Xem trên fanpage Nông Nghiệp Nhanh: Kỹ thuật ươm cây tràm Úc - giống tràm có hiệu quả kinh tế cao I MuaBanNhanh I Cây giống
Giá cây tràm giống từ 170.000 đồng/thiên (1.000 cây) nay tăng lên 180.000-190.000 đồng/thiên, bao luôn phần nhân công xuống giống cấy tràm.
Xem thêm: Cây giống Cây công nghiệp
Ở nước ta hiện nay có khá nhiều giống tràm khác nhau và mỗi loại sẽ có những công dụng riêng có của nó. Với công dụng nhiều nhất là làm cừ tràm xây dựng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách phân biệt các giống tràm bởi rất dễ bị nhầm lẫn giữa các tên gọi.
Cừ tràm nước còn có tên gọi khác của cây tràm cừ. Được trồng phổ biến ở các khu rừng ngập mặn nước ta. Nghe đến cái tên thì chúng ta cũng đã phần nào biết nó sống ở đâu.
Tràm nước được phân bố ở các vùng nước ngập mặn phía nam nước ta. Phân bố nhiều ở Đồng Tháp Mười, chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Long An và Cà Mau.
Cây tràm nước có khả năng chịu nước mặn cao, sống được ở những nơi có độ Ph 3,5 – 6.
Có thời gian sinh trưởng ngắn trong khoảng 3 – 4 năm có thể thu hoạch, thân thẳng và rất dẻo dai.
Cây tràm gió mọc thành rừng tự nhiên tại Việt Nam, có tên khoa học Melaleuca cajuputi Powell. Rừng tràm phân bố nhiều ở Thừa Thiên Huế và rải rác ở một số tỉnh như Quảng Trị, Quảng Bình.
Cây tràm gió cũng có hoa màu trắng, tuy nhiên lá thường to hơn thân bụi cỏ, là cây nhỏ cao đến 7m. Vỏ thì có nhiều mảng mỏng trắng xốp.
Tinh dầu tràm gió được ứng dụng làm thuốc trừ thấp và giảm đau và có tính sát trùng mạnh đối với nhiều vi khuẩn gây bệnh. Lá tràm gió cũng có thể xong trị cảm cúm, lấy nước rủa mụn nhọt, vết thương, là thuốc trị phong thấp, cảm cúm, trữa ho, long đờm…
Cây tràm bông vàng hay cây keo lá tràm có tên khoa học là Acacia auriculiformi. Hoa tràm bông vàng hình đuôi sóc, trang hoa màu vàng. Quả dạng đậu xoắn, hạt đen, rốn hạt dài màu vàng.
Cây tràm bông vàng thích hợp khí hậu nóng, chịu rét kém. Cây phát triển tốt trên đất có độ dày trung bình, khả năng thoát nước tốt.
Cây tràm bông vàng rễ có nốt sần ký sinh chứa vi khuẩn nốt rễ có tác dụng tổng hợp đạm tự do, thích hợp trồng cải tạo đất sản xuất nông lâm nghiệp, phủ xanh đất trồng đồi trọc.
Cây tràm bông đỏ thuộc loạicây gỗ nhỏ, ra hoa quanh năm, hoa nhiều, tập trung ở đầu cành màu đỏ tươi, đầu cành hoa có lá mọc tiếp tục.
Ở Việt Nam cây được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam do khí hậu ở phía Nam không thích hợp với cây liễu; tràm bông đỏ là một sự thay thế hoàn hảo cho liễu khi trồng viền các bờ nước.
Cây tràm bông đỏ được trồng rộng rãi để làm cảnh vì cho hoa đẹp, cây được bổ sung vào vật liệu thiết kế các công trình ngoại thất. Do có dáng giống cây liểu nên thường đườc trồng ven các bờ nước. Cây tràm bông đỏ còn được tỉa uốn làm cây bonsai.
Cây tràm có rất nhiều công dụng trong cuộc sống của chúng ta.
Cây cừ tràm trong xây dựng để làm nhà cửa, làm cột chống giàn giáo, làm cốp pha. Đặc biệt cừ tràm được dùng để xử lý những vị trí nền đất yếu, gia cố nền móng cho những công trình xây dựng. Gia cố bờ kè, bờ bao chống sạt lở đất trong các công trình thủy lợi.
Ưu điểm:
- Có thời hạn sử dụng lâu từ 60-70 năm, chịu được đất ngập nước, đất ẩm ướt, đất bùn.
- Dễ dàng vận chuyển, có thể ép bằng phương pháp thủ công hoặc bằng máy.
- Dễ dàng thi công mà không cần lo về thời tiết.
Gỗ tràm được trồng và khai thác từ 13 năm tuổi trở lên, gỗ phải có đường kính trên 18cm, khi gỗ có màu sắc vàng sáng, ít khuyết tật, có độ cứng chắc. Gỗ tràm có nhựa đắng nên có thể chống lại sự tấn công của mối mọt và côn trùng rất tốt, có chất lượng tốt mà giá cả lại rẻ hơn nhiều so với những loại gỗ khác.
Với những cây cừ tràm lâu năm, gỗ cây tràm qua bàn tay của các nghệ nhân sẽ trở thành những vật dụng có giá trị như bàn, ghế để phục vụ cho các xưởng mộc, xưởng thủ công mỹ nghệ. Gỗ cây cừ tràm còn được cung cấp cho các nhà máy chế biến bột giấy gỗ tràm.
Trong lá và cành non của loại tràm lá dài có chứa hàm lượng tinh dầu tràm khá lớn. Cần khoảng 150 kg lá tràm tươi để chiết xuất ra được 100ml tinh dầu tràm tinh khiết. Loại dầu này có hương thơm nhẹ và mùi dễ chịu.
Những công dụng của tinh dầu tràm phải kể đến như: trị ho, làm thuốc sát khuẩn và nấm bằng cách bôi trực tiếp. Đặc biệt dầu tràm dùng để phòng ngừa bệnh cảm, có thể sử dụng được cho mọi lứa tuổi từ người già đến trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh.
Bảo tồn, tái tạo các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái. Đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, rừng tràm trên đất than bùn. Bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài động thực vật quý, các giá trị văn hóa, tinh thần, di tích lịch sử. Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và phát triển du lịch.
Đối với những người dân miền tây thì người ta còn sử dụng cừ tràm để làm củi, vỏ cây cừ tràm để trám ghe, thùng, dựng cầu khỉ, cầu tạm…
Cùng MuaBanNhanh tìm hiểu đặc điểm của cây tràm.
Tràm là cây gỗ nhỏ và trung bình. Cây cao từ 10 – 15m, thậm chí 20 – 25m, đường kính thân có thể lên đến 50 – 60cm. Tràm là cây thường xanh. Tuy nhiên, nếu mọc ở vùng đất cằn cỗi, tràm lại là cây bụi và chỉ cao khoảng 0,5 – 2m.
Thân không thẳng, vỏ ngoài xốp, mỏng, có màu trắng và bong thành nhiều lớp. Cây tràm có hệ rễ phát triển rất mạnh.
Lá đơn, dày, phiến lá hình trái xoan hẹp hoặc hình mác không cân đối, mọc so le nhau. Đầu lá tù hoặc nhọn, gốc tròn, khi non có lông mềm màu trắng bạc, sau nhẵn, có màu xanh lục. Cuống lá tràm ngắn và có lông.
Hoa nhỏ có màu trắng, trắng kem, trắng vàng nhạt hoặc trắng xanh nhạt.
Quả nang nhỏ có hình bán cầu, hình cầu hoặc hình chén. Khi chín, quả sẽ nứt thành 3 mảnh. Hạt tràm có hình trứng.
Hoa nở sẽ tạo quả và trục cụm hoa tiếp tục sinh trưởng, phát triển. Chính vì thế đã tạo thành từng đoạn mang lá, hoa và quả xen lẫn nhau.
Biên độ sinh thái của cây tràm rộng, nhưng rừng tràm nguyên sinh phân bố phổ biến ở các bãi lầy ven biển, bãi cửa sông ở vùng nhiệt đới nóng ẩm.
Nhiệt độ sinh trưởng tốt: 31 – 33 độ C, nhiệt độ thấp nhất có thể sinh trưởng từ 17 – 22 độ C.
Cây không chịu được băng giá. Cây tràm ưa sáng, bộ tán thưa. Tràm tái sinh, phát tán từ hạt rễ, gốc.
Tốc độ tăng trưởng của tràm nhanh, ra hoa vào tháng 10 – 12 và quả chín vào tháng 1- 3 năm sau.
MuaBanNhanh hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật trồng cây tràm.
Hạt giống trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05% trong 10 phút; sau đó vớt ra rửa sạch, để ráo, đổ nước sôi vào ngâm hạt và để nguội dần sau 4-6 giờ.
Chọn những hạt trương (kích thuớc của hạt lúc trương lớn hơn kích thước hạt bình thường từ 2 – 3 lần) vớt ra và ủ trong túi vải (những hạt chưa trương tiếp tục xử lý trong nước sôi lại như lần đầu).
Hằng ngày rửa chua bằng nước sạch, túi vải ủ hạt phải luôn luôn ẩm. Sau 2 – 3 ngày hạt nẩy mầm có thể đem đi gieo hoặc cấy hạt trực tiếp vào bầu.
Trộn hạt với cát mịn đã được rang khử trùng theo tỷ lệ 1 phần hạt : 5 phần cát. Tưới nước đủ ẩm cho luống gieo. Gieo hạt trên luống với lượng 2g hạt/m2. 1 gam hạt gieo thu được 4000- 5000 cây mạ. Sau khi gieo cần phủ một lớp cát mỏng trên mặt luống. Làm khung che nilon để che mưa.
Phun tưới nước đủ ẩm thường xuyên cho luống gieo. Phun Benlát pha 1g/1 lít nước khi hạt nảy mầm được 10 ngày và phun định kỳ 15 ngày một lần để diệt nấm.
Tràm được ươm giống thành từng mô từ lúc gieo cho đến khoảng 40 ngày tuổi thì mới tách cây đem cấy vào các bầu. Mỗi bầu có khích thước khoảng 3x4x2 cm, đựng đất, tro và các chất dinh dưỡng đã trộn sẵn.
Công đoạn cấy tràm vào bầu đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm, đảm bảo không làm đứt rễ chính của cây giống và cây đứng thẳng trong bầu.
Cây sau đó được chăm sóc trong khoảng 3 tháng cho đến cao khoảng từ 20 – 35cm là có thể bán được. Tỉ lệ hao hụt từ khi ươm cho đến lúc xuất bán khoảng từ 20 – 30%.
Mật độ trồng rừng trên các líp, không tính diện tích kênh, rạch là 6660 cây/ha với cự ly 1×1,5m hoặc 10000 cây/ha, cự ly 1x1m và có thể trồng tới 20000 cây/ha, cự ly 1×0,5m. Đào hố với kích thước 30x30x30 cm hoặc 40x40x 40cm.
MuaBanNhanh tổng hợp các thông tin hữu ích về cây tràm:
- Rừng tràm U Minh thường được nhắc đến với hai cái tên U Minh Thượng (thuộc tỉnh Kiên Giang) và U Minh Hạ (thuộc tỉnh Cà Mau). Rừng tràm U Minh Thượng với diện tích khoảng 8.053 hécta. Rừng tràm U Minh Hạ có tổng diện tích khoảng 8.286 hécta.
- Rừng tràm Trà Sư thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Với diện tích gần 850 ha, phần lớn loài cây ở rừng tràm Trà Sư là tràm trên 10 tuổi, cao 5 – 8 m.
- Rừng tràm Tân Lập thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Diện tích vào khoảng 135 ha.
- Rừng tràm Xẻo Quýt là tên gọi dân dã của khu du lịch (KDL) sinh thái Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Với tổng diện tích 50 hécta, trong đó 20 hécta rừng tràm.
- Rừng tràm Gáo Giồng thuộc KDL sinh thái Gáo Giồng, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Rừng tràm Gáo Giồng được thành lập năm 1985 với tổng diện tích 1.657 hécta, trong đó khoảng 300 ha rừng tràm trên 10 năm tuổi.
#caytramgio #caytrambongvang #caytramtra #caytramcu #caytramnuoc #giacaygiongtrambongvang #NganMuaBanNhanh #MuaBanNhanh #MBN