lên bề mặt còn lại.
  • Bước 4: ép hai bề mặt gỗ lại với nhau, đợi keo khô trong 3 - 4 tiếng.

Sử dụng keo 502

  • Bước 1: làm sạch gỗ, nếu có thể hãy chà nhám về mặt gỗ vì keo 502 kết dính tốt hơn trên bề mặt nhám
  • Bước 2: đổ từ từ keo vào bề mặt gỗ, lưu ý không để keo chảy ra khỏi nơi cần dán vì sẽ gây mất thẩm mỹ, khó xử lý
  • Bước 3: sử dụng vật nặng đè lên để ép gỗ lại, để khô trong vòng 10 - 15 phút.

Giá keo dán gỗ phổ biến trên thị trường

Keo dính, ghép gỗ được bán trên thị trường với rất nhiều mức giá khác nhau theo loại keo, thương hiệu xuất xứ là chất lượng của chúng.

Giá keo Epoxy

Giá keo epoxy trên thị trường tùy thuộc vào trọng lượng và thương hiệu của chúng. Một số loại keo đến từ Mỹ hay các nước châu  u có  giá khá mắc nhưng bù lại chất lượng tốt. Nếu muốn tìm các sản phẩm giá rẻ, bạn có thể chọn thương hiệu Thái Lan hoặc Trung Quốc. Giá dao động từ 40.000đ đến 200.000đa

Giá keo sữa dán gỗ

Keo sữa dùng để dán gỗ có rất nhiều thương hiệu khác nhau với giá thành cũng chênh lệch khá nhiều. 

  • Giá keo Titebond: dao động từ 60.000đ đến 100.000đ
  • Giá keo sữa ATM Latex: dao động 30.000đ - 40.000đ
  • Giá keo dán JPC: khoảng 60.000đ - 80.000đ
  • Giá keo Soudal Pro 30D: 80.000đ - 100.000đ
  • Giá keo Elmer's School Blue: 120.000đ - 300.000đ

Giá keo 502 dán gỗ

Bạn có thể sở hữu một chai keo 502 với mức giá vô cùng rẻ, chỉ từ 5.000đ đến 20.000đ tùy vào chất lượng của từng loại. Bạn cũng có thể dễ dàng mua chúng tại các tiệm tạp hóa hoặc cửa hàng tiện lợi.

Keo dán gỗ mua ở đâu?

Không khó để bạn tìm mua các loại keo dán gỗ. Nếu bạn ở các thành phố lớn như HCM hay Hà Nội, hãy đến:

  • Các cửa hàng bán vật liệu gỗ
  • Cửa hàng vật liệu xây dựng
  • Cửa hàng tiện lợi.

Hoặc để tiện lợi hơn, bạn có thể mua online tại các website trực tuyến uy tín, ship tận nhà, không cần tốn thời gian di chuyển.