Thuyền decor, Xuồng gỗ decor, Thuyền decor theo yêu cầu
Lưới bọc nhựa, lưới hàn mạ kẽm D3 50x50, Lưới tô tường có sẵn
Lưới hình thoi làm cầu thang, Lưới sàn thao tác, lưới xg19, xg20, xg21, xg42, xg43
Lưới thép hàn D4 a(50x50), a(100x100), a(150x150), a(200x200) luôn sẵn kho
Dây thép gai hình dao đường kính 45cm, Dây thép gai biệt thự
Dây bơm hút bùn 5m dùng cho máy chạy xăng 5.5 hp
Máy Cưa Xích 2 Thì lam sên 3 tấc KAMASTSU
Máy tời treo tốc độ nhanh SK 300
Máy cắt sắt 350mm chưa motor
Lắp đặt hàng rào dây thép gai ĐK 35cm , 45cm ......
(TBKTSG) - Tính toán và điều tra của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin Việt Nam (VECITA), năm 2015, dân số Việt Nam 93 triệu người, trong đó có 40% người dùng Internet và 60-70% người dùng Internet mua trực tuyến ít nhất 1 lần/năm, giá trị hàng hóa trung bình mỗi người mua trực tuyến là 150 đô la Mỹ/năm, doanh thu thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2015 ước đạt 4 tỉ đô la Mỹ.
Sân chơi nào cũng cần lắm công phu
Thị trường được các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong những năm tới, bởi Việt Nam có tỷ lệ người dùng Internet đông, độ tuổi trẻ, sự phổ biến điện thoại di động, nhất là khi mạng truyền tải tốc độ cao 4G/LTE sắp được triển khai vào năm 2016.
Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ của TMĐT có mặt trên tất cả các lĩnh vực. Theo thống kê của TechInAsia, tốp 15 trang TMĐT được các quỹ đầu tư trong và ngoài nước rót vốn mạnh nhất tại Việt Nam kể từ năm 2014 có: Foody (ứng dụng đặt thức ăn), Tiki (trang mua sắm), iCare Benefits (cung cấp dịch vụ tài chính cho ngân hàng, khách hàng cá nhân, doanh nghiệp), Sendo (mua sắm), Haravan (cung cấp nền tảng công nghệ cho bán hàng trực tuyến), Giaohangnhanh (cung cấp dịch vụ hậu cần cho doanh nghiệp TMĐT), Vexere (hệ thống đặt vé xe trực tuyến), Deca (bán hàng mẹ và bé), Taembe (chuyên bán sản phẩm chăm sóc trẻ và tã), TicketBox (nền tảng quản lý đặt vé trực tuyến và sự kiện), MuaBanNhanh.com (cung cấp nền tảng giao dịch cho chợ trực tuyến), DKT (cung cấp cổng thông tin điện tử cho các trang thương mại điện tử), Ononpay (cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ và xử lý các giao dịch tài chính trực tuyến), Websosanh (trang so sánh giá cả hàng hóa, dịch vụ), Timviecnhanh (trang tìm việc và đăng tin tuyển dụng). Không công bố mức vốn đầu tư cụ thể, song chính sự rót vốn đồng loạt từ nền tảng đến các loại hình dịch vụ trong hệ sinh thái TMĐT đã khiến việc mua bán trên Internet thực sự đa sắc màu và trở nên chuyên nghiệp.
Ngày mua sắm trực tuyến - Trực tuyến Friday 2015 do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) cùng Hiệp hội Thương mại điện tử tổ chức ngày 4-12-2015 đã thu hút 500 doanh nghiệp đăng ký với trên 5.000 mã sản phẩm khuyến mãi và 2.015 sản phẩm giảm giá mạnh đến 50% hoặc cao hơn. Các doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp TMĐT lớn như Thế Giới Di Động, Nguyễn Kim, FPT Shop, Co.opmart, HC Center, Pico, Trần Anh, SunhouseGroup, Lazada, Adayroi, Zalora, Sendo, Deca, Tiki, Hotdeal... đều tích cực tham gia. Riêng tại Lazada, trong ba ngày cuối của chương trình Cách mạng mua sắm trực tuyến (10, 11 và 12-12-2015), trang web Lazada.vn và ứng dụng trên điện thoại Lazada App đã có hơn 1,5 triệu lượt truy cập, 73.000 khách hàng với 100.000 loại sản phẩm được đặt mua. Với lượng đơn hàng ồ ạt trong giai đoạn này, đội ngũ giao nhận của Lazada đã kích hoạt hơn 200 phương tiện vận chuyển nhằm đảm bảo 93% đơn hàng được chuyển đi thành công trong vòng 24 giờ.
Bên cạnh mảng màu “nổi” đó, năm 2015 TMĐT Việt Nam bắt đầu chứng kiến sự khắc nghiệt của thị trường. Tháng 10-2015, trang Beyeu.com chuyên cung cấp sản phẩm dành cho trẻ em thuộc dự án khởi nghiệp Project Lana (được quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Vietnam rót vốn) công bố ngừng hoạt động. Trước đó, hai dự án Lamdieu.com và Foreva.vn của Project Lana cũng đã vội “chết non”. Gần đây, trang đặt thức ăn trực tuyến Foodpanda.vn vốn rất mạnh trong chiến dịch truyền thông cũng như tiềm năng và thực lực đột ngột tuyên bố đóng cửa, sau đó thông báo đã được bán cho Vietnammm.vn với giá... không công bố. Vì cùng một “cha đỡ đầu” là nhà đầu tư Rocket Internet, nên sau hai sự kiện Lamido.vn và Foodpanda.vn lần lượt bị bán đi, Lazada bị dính nghi án có khả năng cạn nguồn vốn, còn Zalora.vn đang tìm kiếm đối tác để trao thân. Tuy nhiên, thông tin này đã được đại diện Lazada và Zalora tại Việt Nam bác bỏ.
TMĐT là một lĩnh vực mới nên được giới trẻ hứng thú lựa chọn khởi nghiệp và các nhà đầu tư cũng dễ để mắt đến. Dự án thất bại ngay từ dòng vốn đầu tiên hay được phát triển đến khi đủ lớn được gã bán đi là chuyện rất đỗi bình thường và hiển nhiên trong kinh doanh. Mua để loại bỏ đối thủ và tận dụng nguồn cơ sở dữ liệu như thế nào lại là câu chuyện khác. Nhưng rõ ràng chính sự lặng lẽ ra đi và bán mình của một số trang trực tuyến lớn đã ngầm phát đi thông điệp, rằng kinh doanh trực tuyến không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ vì không tốn chi phí mặt bằng, không sợ bị tồn kho...
Kinh doanh trực tuyến thật ra nếu không biết cách sẽ là một cuộc chơi đốt tiền, bởi để mọi người biết đến phải làm mạnh khâu tiếp thị, rồi chi phí lưu trữ, quản lý kho, vận chuyển, liên tục thiết kế những chính sách bán hàng ưu đãi để thu hút khách hàng và tạo dựng lòng tin. Trong khi đó, nỗi lo ngại lớn nhất của khách hàng mua trực tuyến vẫn là chất lượng hàng hóa. Bán hàng trực tuyến cần kết hợp ba thứ: làm sao để nhiều người biết mình, khách hàng đồng ý mua, và khách hàng quay trở lại. Để đạt được bước 1, nhiều doanh nghiệp đã chạy quảng cáo các kiểu, nướng hết tiền mà chưa kịp làm tốt ở bước 2 và 3.
Nhìn lại một năm qua, ông Trần Hải Linh, Tổng giám đốc sàn TMĐT Sendo.vn, cho rằng các doanh nghiệp đều bước qua một năm không dễ dàng nhưng cũng có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Thị trường còn rất nhiều tiềm năng để tăng trưởng, thay vì cạnh tranh, các doanh nghiệp trong ngành này nên nhìn vào hướng cùng nhau giải quyết các bài toán cho người dùng.
Xu hướng kinh doanh đa kênh
Đừng đặt kỳ vọng quá nhiều vào kinh doanh trực tuyến - ông Trần Nhật Linh, Giám đốc bán hàng trực tuyến Thế Giới Di Động, khẳng định theo đó doanh nghiệp nên kết hợp mô hình đa kênh, tức vừa kết hợp kinh doanh cửa hàng truyền thống vừa kinh doanh trực tuyến nếu doanh nghiệp tự tin vào cả hai lĩnh vực này.
Khảo sát của Thegioididong cho thấy, trên 80% khách đặt hàng trực tuyến nhưng sau đó lại ghé cửa hàng để giao dịch. Doanh thu trực tuyến chỉ chiếm gần 8% toàn bộ hệ thống trong đó bao gồm 530 siêu thị Thegioididong và 55 siêu thị DienmayXanh trên toàn quốc. Những hạn chế của hình thức bán hàng trực tuyến, theo ông Linh là không được khách hàng tin tưởng tuyệt đối vào chất lượng sản phẩm, không hỗ trợ khách hàng tốt sau khi bán hàng. Còn hạn chế của bán ngoại tuyến là không có thêm nhiều khách hàng mới, không nắm bắt kịp thời những phản hồi của khách hàng. Vì vậy sự kết hợp hai mô hình trực tuyến và ngoại tuyến sẽ giúp cửa hàng bán hàng tốt hơn, tăng niềm tin cho khách mua trực tuyến, mà cơ hội quảng bá sản phẩm, dịch vụ cũng đến nhiều hơn với khách hàng mới.
Trong khi các trang TMĐT lớn đang bung hết công lực để chinh phục thị trường, có thành công và không ít thương vong, thì một xu hướng mới của TMĐT mà trước đây TBKTSG từng nêu, đó là sự bùng nổ của thị trường ngách. Hàng trăm trang web bán hàng về thời trang, giày dép, túi xách, đồ công nghệ, thức ăn, đặc sản, cá sạch, rau sạch... của những cá nhân mọc lên như nấm sau mưa. Họ tận dụng mọi kênh quảng bá có thể, từ chạy ứng dụng trên Facebook đến dùng uy tín cá nhân của mình để bán sản phẩm. Một thống kê bỏ túi cho hay, mỗi cửa hàng trực tuyến mini này cũng kiếm được 30-40 đơn hàng mỗi ngày.
Nhưng theo quan sát, hình thức bán hàng trực tuyến này vẫn chưa phải là hành vi chủ đạo của giới trẻ hiện nay, để tăng doanh số và tạo thêm niềm tin đối với khách hàng, các chủ cửa hàng trực tuyến đã bắt đầu tìm kiếm những mặt bằng trong các hẻm sâu để có một địa điểm giao dịch, việc truyền thông cũng dễ dàng hơn. Một chủ cửa hàng cho biết, khách hàng vào xem thông tin hình ảnh sản phẩm trên trực tuyến nhiều nhưng sau đó thường tìm đến các cửa hàng để lựa sản phẩm. Doanh số bán hàng ngoại tuyến vì thế luôn cao gấp 5-9 lần so với bán trực tuyến.
Mô hình tập kết các cửa hàng bán hàng trực tuyến, từ 40-50 cửa hàng, cùng thuê một địa chỉ đẹp để kinh doanh (chi phí mặt bằng tầm 1-2 triệu đồng/cửa hàng) đang phát huy vai trò mang lại giá trị cộng hưởng này. Địa điểm 199A trên đường Cách Mạng Tháng 8, Q.3, TPHCM hiện nay là một trong những mô hình tập kết đó.
Thời trang là ngành hàng chiếm thị phần lớn nhất trong các ngành hàng trực tuyến bán chạy thời gian qua, đây cũng là ngành hàng có số lượng đơn hàng trả lại nhiều nhất vì khách hàng rất thường không hài lòng về chất liệu, kích cỡ... Nhưng không vì thế mà ngành hàng này sẽ mất đi ưu thế - các chuyên gia nhận định, bởi nhu cầu về thời trang quá lớn, mặt hàng này lại lãi khá cao vì không ai thống trị.
>> Link trên báo: [ Báo TheSaiGonTimes ] đưa tin về MuaBanNhanh.com - Kinh doanh trực tuyến: Ranh giới nổi-chìm mong manh
[ Báo Thesaigontimes ] Đưa Tin Về Muabannhanh.Com - Kinh Doanh Trực Tuyến: Ranh Giới Nổi-Chìm Mong Manh