Nguồn video Fangage Nông Nghiệp Nhanh: Kỹ thuật trồng cây bạch đàn

Xem nhanh
1
Giá bán cây bạch đàn giống - Nguồn gốc cây bạch đàn
1.1
Nguồn gốc cây bạch đàn
1.2
Các loài bạch đàn trồng tại Việt Nam
1.3
Giá bán cây bạch đàn giống
2
Cây bạch đàn đỏ - Cây bạch đàn trắng
2.1
Cây bạch đàn đỏ
2.1.1
Điều kiện địa lý thích hợp
2.1.2
Đặc điểm
2.1.3
Giá trị kinh tế cây bạch đàn đỏ
2.2
Cây bạch đàn trắng
2.2.1
Điều kiện địa lý thích hợp
2.2.2
Đặc điểm
2.2.3
Giá trị kinh tế cây bạch đàn trắng
3
Giống cây bạch đàn Trung Quốc - Cây bạch đàn cao sản
3.1
Cây bạch đàn cao sản
3.1.1
Lợi ích từ cây bạch đàn cao sản
3.1.2
Hiệu quả kinh tế từ cây bạch đàn cao sản
3.2
Giống cây bạch đàn Trung Quốc
3.2.1
Giống cây bạch đàn Trung Quốc trồng hiệu quả tại Việt Nam
3.2.2
Hiệu quả kinh tế từ cây bạch đàn Trung Quốc
4
Cây bạch đàn mô chất lượng cao - Địa điểm bán cây giống bạch đàn mô
4.1
Các giống cây bạch đàn mô chính ở Việt Nam
4.2
Tiêu chuẩn cây bạch đàn mô
4.3
Địa điểm bán giống cây bạch đàn mô
4.3.1
Phía Bắc
4.3.2
Phía Nam
5
Đặc điểm chung cây bạch đàn
6
Kỹ thuật trồng cây bạch đàn
6.1
Điều kiện cơ bản thích hợp để trồng cây bạch đàn
6.2
Khoảng cách trồng cây bạch đàn - Mật độ trồng cây bạch đàn
6.3
Kỹ thuật trồng cây bạch đàn
6.3.1
Tiêu chuẩn chọn giống
6.3.2
Đào hố và bón lót
6.3.3
Kỹ thuật trồng cây bạch đàn
6.3.4
Kỹ thuật chăm sóc cây bạch đàn sau trồng
6.3.5
Kỹ thuật bón phân cho cây bạch đàn
7
Công dụng của cây bạch đàn
7.1
Trong xây dựng
7.2
Trong công nghiệp
7.3
Trong y học
7.3.1
Một số cách dùng lá bạch đàn để chữa bệnh
7.4
Các lĩnh vực khác
8
Cây bạch đàn được trồng nhiều ở đâu tại Việt Nam?

Giá bán cây bạch đàn giống - Nguồn gốc cây bạch đàn

Ở nước ta, cây bạch đàn có nhiều công dụng khác nhau trong xây dựng, sản xuất, đời sống kinh tế và xã hội nên bạch đàn được xem là một trong những loài cây trồng rừng chính ở nước ta và là loại cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.

Nguồn gốc cây bạch đàn

Bạch đàn (Khuynh diệp) là chi thực vật có hoa Eucalyptus trong họ Myrtus, Myrtaceae. Các thành viên của chi này có xuất xứ từ Úc. Hơn 700 loài bạch đàn hiện nay hầu hết có bản địa tại Úc thuộc Châu Đại Dương.

Một số nhỏ loài bạch đàn được tìm thấy ở New Guinea (Châu Đại Dương) và một số nước ở Châu Á (Indonesia, vùng miền bắc Philippines và Đài Loan). 

Hiện nay, các loài bạch đàn đã được trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới gồm Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, Trung Quốc, bán đảo Ấn Độ...

Các loài bạch đàn trồng tại Việt Nam

Cây bạch đàn không phải là loại cây mọc tự nhiên ở nước ta. Loại cây này được dẫn giống bằng hạt giống về trồng ở nước ta vào khoảng thập niên 1950. 

Một số loài bạch đàn đã du nhập về trồng và thích hợp phát triển ở nước ta là:

  • Bạch đàn đỏ: thích hợp trồng ở vùng đồng bằng
  • Bạch đàn trắng: thích hợp vùng gần biển
  • Bạch đàn lá nhỏ: thích hợp vùng đồi Thừa Thiên Huế
  • Bạch đàn liễu: thích hợp vùng cao miền Bắc Việt Nam
  • Bạch đàn chanh: thích hợp vùng thấp, lá có chứa tinh dầu mùi sả
  • Bạch đàn lá bầu: thích hợp vùng cao nguyên
  • Bạch đàn to: thích hợp vùng đất phù sa
  • Bạch đàn ướt: thích hợp vùng cao nguyên Ðà Lạt
  • Bạch đàn Mai đen: thích hợp vùng cao như Lâm Đồng, ...

Ngoài ra, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam cũng đã nghiên cứu tạo ra được gần 80 tổ hợp lai trong loài và lai khác loài giữa các loài bạch đàn Urô, bạch đàn trắng Caman, bạch đàn liễu tạo ra được các giống cây bạch đàn cao sản đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng rừng bạch đàn ở Việt Nam.

Giá bán cây bạch đàn giống

Hiện nay, cây bạch đàn giống được bán tại các vườn ươm, trung tâm cây giống ở nhiều tỉnh thành của nước ta với nhiều loài bạch đàn khác nhau. Nếu bạn có nhu cầu trồng rừng bạch đàn, bạn có thể liên hệ trực tiếp với các trung tâm giống cây trồng hoặc các vườn ươm để được báo giá tốt nhất với số lượng cây giống mà bạn có nhu cầu. Các bạn cũng có thể đặt mua online giống cây bạch đàn từ vườn ươm trên MuaBanNhanh và sẽ được giao hàng tận nơi.

Ngoài ra, các vườn ươm cây giống cũng sẽ tư vấn cho bạn thông tin loài bạch đàn nào phù hợp trồng với điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu ở mỗi địa phương cũng như kỹ thuật trồng cây bạch đàn thế nào để đạt hiệu quả.

Cây bạch đàn đỏ - Cây bạch đàn trắng

Cây bạch đàn đỏ và cây bạch đàn trắng là 02 loài bạch đàn được trồng khá phổ biến ở nước ta. 02 loài bạch đàn này đều là loại cây công nghiệp được trồng để lấy gỗ dùng trong xây dựng và nhiều lĩnh vực khác. Riêng cây bạch đàn trắng đặc biệt hơn những giống bạch đàn khác là bạch đàn trắng còn được sử dụng rộng rãi trong y học.

Cây bạch đàn đỏ

Thông tin chung về cây bạch đàn đỏ

Điều kiện địa lý thích hợp

Cây nguyên sản ở Úc. Cây được nhập trồng vào Việt Nam và trồng nhiều ở Nghệ An (Cầu Cấm), Quảng Ninh (Cửa Ông) và một số tỉnh Nam Bộ.

Cây bạch đàn đỏ ưa khí hậu nóng ẩm, đất tính acid, tầng đất sâu, độ phì cao, thoát nước tốt. Cây sinh trưởng rất kém trong điều kiện đất nghèo xấu.

Trong vòng 10 - 15 năm đầu cây sinh trưởng rất nhanh nhưng sau đó chậm dần.

Đặc điểm

Bạch đàn đỏ là loại cây gỗ lớn. Cây có thể cao đến 20 - 30m, đường kính 1m ở nơi nguyên sản.

Thân cây hình trụ thẳng. Vỏ màu xám, dày, nứt dọc sâu, nhiều sơ. Cành non màu đỏ tím.

Hoa màu trắng vàng, gồm 4 – 12 hoa hợp thành tán ở nách lá.

Quả nang hình trụ hay hình trứng ngược.

Gỗ bạch đàn đỏ có dác lõi phân biệt. Dác màu đỏ nhạt, lõi màu đỏ sẫm, vòng năm không rõ ràng, rộng hẹp không đều, cứng, thớ vặn.

Giá trị kinh tế cây bạch đàn đỏ

Gỗ dùng trong xây dựng, làm cột điện, trụ mỏ, thùng xe, đóng thuyền, ván sàn và đồ dùng thông thường. Gỗ dưới 15 tuổi có thể làm giấy.

Lá và cành non chứa 0,1% tinh dầu. Vỏ thân có nhiều tanin (20,5%).

Cây giống bạch đàn đỏ

Cây bạch đàn trắng

Thông tin chung về cây bạch đàn trắng

Điều kiện địa lý thích hợp

Bạch đàn trắng là loài bản địa của Úc, hiện được trồng ở nhiều nơi trên khắp thế giới. Tại Việt Nam hiện có nhiều giống cây bạch đàn trắng khác nhau như: bạch đàn trắng Nghĩa Bình, bạch đàn trắng Bắc Trung Bộ, bạch đàn trắng Nam Trung Bộ...

Cây ưa khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, ẩm hoặc hơi ẩm.

Đất thích hợp trồng là loại đất dày hoặc trung bình, thành phần cơ giới của đất ở mức trung bình, khả năng thoát nước tốt.

Cây bạch đàn trắng chịu được phèn nên trồng tốt ở nhiều nơi vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cây bạch đàn trắng có thể trồng phân tán hoặc tập trung.

Đặc điểm

Bạch đàn trắng là cây gỗ lớn. Cây cao từ 30 - 45m. Thân cây thẳng, phẳng với lớp vỏ màu xám trắng hoặc xám hơi xanh, vỏ già xám nâu, bong từng mảng mỏng. Phía gần gốc vỏ nứt dọc, không bong.

Cành non màu nâu đỏ, mảnh, rủ xuống.

Lá đơn mọc cách, có mùi thơm. Lá bạch đàn trắng có phiến hình lưỡi liềm, nhọn dần về phía đầu, dài khoảng 10 - 30cm, rộng 1.5 -  3.5cm. Gân giữa màu nâu, gân bên rõ.

Cụm hoa dạng tán ở nách lá, mang 4 - 8 hoa. 

Quả bạch đàn trắng hình bán cầu, dài 0.7 - 0.8cm, rộng 0.5 - 0.6cm, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu sậm.

Giá trị kinh tế cây bạch đàn trắng

Cây bạch đàn trắng có giá trị kinh tế cao. Gỗ cây bạch đàn trắng dùng phục vụ cho ngành công nghiệp giấy, làm trụ chống cho ngành xây dựng, làm đồ mộc.

Từ lá đến thân của cây bạch đàn trắng đều có thể sử dụng làm thuốc quý. Trong đó đặc biệt là thân cây cho chất gôm và lá chứa tinh dầu. 

  • Chất gôm của cây bạch đàn trắng có công dụng chữa tiêu chảy, họng bị đau, dùng làm chất săn trong nha khoa và điều trị vết thương. 
  • Trong lá loài bạch đàn trắng có thể đạt 60 - 70% hàm lượng cineol. Với việc giàu hàm lượng cineol, lá bạch đàn trắng đang là lựa chọn tối ưu để ứng dụng trong việc tinh chế tinh dầu. Ngoài ra, lá cây bạch đàn trắng còn dùng làm thuốc hãm, thuốc xông, hoặc pha chế thành các dạng bào chế như xiro cồn lá bạch đàn dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, hen...

Giống cây bạch đàn Trung Quốc - Cây bạch đàn cao sản

Nước ta hiện có rất nhiều giống bạch đàn khác nhau được trồng phân bố khắp cả nước, trong đó có cây bạch đàn cao sản và cây bạch đàn Trung Quốc là 02 giống cây bạch đàn hiện đang được bà con trồng rừng rỉ tai nhau về những lợi ích vượt trội mà nó mang lại.

Cây bạch đàn cao sản

Bạch đàn cao sản hay còn gọi là bạch đàn lai được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Tổ hợp bạch đàn cao sản, bạch đàn lai là giống mới, có ưu thế trội và ưu thế lai rõ rệt.

Lợi ích từ cây bạch đàn cao sản

Cây bạch đàn cao sản (bạch đàn lai) có tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ thành rừng, hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng của giấy sản xuất từ gỗ bạch đàn cao sản (bạch đàn lai) vượt trội hơn so với những cây trong quần thể chọn lọc và cây bố mẹ lai. 

Hiệu quả kinh tế từ cây bạch đàn cao sản

Ngày nay, mô hình bạch đàn cao sản đã được đưa vào trồng đại trà ở nước ta và đem lại những hiệu quả kinh tế nhất định cho người dân trồng rừng.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ và xuất khẩu gỗ bạch đàn cao sản vẫn đang có nhu cầu cao, nên đời sống của bà con trồng rừng bạch đàn đang ngày càng tốt hơn nhờ trồng giống cây bạch đàn cao sản.

Tại nhiều địa phương trồng rừng bạch đàn cũng đã xây dựng các nhà xưởng sản xuất, khai thác, chế biến gỗ bạch đàn cao sản đáp ứng được tiêu chuẩn trong nước và xuất khẩu. Các nhà máy, xưởng sản xuất này cũng giải quyết được lượng công việc lớn cho bà con nông dân, giúp bà con có nguồn thu nhập ổn định và lâu dài.

Việc trồng rừng bạch đàn cao sản cũng giúp cải thiện môi trường sống, phủ xanh đất trống đồi trọc và là mô hình phát triển kinh tế bền vững của nhiều địa phương trên cả nước hiện nay.

Giống cây bạch đàn Trung Quốc

Ngoài những giống cây bạch đàn có nguồn gốc từ Úc đã được trồng và phát triển ở nước ta thì hiện nay nước ta đã nhập khẩu giống cây bạch đàn Trung Quốc để trồng thử nghiệm tại tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Giống cây bạch đàn Trung Quốc trồng hiệu quả tại Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và PTNT nước ta đã công nhận 4 giống cây bạch đàn Trung Quốc bao gồm: Bạch đàn GLGU9, GLSE9, GLU4 và Cự Vĩ DH32-29 là những giống bạch đàn tiến bộ kỹ thuật. Trong đó, giống Cự Vĩ DH32-29 được trồng tại Bắc Giang sinh trưởng và phát triển khá tốt, ít sâu bệnh hại. Sau gần 01 năm, cây cao hơn 5m.

Hiệu quả kinh tế từ cây bạch đàn Trung Quốc

Về hiệu quả kinh tế của giống cây bạch đàn Trung Quốc và đặc biệt là giống Cự Vĩ DH32-29 theo như chia sẻ của một người dân trồng rừng bạch đàn ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang là hiệu quả kinh tế tăng 20% so với giống cũ. Theo tính toán của anh: Trung bình mỗi chu kỳ cây khoảng 5 năm, chi phí cho 1 ha khoảng 40 triệu đồng. Khi thu hoạch, doanh thu trung bình đạt khoảng 120 triệu đồng/ha.

Với những hiệu quả kinh tế mang lại, có thể nói 04 loại cây giống bạch đàn Trung Quốc nói trên đã mở ra triển vọng mới cho người trồng rừng của nước ta.

Cây bạch đàn mô chất lượng cao - Địa điểm bán cây giống bạch đàn mô

Cây bạch đàn mô là cây được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô công nghệ cao nên có ưu điểm vượt trội và năng suất cao so với bạch đàn thông thường.

Các giống cây bạch đàn mô chính ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay có các giống bạch đàn mô chính là:

  • Bạch đàn Urophylla các dòng U6, PN2, PN14: Cây bạch đàn U6 được ưa chuộng bởi tính vượt trội của nó như sinh trưởng nhanh, dáng thon, tỉa cành tự nhiên tốt, độ che phủ của tán lá cao và chất lượng sợi gỗ đạt hiệu quả cao cho sản xuất giấy. Độ tăng chiều cao có thể đạt tới 3,9m – 4,1m/năm.
  • Bạch đàn mô Cự Vỹ (3229): Đây là giống cây bạch đàn mô mới đang được đánh giá cao vượt trội về năng suất. Tốc độ sinh trưởng là 3 năm, đường kính cây trên 15cm, trung bình chiều cao đạt 4-5m/năm. Giống bạch đàn mô này sau 4 năm có thể đạt 170m3/1ha nên có hiệu quả về kinh tế.
  • Bạch đàn mô TC3: Giống cây này có ưu điểm là sinh trưởng, phát triển tốt, cần ít công chăm sóc và cho khai thác sau trồng khoảng 4-5 năm.

Tiêu chuẩn cây bạch đàn mô

Các tiêu chuẩn của cây bạch đàn mô tốt:

  • Cây con trong bình nuôi cấy đã qua huấn luyện.
  • Cây không bị nhiễm nấm, vi khuẩn.
  • Cây có thân mọc thẳng, không cong queo, không cụt ngọn, khỏe, lá xanh.
  • Cây phải đạt chiều cao tối thiểu 2,5cm tính từ cổ rễ. Đường kính cổ rễ từ 1 – 1.5mm.
  • Cây giống đang sinh trưởng tốt trong bình, không mang mầm bệnh.
  • Tuổi cây giống từ 20 – 25 ngày (tính từ lúc cấy vào môi trường đến ra rễ).
  • Số rễ: 3 – 4 rễ.

Địa điểm bán giống cây bạch đàn mô

Các bạn có thể tìm mua cây bạch đàn mô tại các vườn ươm cây giống, trung tâm cây giống ở các tỉnh thành trên cả nước. Sau đây là một số thông tin địa chỉ bán cây bạch đàn mô để bạn có thể tham khảo:

Phía Bắc

Vườn ươm Bắc Bộ

  • Địa chỉ: KM9 Quốc lộ 2B, Hợp Châu, Tam Đảo, Vĩnh Phúc
  • Điện thoại: 0976 125 251 – 0949 000 268
  • Email: vuonuombacbo@gmail.com

Trung tâm Giống Cây Trồng

  • Địa chỉ: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, TP. Hà Nội
  • Điện thoại: 0965 894 066
  • Email: giongcayanquanongnghiep@gmail.com

Viện giống cây trồng nông nghiệp

  • Địa chỉ: Trường ĐH Nông nghiệp I, Trâu Quỳ, Gia Lâm, TP. Hà Nội
  • Điện thoại: 0978 712 303 - 0971 786 228

Trung tâm phát triển giống cây trồng công nghệ cao Việt Nam

  • Địa chỉ: 75 Ngô Xuân Quảng,Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
  • Điện thoại: 0981 486 983 - 0901 169 983
  • Email: info@trungtamgiongcaytrong.vn

Trung tâm Giống Cây Trồng Tiên Tiến Chất Lượng Cao

  • Địa chỉ: HTX Giống Cây Trồng Cổ Bi, Đường Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội
  • Điện thoại: 0916 430 455 - 0971 057 088 - 0973 401 793
  • Email: giongcaytrongkinhtecao@gmail.com

Phía Nam

Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH và CN Bình Định

  • Địa chỉ: 386 Trần Hưng Đạo, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
  • Điện thoại: (0256) 3814 667
  • Email: lienhe@bicastep.com.vn

Công ty CP Cây xanh Gia Nguyễn

  • Địa chỉ: Số 59, Đường số 12, Khu Nhà Ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TP.HCM
  • Điện thoại: 0937 670 722
  • Email: cayxanhgianguyen@gmail.com

Công ty TNHH Vườn ươm Rừng Vàng

  • Địa chỉ: Xã Bàu Cạn, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại:  0908 001 541 - 0903 001 541
  • Email: vuonuomrungvang@gmail.com

Vườn ươm cây bạch đàn giống

  • Địa chỉ: Xã Phú Thọ, Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp

Đặc điểm chung cây bạch đàn

Cây bạch đàn là loại cây gỗ to, vỏ mềm, bần bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng.

Cành non có 4 cạnh, lá non mọc đối, không cuống, phiến lá hình trứng, màu lục như phủ sáp. Lá già mọc so le, phiến lá hình liềm hẹp và dài hơn lá non. Phiến lá có túi tiết tinh dầu.

Hoa mọc ở nách lá, có cuống ngắn. Quả hình bông vụ to khoản 1cm, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu sậm.

Cây được trồng rộng rãi tại nhiều nơi ở nước ta. Phần lớn cây bạch đàn là cây công nghiệp thường được trồng để lấy gỗ, một số loài trồng để khai thác tinh dầu. Một số loài bạch đàn được trồng để lấy tinh dầu có giá trị được trồng ở nước ta là: Bạch đàn trắng, bạch đàn chanh, bạch đàn liễu.

Xem thêm:

>> Cây trà xanh

Kỹ thuật trồng cây bạch đàn

Cây bạch đàn là loại cây dễ trồng, ít kén đất và tăng trưởng nhanh. Để có được rừng bạch đàn bội thu, bạn cần lựa chọn loài bạch đàn phù hợp với điều kiện địa hình, khí hậu, đất đai. Sau đây là thông tin tư vấn kỹ thuật trồng cây bạch đàn từ trung tâm cây giống lâm nghiệp trên MuaBanNhanh.

Điều kiện cơ bản thích hợp để trồng cây bạch đàn

Các điều kiện cơ bản thích hợp cho việc trồng cây bạch đàn là:

  • Nhiệt độ thích hợp: 18 - 32 độ C
  • Lượng mưa bình quân phù hợp: 1400 - 1800mm/năm
  • Độ cao so với mặt biển từ 100 đến 300m
  • Độ dày tầng đất từ 50 - 100cm
  • Đất trồng thích hợp nhất là đất nâu, vàng được phù sa bồi tụ. Đất thích hợp vừa là nhóm đất chua phèn. Đất trồng ít thích hợp là đất cát, vùng bán khô hạn. Đất kém thích hợp là nhóm đất mặn, cát di động, đất phèn, mùn trên núi, xói mòn trơ đá.

Khoảng cách trồng cây bạch đàn - Mật độ trồng cây bạch đàn

Tùy theo mục đích trồng và điều kiện khí hậu ở mỗi địa phương mà có mật độ trồng rừng bạch đàn khác nhau. Tuy nhiên, để có thể thực hiện cơ giới hoá trong khâu chăm sóc và phòng chống cháy rừng sau này, khoảng cách trồng cây bạch đàn tốt nhất là 3m x 2m (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m).

Mật độ trồng bạch đàn ở nước ta hiện nay biến động từ 1500 - 2000 cây/ha. Tuy nhiên, với khoảng cách trồng cây bạch đàn để tạo điều kiện tốt trong khâu chăm sóc sau này như đã nêu trên thì với diện tích 1ha đất trồng bạn có thể trồng được khoảng 1.660 cây bạch đàn. Đây là mật độ trồng rừng bạch đàn khá phổ biến ở nước ta.

Kỹ thuật trồng cây bạch đàn

Thông tin tư vấn kỹ thuật trồng cây bạch đàn hiệu quả từ vườn ươm trên MuaBanNhanh

Tiêu chuẩn chọn giống

Mỗi loài bạch đàn thích hợp với mỗi vùng nhất định nên cần phải chọn giống kỹ. Bạn có thể trồng bằng cây hạt hoặc cây mô, hom tùy từng điều kiện cụ thể của người trồng rừng.

Tiêu chuẩn để chọn cây bạch đàn giống là tuổi cây từ 2,5 đến 3 tháng, cao từ 20 – 30cm, đường kính cổ rễ 2mm, hình dáng cân đối, không sâu bệnh, không cụt ngọn.

Đào hố và bón lót

Kích thước hố trồng cây bạch đàn thích hợp là 30cm x 30cm x 30cm. Bạn nên cuốc hố trước khi trồng khoảng 30 ngày.

Mỗi hố trồng cần bón lót 2 kg phân hữu cơ vi sinh và 0,2 kg NPK 8-4-4. Dùng đất tầng mặt đập nhỏ, trộn đều với phân sau đó bón vào hố.

Sau 15 - 20 ngày đào hố và bón lót, gặp thời tiết thuận lợi (mưa vừa, râm, mát, đất đủ ẩm) thì bạn cần tiến hành trồng cây bạch đàn ngay.

Kỹ thuật trồng cây bạch đàn

Bạn cần khơi hố rộng hơn kích thước bầu. Trước khi trồng nên tưới ẩm cây con, cắt bỏ bịch ni lông, tránh làm vỡ bầu.

Bạn đặt cây ngay ngắn vào giữa hố, cổ rễ thấp hơn mặt đất khoảng 2cm, nén đất xung quanh chặt vừa phải, giữ cho cây ngay ngắn.

Lấp đất cao bằng cổ rễ, phải bằng hoặc cao hơn mặt hố để tránh úng nước trong mùa mưa.

Kỹ thuật chăm sóc cây bạch đàn sau trồng

Trong 3 năm đầu, rừng non bạch đàn phải được chăm sóc bảo vệ chu đáo, phòng ngừa tránh mọi tác động gây hại.

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô.

Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ, một năm xới gốc 2-3 lần.

Thường xuyên đề phòng sâu bệnh hại. Không chăn gia súc vào khu vực rừng mới trồng.

Kỹ thuật bón phân cho cây bạch đàn

Một năm có thể làm cỏ 02 lần kết hợp với bón phân. Cách bón phân thích hợp là phân chuồng hoai 2kg/hốc hoặc 100g NPK/gốc tùy từng điều kiện cụ thể.

Việc sử dụng các biện pháp lâm sinh như làm đất toàn diện và bón phân, tốc độ sinh trưởng trung bình/năm về đường kính và chiều cao đều cao hơn hẳn các xuất xứ ở cùng độ tuổi khi không bón phân và làm đất toàn diện.

Công dụng của cây bạch đàn

Ở nước ta, cây bạch đàn có nhiều công dụng khác nhau trong xây dựng, sản xuất, đời sống kinh tế và xã hội nên bạch đàn được xem là một trong những loài cây trồng rừng chính ở nước ta và là loại cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Một số công dụng chính của cây bạch đàn có thể được nhắc đến như là

Trong xây dựng

Bạch đàn được trồng chủ yếu để khai thác lấy gỗ. Cây càng lâu năm thì giá trị thương phẩm càng cao. Gỗ bạch đàn dùng làm cột chống trong xây dựng, cột chống dàn giáo, cốp pha.

Cừ bạch đàn là một trong hai loại cọc phổ biến trong ngành xây dựng hiện nay.

Trong công nghiệp

Gỗ bạch đàn còn được dùng làm nguyên liệu chế biết bột giấy hay ván ép vì bạch đàn là loại gỗ mềm. 

Đối với những cây có tuổi đời cao, đường kính thân lớn thì được sử dụng đa năng hơn. Loại gỗ này có thể sử dụng để làm đồ thủ công mỹ nghệ hay đóng đồ mộc như bàn, ghế, giường tủ…

Trong y học

Lá cây bạch đàn là một vị thuốc dân gian. Một số công dụng của lá bạch đàn như: điều trị ho, thông đờm, điều trị đau nhức xương, ngứa ngoài da…

Lá cây bạch đàn còn chứa một lượng lớn tinh dầu có mùi thơm dễ chịu. Cineol và citronelal là 02 thành phần được quan tâm để khai thác tinh dầu. Tuỳ theo loài bạch đàn mà hàm lượng và thành phần tinh dầu sẽ khác nhau như là: 

  • Bạch đàn trắng có 60-70% và bạch đàn liễu thì có 30-50% hàm lượng cineol trong tinh dầu.
  • Bạch đàn chanh thì có hơn 70% hàm lượng citronelal trong tinh dầu.

Một số cách dùng lá bạch đàn để chữa bệnh

Điều trị ho

- Khi bị ho, bạn dùng tinh dầu bạch đàn để bôi ngoài da, đặc biệt là ở ngực, cổ họng và hai bên thái dương sẽ có tác dụng giảm ho hiệu quả. 

- Bạn cũng có thể dùng lá bạch đàn kết hợp với lá sả để đun nước xông hơi và tắm cũng có tác dụng làm giảm ho rất tốt.

Chữa đau khớp

- Tinh dầu và chất annins có trong lá bạch đàn có tác dụng như một loại thuốc giúp giảm đau, giảm sưng và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh viêm khớp rất hiệu quả.

- Khi bị viêm khớp, bạn có thể dùng lá bạch đàn tươi hơ nóng rồi đắp vào phần khớp bị đau hoặc dùng tinh dầu bạch đàn xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh phần khớp bị sưng và viêm sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Trị hôi nách

- Dùng lá bạch đàn để trị hôi nách là một phương pháp hay nhưng ít người biết đến. Bạn có thể lấy khoảng 50 gram lá bạch đàn tươi rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng nách sau khi tắm khoảng 5 - 10 phút rồi rửa sạch. Để đạt hiệu quả, bạn nên kiên trì thực hiện liên tục thì mùi hôi dưới cánh tay sẽ không còn nữa.

Điều trị ghẻ, ngứa ngoài da

- Khi bi ghẻ hoặc ngứa ngoài da, bạn sử dụng loại lá bạch đàn kim, lá nhỏ (dùng cả lá khô và lá tươi) đem đun lấy nước, pha thêm với nước ấm rồi tắm. 

- Tinh dầu bạch đàn có khả năng sát trùng, kháng khuẩn giúp các vết thương trên da tránh khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, con ghẻ rất sợ mùi tinh dầu và vị đắng trong nước lá bạch đàn nên sẽ di chuyển ra khỏi da. Vì vậy, bạn tắm nhiều lần bằng nước lá bạch đàn sẽ khỏi bệnh ghẻ.

Các lĩnh vực khác

Gỗ bạch đàn còn có thể làm củi đốt. Cây bạch đàn còn có thể trồng tại các vị trí bờ ao, bờ kè vừa để giữ đất, vừa lấy bóng mát.

Cây bạch đàn được trồng nhiều ở đâu tại Việt Nam?

Ở nước ta, cây bạch đàn được trồng ở khắp nơi từ đồng bằng, trung du cho đến miền núi. Cây bạch đàn chủ yếu được trồng thành rừng hoặc ven những con đường nhỏ để lấy gỗ.

Mỗi loài cây giống bạch đàn phù hợp với từng điều kiện thời tiết, khí hậu, đất trồng khác nhau. Vì vậy, các loài bạch đàn được du nhập về trồng ở Việt Nam sẽ thích hợp trồng ở những khu vực khác nhau để có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Nhiều tỉnh thành của Việt Nam hiện nay có diện tích trồng rừng bạch đàn khá lớn với những giống cây bạch đàn mô chất lượng cao, cây bạch đàn cao sản, giống cây bạch đàn Trung Quốc đem lại hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng có thể kể đến như là: Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Nội (Sóc Sơn), Đà Nẵng (bán đảo Sơn Trà), Bình Thuận (Hàm Thuận Nam), Gia Lai, Nghệ An (rừng bạch đàn Khánh Sơn ở huyện Nam Đàn), Bình Định (Tây Sơn), Đồng Tháp...

#GiaBanCayBachDan #CayBachDanDo #CayBachDanTrang #CayBachDanMo #CayBachDanCaoSan #CayBachDanGiong #PhamThaoMuaBanNhanh #MuaBanNhanh #MBN