logo
Xem nhanh
1
Giá tinh dầu tràm trà nguyên chất organic
2
Tinh dầu tràm trà organic
2.1
Giới thiệu về tinh dầu tràm trà organic
2.2
Thành phần của tinh dầu tràm trà organic
2.3
Phương pháp chiết xuất tinh dầu tràm trà organic
2.3.1
Phương pháp nấu thủ công
2.3.2
Pháp pháp nấu bằng công nghệ hiện đại
2.4
Các loại tinh dầu tràm trà trên thị trường
3
Tinh dầu tràm trà bán ở đâu
4
Phân biệt tinh dầu tràm trà organic và tinh dầu tràm organic
4.1
Giống nhau
4.2
Khác nhau
5
Công dụng của tinh dầu tràm trà
5.1
Làm đẹp
5.2
Diệt trừ nấm mốc trong nhà
5.3
Làm sạch đồ dùng trong nhà
6
Cách bảo quản tinh dầu tràm trà organic

Giá tinh dầu tràm trà nguyên chất organic

Ông cha ta thường nói “Tiền nào của nấy” quả là không sai chút nào. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại dầu tràm trà/ tinh dầu tràm trà với nhiều mức giá khác nhau.  NHưng mức giá dao dộng từ 100.000 - 500.000 tùy vào dung tích, độ tinh khiết hiện tại tinh dầu tràm trà thường có các dung tích sau.

  • 10ml : Giá từ khoảng 80.000 - 105.000đ
  • 30ml: Có mức giá từ 150.000 - 190.000đ
  • 50ml: 250.000 - 320.000đ
  • 100ml: 400.000 - 450.000đ

Tinh dầu tràm trà organic

Tinh dầu tràm trà là một loại tinh dầu tự nhiên được chiết xuất hoàn hoàn từ cây tràm trà được mọi người yêu thích

Ngoài tinh dầu tràm trà trên thị trường có rất nhiều loại tinh dầu thiên nhiên. Dưới đây là danh mực các loại tinh dầu để bạn tham khảo.

> Tinh dầu hoa hồng

> Tinh dầu oải hưởng

> Tinh dầu chanh

> Tinh dầu cam

> Tinh dầu sả

> Tinh dầu bưởi

> Tinh dầu trà xanh

> Tinh dầu dừa

> Tinh dầu gừng

> Tinh dầu bạc hà

> Tinh dầu bơ

> Tinh dầu ngọc lan tây

> Tinh dầu hương thảo

> Tinh dầu anh thảo

Giới thiệu về tinh dầu tràm trà organic

  • Tinh dầu Tràm Trà được chiết xuất từ lá của cây Tràm Trà (Melaleuca alternifolia) là cây có nguồn gốc từ Châu Úc. Tùy theo loài mà chúng có thể là cây bụi hay cây thân gỗ, cao tới 2–30 m.
  • Lá mọc so le, hình trứng hay mũi mác, dài 1–25 cm và rộng 0,5–7 cm, mép lá nhẵn, màu xanh lục sẫm hay xanh xám.
  • Hoa Tràm Trà mọc thành cụm dày dặc dọc theo thân, mỗi hoa với các cánh hoa nhỏ và một chùm nhị mọc dày dặc; màu hoa từ trắng tới hồng, đỏ, vàng nhạt hay ánh lục. Quả Tràm Trà là dạng quả nang nhỏ chứa nhiều hạt nhỏ.

Tinh dầu tràm trà

Thành phần của tinh dầu tràm trà organic

  • Thành phần chính trong tinh dầu tràm trà là terpinenol,> 60%. Ngoài ra còn giàu Cineol, linalool, limonen, Eucalytol…
  • Trong đó eucalyptol chiếm 30- 40% một chất có tác dụng sá khuẩn nhẹ.
  • Thành phần tinh dầu tràm trà :Được chiết xuất từ 100% lá tràm trà thiên nhiên

Phương pháp chiết xuất tinh dầu tràm trà organic

Để tạo ra được những giọt tinh dầu tràm trà oganic nguyên chất thì phương pháp chế biến quyết định một phần lớn đến độ tinh khiết cũng như giữa được tất cả các thành phần trong tinh dầu. Hãy cùng với MuaBanNhanh tìm hiểu nhé.

Phương pháp nấu thủ công

  • Phương pháp hay được áp dụng là nấu tràm trà trong nồi to, thùng phi khoảng năm tiếng đồng hồ và củi phải chụm thật đều. Khoảng 1,5 tạ lá tràm chiếm tỷ lệ 2/3 nồi, còn lại 1/3 là nước.
  • Một điều cần lưu ý là phải đun lửa thật đều và kỹ, không lúc nào thiếu lửa hay để cho lửa cháy quá lớn sẽ làm bay hơi mất mùi dầu. Chai hứng tinh dầu từ vòi sẽ được đặt trên một thau đầy nước lạnh để làm cô dầu khi từ thùng nóng ra ngoài.
  • Toàn bộ dầu từ 1000kg lá cây tràm trà gió sẽ chiết xuất khoảng 700ml - 800ml; còn nếu lấy nhiều hơn thì nồng độ tinh dầu sẽ giảm (thường gọi là dầu tràm trà), không còn mùi thơm ngào ngạt.
  • Để có 200ml tinh dầu tràm nguyên chất, chúng ta cần tốn mất một khoản chi phí sản xuất tối thiểu là 180.000 - 400.000vnđ để ra 100ml tinh dầu thô.
  • Để đến tay người tiêu dùng thì giá thực tế sẽ dơi vào khoảng 450.000 - 500.000 cho 100ml tinh dầu thành phẩm đạt tiêu chuẩn.

Pháp pháp nấu bằng công nghệ hiện đại

Tinh dầu được chưng cất bằng hệ thống nồi hơi và trang thiết bị hiện đại. Và được chưng cất lại lần 2 để đạt độ tinh chất nhất 52% - 65% cho thị trường Việt Nam, và Trên 75% để xuất khẩu sang các nước Châu Âu.

Các loại tinh dầu tràm trà trên thị trường

  • Loại 1 là tinh dầu đc nấu 100% lá Tràm Trà thiên nhiên. 1 tấn tràm chỉ cho ra 1-2 lít dầu là hết cở. Dầu có màu xanh nhạt hoặc hoặc vàng ngã xanh nhạt do tràm trà thu về nấu ngay hay do tràm có bị khô, hoặc do thời tiết và do cách đun lửa (Khi cho ra lọ bé sẽ thấy rỏ màu hơn). Dầu có mùi thơm nồng của tràm trà
  • Loại 2: 1 nồi dầu trộn thêm 1 bao Bông Chổi sẽ cho ra gần 2-3 lít dầu. Do Chổi có màu vàng xanh sậm nên khi dầu nấu ra cũng màu vàng xanh sậm… Dầu cũng có mùi thơm của tràm trà do cũng có lá tràm trà khi nấu nhưng do nồng độ loãng mất 50% nên khi ngửi vẫn có mùi thơm nhưng ít hơn và ko còn cảm giác thông mũi mát họng bằng. 
  • Loại 3: từ dầu loại2, cho thêm 1 bao Bông Chổi hoặc lá Tràm Keo (loại này cũng rất nhiều dầu ko kém bông chổi)… Vào nồi nữa thì nồi dầu nấu xong thu đc gần 3 lít dầu,.. Bông chổi càng nhiều dầu càng vàng sậm tối,.. Vẫn thơm mùi tương tự như loại 2 nhưng mùi không bằng, xoa cho vui, xoa giải trí chứ ko có tác dụng gì. Mặt khác, nếu da trẻ con nhạy cảm có thể còn bị ngứa,mẫn, dị ứng… Xoa nhiều chút thì ngửi đc cả mùi bông chổi luôn

Tinh dầu tràm trà bán ở đâu

  • Tinh Dầu tràm trà là sản phẩm làm từ cây tràm trà, hoàn toàn thiên nhiên, rất phổ biến từ ngàn xưa được các chị em sử dụng để làm đẹp Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại với nhiều sản phẩm chất lượng trôi nổi cũng như sử dụng các hóa chất độc hại, các sản phẩm thiên nhiên như tinh dầu tràm trà ngày càng được ưa chuộng. Vậy để lựa chọn được một nơi uy tín chất lượng để mua sản phẩm thì chắc hẳn đây là câu hỏi mà chị em thường hay đặt ra. MuaBanNhanh sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này
  • Trên thị trường các trang mạng, chợ online như Shopee, Lazada, Sendo, Tiki đặc biệt là MuaBanNhanh bán rất nhiều loại tinh dầu tràm trà. Bạn có thể đặt hàng nhanh chóng và tiện lợi nhất

Phân biệt tinh dầu tràm trà organic và tinh dầu tràm organic

Tràm Trà và Tràm Gió là hai loài thực vật dùng để chiết xuất tinh dầu giá trị kinh tế cao. Cả hai loại đều thuộc cùng một chi Tràm Melaleuca, Họ Đào kim nương (Myrtaceae) nhưng lại có đặc điểm, nguồn gốc, tác dụng và giá trị khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt cây Tràm Gió và Tràm Trà và việc nhầm lẫn thường xuyên xảy ra.

Giống nhau

  • Người tiêu thụ thường vẫn hay nhầm lần giữa 2 loại tinh dầu trên, bởi các lý do sau đây :
  • Về tên gọi : Khi gọi tắt là “dầu tràm” hay “tinh dầu tràm” thì nhiều người vẫn nghĩ chỉ có duy nhất một loại tràm, tuy nhiên, nó được chia làm 2 loại.
  • Về cách chiết xuất : Cả 2 loại này đều được chưng cất theo phương pháp lôi cuốn hơi nước hiện đại.
  • Về tác dụng : Nó có một số tác dụng chung như : Khử mùi, thanh lọc không khí, giảm stress giúp đầu óc dễ chịu khi xông phòng, có thể giải cảm, đuổi muỗi, trị mụn và một số loại bệnh về da….

Khác nhau

  • Về hình dáng thực vật chiết xuất : 2 loại cây tràm gió và tràm trà khác nhau ở ngoại hình từ chiều cao, đến lá, thân, vỏ và gỗ. Chính vì thế, thông qua hình ảnh, bạn sẽ rất khó nhầm lẫn hình dáng của 2 loại thực vật này.
  • Về hương thơm : Tinh dầu tràm gió có hương thơm nhẹ nhàng hơn đối với tinh dầu tràm trà, vì đa số loại tinh dầu này thường được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bởi thế người ta chọn thực vật chiết xuất cực kì lành tính. Ngoài tên tràm gió, tinh dầu này còn được gọi với cái tên khác thân thuộc hơn, là tinh dầu khuynh diệp.
  • Về tác dụng : Với những tác dụng cơ bản giống nhau được đề cập trên, thì người tiêu thụ sẽ trở nên lăn tăn trong việc chọn lựa sản phẩm đúng với nhu cầu. Và chúng có một số công dụng khác trong điều trị cũng như làm đẹp.
  • Tinh dầu tràm gió: Lượng Cineol trong tràm gió có công dụng sát khuẩn nhẹ, long đờm. Vì vậy, Tràm gió được dùng nhiều để trị bệnh, xoa bóp chống nhức mỏi cơ thể, đau nhức, tê thấp, phòng và điều trị cảm cúm và ngạt mũi, chống co thắt, chữa ho, long đờm, giúp tiêu hoá, phòng ngừa cảm mạo, gió máy cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh •
  • Tinh dầu Tràm trà: Lượng Terpinene -4-ol trong tràm trà có công dụng sát khuẩn, trị nấm.., α-Terpineol giúp sát khuẩn, trị nấm, ức chế virus. Chính vì vậy, tràm trà được dùng phổ biến trong làm đẹp giúp trị mụn, sáng da, mờ vết thâm, hạn chế da bóng nhờn, chăm sóc tóc, trị gàu.

Công dụng của tinh dầu tràm trà

Hiện nay, tinh dầu tràm đã phổ biến khắp thế giới, trở thành một phần không thể thiếu trong nền công nghiệp làm đẹp. Ngoài ra, công dụng của tinh dầu tràm trà còn có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác. Cùng MuaBanNhanh khám phá nhé.

Làm đẹp

  • Công dụng của tinh dầu tràm trà đã quá quen thuộc trong việc trị mụn cũng giống như Cây trà xanh. Một nghiên cứu chỉ ra rằng tinh dầu tràm giúp trị mụn trứng cá nhanh hơn 3 lần. Bạn có thể sử dụng máy xông tinh dầu để thư giãn cho lỗ chân lông giúp loại bỏ các tế bào chế từ đó da bạn sẽ dễ dàng hấp thu các dưỡng chất .
  • Nếu bạn đang rơi vào tình trạng nấm móng tay chân thì hãy sử dụng ngay tinh dầu tràm. Rất đơn giản, bạn chỉ cần pha một hỗn hợp tinh dầu tràm và dầu dừa, thoa lên vùng móng cần điều trị. Sau đó rửa lại bằng nước sạch. 10 muỗng tinh dầu pha cùng dầu olive và dầu dừa và bạn đã có ngay hỗn hợp trị viêm da.
  • Bạn có thể sử dụng hỗn hợp này lên vùng da bị mẩn đỏ, bị côn trùng đốt hoặc vùng da bị thương.

Diệt trừ nấm mốc trong nhà

Một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải trong nhà của họ là sự xâm nhập của nấm mốc, mà không hề biết đến nó. Xem xét việc mua một bộ máy khuếch tán tinh dầu và khuếch tán tinh dầu tràm trà trong không khí quanh nhà để diệt nấm mốc và các vi khuẩn xấu khác. Ngoài ra, triệt để hơn bạn có thể hòa tinh dầu tràm trà với nước rồi phun lên màn cửa tắm, máy giặt, máy rửa chén hoặc nhà vệ sinh để diệt nấm mốc.

Làm sạch đồ dùng trong nhà

Một cách tuyệt vời để sử dụng tinh dầu tràm cũng giống như một chất tẩy rửa gia đình. Tràm Úc có đặc tính chống vi khuẩn mạnh và có thể diệt vi khuẩn trong nhà bạn. Để chế biến một chất làm sạch từ tinh dầu tràm trà, trộn với nước, giấm và tinh dầu chanh rồi dùng nó trên dụng cụ nhà bếp, vòi hoa sen, nhà vệ sinh và bồn rửa.

Cách bảo quản tinh dầu tràm trà organic

  • Bạn nên lưu trữ tinh dầu ở nơi mát mẻ như góc nhà, phòng ngủ hoặc ngăn mát tủ lạnh, tuyệt đối tránh các vị trí có ánh sáng chiếu trực tiếp, vì ánh nắng sẽ phản ứng với các thành phần của tinh dầu tạo ra hiện tượng quang hóa làm giảm chất lượng của tinh dầu. Tuyệt đối không đặt tinh dầu gần nguồn nhiệt như đèn xông vì nhiệt độ sẽ làm thay đổi tính chất và chất lượng tinh dầu. Đồng thời, tinh dầu là chất dễ cháy, để gần nguồn nhiệt rất nguy hiểm.
  • Đậy nắp sau khi sử dụng: Một số loại tinh dầu sẽ bay hơi khi mở nắp, làm hao hụt lượng tinh dầu. Khi mở nắp, phản ứng oxi hóa diễn ra nhanh hơn, làm tinh dầu nhanh bị hỏng, chất lượng tinh dầu giảm.
  • Loại chai đựng tinh dầu: Khi các bạn mua tinh dầu số lượng nhiều, nếu dùng không hết, các bạn nên chiết ra các chai thủy tinh màu sậm như đen, cánh gián, hổ phách vì các màu tối sẽ làm ngăn cản ánh sáng phản ứng với tinh dầu, làm thay đổi chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp không có chai thủy tinh sẫm màu, chúng ta có thể bảo quản tinh dầu trong các chai hợp kim nhôm. Loại chai đựng tinh dầu: Khi các bạn mua tinh dầu số lượng nhiều, nếu dùng không hết, các bạn nên chiết ra các chai thủy tinh màu sậm như đen, cánh gián, hổ phách vì các màu tối sẽ làm ngăn cản ánh sáng phản ứng với tinh dầu, làm thay đổi chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp không có chai thủy tinh sẫm màu, chúng ta có thể bảo quản tinh dầu trong các chai hợp kim nhôm.

#giatinhdautramtra #tinhdautramtrabanodau #muabannhanh #trammuabannhanh