Đặc điểm giống Tre Bát Độ:
Tre Bát Độ sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 18 - 36 độ C, lượng mưa từ 1400 đến 3000mm/năm, số giờ nắng từ 1300-1600 giờ/năm. Tre Bát Độ không đòi hỏi cao về đất trồng: đất đồng bằng, đất đồi dốc, chân núi đều có thể trồng được. Ưu điểm nổi bật của giống tre Bát Độ là khả năng chịu hạn tốt, năng suất măng cao. Sau khi trồng 2 năm thì tre cho măng, năng suất cao nhất có thể đạt 135 tấn/ha, thấp nhất là 90 tấn/ha. Thời gian thu hoạch măng kéo dài 15 đến 20 năm, thời gian thu hoạch trong năm từ tháng 6 đến tháng 10.
Măng tre Bát Độ có tác dụng tăng cường tiêu hóa, phá đờm, nhuận phổi, giảm béo phì, ăn thường xuyên còn có tác dụng phòng huyết áp cao. Ngoài việc dùng măng tươi còn có thể chế biến đóng hộp (măng củ, măng lát, măng sợi...) đông lạnh, sấy khô, muối chua... xuất khẩu đi các thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật.
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây Tre Bát Độ lấy măng:
Chọn giống Tre Bát Độ:
Cây giống tre Bát Độ được lấy từ vườn ươm nhân giống tre măng. Cây giống được nhân giống bằng phương pháp chiết cành hoặc trồng gốc củ măng bánh tẻ. Mỗi gốc đem trồng để lấy măng có độ cao từ 50 - 70cm, đường kính thân 2 - 4cm, gốc cây giống có bộ rễ khỏe mạnh. Cây giống đã được ươm trong vườn giống từ 3 - 4 tháng.
Kĩ thuật trồng cây Tre Bát Độ:
Thời vụ, phương thức và mật độ trồng cây tre Bát Độ
Thời vụ trồng: ở miền Bắc nên trồng vào vụ xuân từ tháng 2-4. Ở miền Nam trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5-7. Nên trồng những ngày trời râm mát hoặc mưa nhỏ, trồng vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
Phương thức: trồng thâm canh hoặc xen canh
Mật độ trồng: Trồng thuần loài mật độ 4x4m, trồng 600 cây/ha trên đất có độ dốc dưới 30 độ. Vùng núi dốc trên 30 độ ta nên trồng 400-450 cây/ha, khoảng cách 6x6m.
Xử lí thực bì trước khi trồng: Những nơi có cây bụi ta nên phát dọn sạch thực bì quanh hố trồng, đất có thảm cỏ chỉ cần xới xung quanh và đào hố. Nếu là đất rừng sau khai thác cần phát dọn sạch thực bì, dọn cành lá cây và trồng theo đường băng vòng quanh sườn đồi.
Đào hố và bón phân
Đào hố: kích thước 50x50x50cm theo hình nanh sấu, hố hàng trên so le với hố hàng dưới để tăng cường không gian và khả năng nhận ánh sáng của cây. Sau khi đào hố xong ta lấy cuốc xới nhẹ lớp đất mùn giàu dinh dưỡng ở xung quanh để lấp xuống hố.
Bón phân: bón lót 0,5kg NPK và 10-15kg phân chuồng hoai mục và một ít vôi bột để khử trùng. Đất sẽ được khử sạch mầm bệnh và có nguồn dinh dưỡng dồi dào để nuôi cây sau này. Trộn đều với lớp đất mùn dưới hố và lấp lại trước khi trồng từ 7-10 ngày.
Trồng cây
Dùng cuốc hoặc dao đào lỗ nhỏ ở giữa hố đã ủ phân sâu hơn chiều dài của bầu cây 3-5cm. Dùng kéo hoặc dao cắt vỏ bầu, đặt cây vào giữa hố vừa đào. Lèn chặt phần gốc cây với đất để giúp cây cố định dáng đứng thẳng. Trồng xong tưới nước luôn để cây mau quen với đất mà bén rễ. Dùng cỏ khô, rơm rạ hoặc thực bì ủ vào gốc để duy trì độ ẩm cho cây.
Chăm sóc Bát Độ lấy măng:
Thời vụ làm cỏ, mùa xuân tháng 3-4 xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ. Một năm xới vun gốc 1 lần, dùng đất, mùn hữu cơ phủ gốc tre, phủ dày 20 đến 30cm.
Về phát dọn, chặt tỉa cành tiến hành vào tháng 2 tháng 3. Dọn sạch cỏ xung quanh gốc cách khóm 1 - 1,5 m, dùng dao phát xa gốc, tỉa những cành nhánh nhỏ xung quanh gốc tre.
Về bón phân: bón phân 2 lần/năm. Lần 1 vào tháng 3-4 khi tre chuẩn bị cho măng. Bón phân và vun gốc tre để cây có sức ra măng. Lần 2 vào tháng 7 sau khi tre Bát Độ đã ra rộ măng, bón thêm phân xung quanh gốc để tre có thể ra măng nhiều hơn.
Lượng bón: Lần 1: bón 15 - 20 kg phân chuồng hoai mục + 1,5-2 kg phân NPK /gốc. Lần 2: bón 2-3 kg NPK gốc.
Cách bón: Đối với đất bằng bón cách gốc 50 - 60 cm. Cuốc xung quanh gốc sâu 10 - 15 cm, rộng 20 cm, rắc phân chuồng hoai mục + NPK rồi lấp đất kín phân. Đối với đất dốc dùng cuốc tạo rãnh hình lưỡi liềm ở phía trên khóm tre theo chiều dốc, sau đó rắc phân và lấp đất trở lại.
Từ năm thứ 4 - 6 tre phát triển rất mạnh, thời kỳ này ta chỉ lấy măng, không để cây con. Đến năm thứ 6 thì để 3 đến 4 cây măng mới mọc, thay cho cây tre mẹ, cắt bỏ các cây mẹ già cỗi vào cuối mùa mưa. Các năm thứ 7-9 vườn tre chỉ lấy măng, đến năm thứ 10 thì để lại mỗi gốc 3 - 4 cây con và đào bỏ gốc cây mẹ. Sau năm thứ 10, mỗi khóm tre chỉ để 8 đến 10 cây mẹ và cứ cách 4 năm thì chặt bỏ 3 đến 4 cây mẹ, để 3 đến 4 cây con mới. Đào bỏ gốc tre già thì năm nào cây cũng cho măng to để thu hoạch.
Thu hoạch măng Bát Độ:
Khi măng có chiều cao 40-50cm thì tiến hành thu hoạch. Dùng dao sắc cắt sát mặt đất và cắt ngang cây măng, sao cho vết cắt sắc gọn và bằng phẳng. Không nên cắt quá non hoặc quá già, phần dưới gốc măng nên để lại 2-3 mắt để cây có thể ra măng tiếp từ gốc măng vào năm sau. Thời gian thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của măng.
Lưu ý:
Trước khi giao dịch mua bán với
Học Viện Công Nghệ Cao tại Khu 31 ha - Phố Nguyễn Mậu Tài - Thị Trấn Trâu Quỳ - Huyện Gia Lâm - Hà Nội., hãy tìm hiểu kỹ
thông
tin
về số điện thoại (0865804321)
Đây là mặt hàng Mới 100% nên bạn hãy kiểm tra thật kỹ tình trạng
hàng
hóa, bao bì đóng gói (nếu có), đọc kỹ các chính sách bảo hành đổi trả.
Việc mua bán các bên tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm với nhau. MuaBanNhanh chỉ là
mạng
xã
hội hỗ trợ tất cả các thành viên đánh giá người mua lẫn người bán.
Tìm hiểu về
Học Viện Công Nghệ Cao
Tại đây