Giống cây tràm gió - Nông nghiệp xanh với trồng cây tràm gió lấy tinh dầu

Đã xem: 4930
Xem nhanh
1
Giống cây tràm gió
2
Nông nghiệp xanh với trồng cây tràm gió lấy tinh dầu
3
Nghề nấu dầu tràm xứ Huế

Giống cây tràm gió

Cây tràm gió mọc thành rừng tự nhiên tại Việt Nam, có tên khoa học Melaleuca cajuputi Powell. Rừng tràm phân bố nhiều ở Thừa Thiên Huế và rải rác ở một số tỉnh như Quảng Trị, Quảng Bình.

Cây tràm gió cũng có hoa màu trắng, tuy nhiên lá thường to hơn thân bụi cỏ, là cây nhỏ cao đến 7m. Vỏ thì có nhiều mảng mỏng trắng xốp. 

Xem thêm: Cây giống   Cây công nghiệp

Nông nghiệp xanh với trồng cây tràm gió lấy tinh dầu

Tinh dầu tràm gió được ứng dụng làm thuốc trừ thấp và giảm đau và có tính sát trùng mạnh đối với nhiều vi khuẩn gây bệnh. Lá tràm gió cũng có thể xong trị cảm cúm, lấy nước rủa mụn nhọt, vết thương, là thuốc trị phong thấp, cảm cúm, trữa ho, long đờm…

Phân tích thành phần hóa học của dầu tràm có rất nhiều chất, nhưng chỉ hai hoạt chất có tác dụng là Eucalyptol chiếm 42-52% và α-Terpineol chiếm 5-12%.

Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng và mỹ phẩm

α-Terpineol chiết xuất từ tinh dầu tràm chính là nguyên liệu để sản xuất nhiều thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới hai dạng sử dụng: bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi.

Nghề nấu dầu tràm xứ Huế

Theo người dân kể lại, nghề nấu dầu tràm ở Huế có từ rất lâu đời, từ thời vua chúa để lại. Theo người dân kể lại, nghề nấu dầu tràm ở Huế có từ rất lâu đời, từ thời vua chúa để lại. Thuở bấy giờ, dầu tràm là thứ dược liệu xức ngoài da duy nhất mà người Việt có được để tiến vua trong những dịp đầu mùa Đông, khi cái lạnh đến.

Và vị tổ của nghề dầu tràm không phải là người Đàng Trong và nghề của họ lúc đó là nghề nấu dầu sả. Nhưng họ theo chúa Nguyễn Hoàng trôi dạt vào Thuận Hóa và sau nhiều năm tìm hiểu, nghiên cứu cây cỏ ở đây, họ phát hiện cây tràm có hàm lượng dầu rất cao, tính năng thần dược. Nghề nấu dầu tràm bắt đầu từ đó.

Tinh dầu tràm được chiết xuất từ cây tràm gió thiên nhiên với mùi hương dịu nhẹ, có tính dược liệu cao, đặc biệt rất tốt cho đối tượng tương đối nhạy cảm như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và sau khi sinh, nên tinh dầu tràm Huế càng trở nên giá trị đối với người tiêu dùng.

Dầu tràm Huế được xem như một “thần dược”, với phương pháp gia truyền mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây luôn là sản phẩm không thể thiếu đối với người tiêu dùng tại địa phương và cả du khách khi đến Cố đô tham quan. Cũng nhờ nghề nấu dầm tràm mà đời sống của người dân Huế ngày càng đi lên...

#caytramgio #trongcaytramgio #giongcaytramgio #MuaBanNhanh #MBN #Nganmuabannhanh

Giống cây tràm gió - Nông nghiệp xanh với trồng cây tràm gió lấy tinh dầu

Giống cây tràm gió - Nông nghiệp xanh với trồng cây tràm gió lấy tinh dầu