459.324 tin đăng 435.944 thành viên Tham gia đăng tin miễn phí

Giống cây táo thái

30.000VND


Hoàng Thị Muôn
Hoàng Thị Muôn CÔNG TY TNHH XNK Nông Nghiệp Tiên Tiến Toàn Cầu
Thôn Vàng, xã Cổ Bi, Huyện Gia Lâm, TP Hà Nội

Chia sẻ lên mạng xã hội để tạo tín hiệu tốt cho tin đăng của bạn
Giống cây táo thái được Trung tâm Giống Cây Trồng Tiên Tiến Chất Lượng Cao cung cấp trên toàn quốc với giá 30.000đ/1 cây. Cam kết cây chuẩn giống đầu dòng, chất lượng cao, sạch sâu bệnh. Sđt/zalo: 0962.209.813.
* Nguồn gốc và đặc điểm:
- Các Giống táo ít sâu bệnh, dễ chăm sóc, đầu tư ít, đặc biệt sinh trưởng rất nhanh và thời gian khai thác dài.
- Cây táo thái lan Cây con sau khi trồng 6 tháng, thân to bằng điếu thuốc lá là đơm hoa, đậu quả, sau 3 tháng tiếp theo là thu hoạch vụ đầ u tiên với thời gian thu hoạch liên tiếp trong 6 tháng. Dễ trồng, năng suất cao, quả giòn ngọt – không chua, không nhớt.
- Đây là giống táo ngon và có giá trị kinh tế cao.
* Kỹ thuật trồng
Thời vụ và mật độ trồng
Thời vụ trồng chủ yếu là vụ xuân tháng 2-4 , nếu cây giống ghép sớm có thể trồng từ tháng 11. Sang xuân gặp thời tiết thuận lợi cây sinh trưởng nhanh. Cuối năm cây sẽ cho nhiều quả. Khoảng cách trồng thông thường từ 3 – 4 m một cây.
* Phương thức và mật độ trồng
Kích thước hố trồng 40x40x40 cm. Bón lót mỗi hố 15-20 kg phân chuồng hoai mục + 0,5kg super lân + 0,3 kg vôi bột. Các loại phân được trộn đều với đất, cho xuống hố, vun ụ lồi so với mặt đất 20cm (không trồng cây trực tiếp với phân)
Nếu không có phân chuồng thì có thể sử dụng phân lân vi sinh với lượng 5-7 kg/hố.
* Chăm sóc và bón phân
Trong tuần đầu tiên mỗi ngày tưới cho cây 1 lần vào sáng hoặc chiều, mỗi lần tưới ướt đẫm. Sau đó cách 2, 3 ngày tưới 1 lần cho tới hết tháng. Khi cây phát triển sẽ tưới thưa hơn nhưng phải đảm bảo đất luôn luôn ẩm.
Hằng năm cần bón phân cho cây sau thu hoạch và đốn cây, nhằm hồi phục sức cho cây vụ xuân tới, với lượng phân bón 1 cây như sau: Phân chuồng từ 30-50 kg, lân 5-8 kg, kli 3-5 kg, đạm ure 0,5-1 kg.
* Đốn táo: Cành củ quả táo mọc trên cành mẹ ra trong vụ xuân đầu năm, bởi vậy đốn cành sao cho nhiều cành ra rong vụ xuân, cành khỏe, có sản lượng cao. Có 2 cách đốn như sau:
- Đốn phớt: Làm thường xuyên hàng năm sau vụ hái quả nhằm cho sản lượng cao và ổn định.
- Đốn đau: Nhằm tạo tán đối với cây còn nhỏ 1-3 năm tuổi và đối với những cây đã lớn, cắt hết các loại cành chỉ để lại một đoạn gốc của 3 cành lớn ra trong năm trước để tạo tán cho năng suất cao.
3. Phòng trừ sâu, bệnh
* Bệnh hại
- Bệnh Thối rể, nứt thân: Thường gặp ở các chân đất ẩm ướt, nấm xâm nhập làm hư rể cọc, sau đó phá huỷ cả bộ rễ làm cây chết. Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang mầu xanh nhạt rồi rụng, cành chết dần từ ngọn xuống thân chính. Cần tránh ẩm ướt ở vùng rể; Phát hiện sớm những vết nứt dọc và thâm đen trong mạch gỗ.
- Bệnh khô cành: Do nấm Colletotrichum cloeosporiodes, xâm nhập vào cành làm cành khô chết. Trên quả già, nấm xâm nhập qua vết thương, làm quả bị nhũn. Ngoài ra, bệnh còn do nắng rọi trực tiếp trong thời gian dài.
- Bệnh trên quả già : Nấm bệnh xâm nhập khi quả đang phát triển tạo ra các điểm đen nhỏ trên vỏ quả, hình dấu cộng trên vỏ quả, các điểm đen này nứt và tách ra, làm giảm mẫu mã và giá bán. Cần tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, sau đậu trái nên phun thuốc phòng ngừa
* Sâu hại
- Côn trùng hại rể: Gồm các đối tượng thường thấy như mối, sùng, dế, kiến, đặc biệt là rệp sáp, tập trung ở tầng đất từ 0 – 50cm, cây bị bệnh có lá vàng nhạt, cây suy dễ chết.
- Bọ xít: Chích hút nhựa đọt non, lá non làm héo và chùm đọt, đặc biệt là trái non tạo ra các chấm đen trên vỏ quả, làm rụng nhiều quả, là cửa ngõ xâm nhập của nhiều loại nấm bệnh, làm giảm rất rỏ năng suất và chất lượng quả.
- Mọt đục thân cành: Xuất hiện từ giữa mùa mưa khá rộ vào đầu đến giữa mùa khô, lổ đục tuy nhỏ và đường đục ngắn nhưng làm giảm quá trình sinh trưởng, phát triển và cành dễ gãy.
* Phương pháp phòng trừ
- Nhóm sâu hút trích: dùng các thuốc:Sherpa (0,1%), Trebon (0,1-0,2%), Depterx(0,2%), Dantinol (0,1-0,2%), moniter (0.1-0,2%), Bi58, Báudin
- Nhóm trừ sâu ăn lá: Dùng một trong các thuốc sau: Azodrin 50DD (0,2%), Score (0,05%), alieett (0,3%), Mancozeb (0,25%)
- Đối với kiến, mối, bọ cánh cứng hại rễ, gốc: Sử dụng Báudin, Lidanfỏ, Sevidol để trị. Dùng một trong các loại thuốc trên, trộn cát với tỉ lệ 1 thuốc – 10 cát, rắc xung quanh gốc và hố.
4. Thu hoạch
Táo được thu hoạch sau 2-3 tháng ra hoa, khi quả to, căng mọng vỏ và sáng màu. Thu hoạch táo thủ công và tránh làm dập nát trong khi vận chuyển.
Bà con cần tư vấn xin liên hệ:
Trung Tâm Giống Cây Trồng Tiên Tiến Chất Lượng Cao –
CÔNG TY TNHH XNK Nông Nghiệp Tiên Tiến Toàn Cầu
SĐT/Zalo: 0962.209.813
- Địa chỉ vườn ươm: Hợp tác xã giống cây trồng cổ bi, đối diện trường mầm non cổ bi cũ - ngã tư chợ Vàng - đường cổ bi - Gia lâm - Hà Nội
- Địa chỉ trụ sở: Thôn Vàng, xã Cổ Bi, Huyện Gia Lâm, TP Hà Nội
- Email: giongcaytrongkinhtecao@gmail.com
- Web: giongcaytrongkinhtecao.com
- Trong trường hợp quý khách đăng ký làm đại lý cung cấp cây giống cho Trung tâm sẽ nhận được hỗ trợ về giá và ưu đãi lớn.
HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
CHÚC CÁC NHÀ VƯỜN, TRANG TRẠI TRỒNG CÂY THẮNG LỢI

Giống cây táo thái0

Giống cây táo thái1

Giống cây táo thái2


Lưu ý: Trước khi giao dịch mua bán với Hoàng Thị Muôn tại Thôn Vàng, xã Cổ Bi, Huyện Gia Lâm, TP Hà Nội, hãy tìm hiểu kỹ thông tin về số điện thoại (0962209813)

Đây là mặt hàng Mới 100% nên bạn hãy kiểm tra thật kỹ tình trạng hàng hóa, bao bì đóng gói (nếu có), đọc kỹ các chính sách bảo hành đổi trả.

Việc mua bán các bên tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm với nhau. MuaBanNhanh chỉ là mạng xã hội hỗ trợ tất cả các thành viên đánh giá người mua lẫn người bán.

Tìm hiểu về Hoàng Thị Muôn Tại đây
Sản phẩm cùng người bán
Sản phẩm cùng chuyên mục

Hoàng Thị MuônCÔNG TY TNHH XNK Nông Nghiệp Tiên Tiến Toàn Cầu, Giống cây táo thái Mới 100%

Thôn Vàng, xã Cổ Bi, Huyện Gia Lâm, TP Hà Nội - Huyện Gia Lâm - Hà Nội - Giống cây táo thái