1 – Giới Thiệu:
Cây Giống chuối đỏ còn được gọi là chuối đỏ Dacca, loại chuối vỏ đỏ này được tìm thấy ở Úc, chúng nhỏ hơn và có vỏ dày hơn so với các loại thông thường. Tuy nhiên thịt chuối đỏ lại mềm và ngọt hơn. Giá của loại chuối đỏ độc đáo này khá cao, khoảng hơn 600.000 đồng/nải vì thế nó được coi là một trong những loại đặc sản “hái ra tiền” hiện nay. Quả chuối đỏ khi nhỏ có mầu xanh nhưng khi quả to bằng ngón tay cái thì dần chuyển sang mầu đỏ rất đẹp mắt… Quả chuối đỏ có kích thước nhỏ hơn quả chuối thông thường một chút. Quả chuối có vỏ màu đỏ đậm hoặc hơi tím. Thịt của chuối có màu trắng kem cho đến màu hồng với hương vị chuối nhẹ nhàng quyện lẫn vị của quả mâm xôi đầy hấp dẫn. Nhưng nhìn chung thì hương vị tổng thế quả nó vẫn mang đặc trưng của một quả chuối thông thường. Quả chuối đỏ là món ăn được yêu thích của vùng Trung Mỹ với hơn 6,4 tỉ đô la tiêu thụ mỗi năm. Chuối đỏ cũng rất tốt cho sức khỏe và nếu có điều kiện, bạn nên bổ sung nó vào chế độ ăn uống của mình. Chuối đỏ có hàm lượng calo thấp, một quả chỉ chứa khoảng 110 calo vì thế nếu hàng ngày ăn chuối đỏ bạn cũng sẽ không sợ bị tăng cân ( tin tức 24h ).
Cây chuối đỏ có chiều cao trung bình, ngay từ khi còn nhỏ thân đã đỏ tím do vậy rất dễ phân biệt với các giống chuối khác. Hơn thế, mỗi quả chuối đỏ có khoảng 4g chất xơ, đáp ứng được 16% chất xơ hàng ngày cho bạn. Mỗi người phụ nữ cần khoảng 25g chất xơ mỗi ngày còn nam giới khoảng 38g. Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến cơ thể no lâu hơn và kiểm soát được cân nặng. Ngoài ra, chuối đỏ còn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường type2. Không những thế, chuối đỏ còn giàu Kali, vitamin B6 và Vitamin C, rất tốt cho cơ thể. Như với các loại chuối có màu vàng khác, chuối đỏ sẽ chín vài ngày ở nhiệt độ phòng sau khi chặt ra khỏi cây. Chuối đỏ có thể bóc vỏ rồi ăn trực tiếp hay đem nướng, chiên hoặc làm salad, sinh tố, làm các loại bánh cũng như loại chuối thông thường… Qua quá trình trồng thử nghiệm tại Việt Nam cho thấy cây chuối đỏ Dacca sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng kháng bệnh cao, kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp bà con có hướng đầu tư mới hiệu quả hơn…
2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Dạng nuôi cấy mô. Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô có đặc điểm là cây sạch bệnh, có sức sinh trưởng mạnh, cây ít bị nhiễm bệnh do không bị các vết thương cơ giới khi đánh cây con mà đây là một trong những nguyên nhân lây nhiễm bệnh. Cánh đồng chuối cho thu hoạch tập trung, năng suất cao hơn từ 10-20 % so với trồng bằng chồi, quả đồng đều, ít các vết bệnh.
3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Thời vụ tốt nhất là vụ Xuân: Tháng 2, 3; vụ Hè Thu vào tháng 7, 8. Mật độ: 2000 - 2500 cây/ha, hàng x hàng: 2,5 - 3,0 m, Cây x cây 2,5 x 2,0 m.
4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
Muốn cho chuối đạt năng suất cao thì đất trồng chuối tốt nhất là đất tơi xốp nhiều mùn, nhất là đất phù sa, bùn ao phơi ải, nơi ko bị ngập úng và dễ tiêu nước, vườn chuối trồng phải quang đãng đủ ánh sáng cho cây quang hợp, độ PH thích hợp cho chuối là từ 5 – 7. Làm đất: Đất trồng cần làm kỹ, sạch cỏ dại, lên luống rộng 3 – 3,5m, cao 30- 40cm, đào hố trồng giữa luống, Cây x cây 2,5 x 2,0 m. Đào hố có kích thước hố vuông từ 40 – 45 cm, sâu từ 30 – 35cm, nơi nào đất xấu thì đào hố có kích thước lớn hơn. Đào lỗ sau 7 – 10ngày cho hả (tháo hết các khí độc hại), nếu như lớp đất màu nông thì phải để lớp đất này riêng rồi mang ½ lượng đất trộn với lượng phân rác và tro có tỷ lệ 4/1 cho vào gần đầy hố.
5 – Phân Bón Lót:
Dùng phân chuồng oai mục để bón lót, lượng bón lót cho 1 hố trồng từ 15-20 kg phân chuồng, 0,2 kg super lân, 0,1 kg kali, urê 0,1 kg, vôi bột 0,1 kg (nếu đất chua). Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp hố lại sao cho mặt hố sâu hơn mặt đất 10-15 cm.
6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Chuối Đỏ Dacca:
Chuối phải đươc trồng lúc trời râm mát, buổi sáng hoặc chiều tối là tốt nhất. Với cây giống nuôi cấy mô trước khi trồng phải dỡ bỏ bầu nilon một cách cẩn thận không được làm vỡ bầu. Trồng vào giữa hố, dùng đất nhỏ lấp kín gốc. Sau khi trồng có thể dùng rác ủ để giữ ẩm cho cây mau bén rễ.
7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Chuối Đỏ Dacca:
7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Vườn chuối cần được thường xuyên chăm sóc để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, sớm ra hoa và đạt năng suất cao. - Tưới nước: Cây chuối cần rất nhiều nước ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, nhất là cây giống nuôi cấy mô nên cần phải có chế độ tưới nước đặc biệt. Trồng xong cần tưới ngay và luôn luôn cung cấp đủ ẩm cho cây ở giai đoạn này. Một giai đoạn nữa cần đủ nước là giai đoạn phân hoá mầm hoa (sau trồng 8-10 tháng) đến khi quả lớn đẫy. - Tỉa mầm, định chồi và vệ sinh vườn: Cây chuối đẻ khỏe nên cần phải tỉa bớt chồi chỉ để lại 1 chồi con để thay thế và khống chế mật độ vườn cây, điều tiết sự sinh trưởng của cây mẹ và cây con. Việc tỉa chồi phải làm thường xuyên bằng cách đào bỏ các chồi ở vị trí cao nhất. Đồng thời với tỉa chồi, định mầm cần tiến hành vệ sinh như cắt bỏ lá khô, lá bệnh, cắt bỏ hoa đực, bao buồng bằng túi PE đục lỗ hoặc giấy chịu ẩm, phòng trừ cỏ dại, khơi rãnh tiêu nước cho vườn.
7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Chuối Đỏ Dacca:
Nhu cầu dinh dưỡng cho chuối khá cao, đặc biệt phân kali, đạm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến thời gian sinh trưởng, năng suất quả mà còn cả đến phẩm chất, khả năng vận chuyển, cất giữ quả. Lượng phân bón cho 1 cây như sau: Đạm 100 – 200g, lân 20 – 40g, kali 300 – 400g; phân hữu cơ 5 – 10kg, bón trước khi trồng. Thời gian và cách bón có thể chia làm các đợt sau: + Bón trước khi trồng: Bón phân hữu cơ và 1/2 lân + 1/4 kali. + Bón lần 2: Sau khi trồng 2 tháng, bón 1/4 đạm, 1/2 kali, bón nông, xới nhẹ trên mặt kết hợp ủ gốc cho cây. + Bón lần 4: Bón nuôi quả với 1/4 đạm, 1/4 lân và 1/4 kali. Các loại phân sau khi bón cần phải vùi lấp tránh mất mát do quá trình oxy hóa. Phân hữu cơ có thể bón theo rãnh, bón lót. Có thể chia lượng phân thành ít đợt hơn, song cần chú ý đến giai đoạn sau thu hoạch, phân hóa hoa và nuôi quả. Ngoài ra, còn bổ sung cho cây các loại phân vi lượng bằng cách bón trực tiếp vào đất hoặc phun lên lá cùng với thuốc bảo vệ thực vật.
8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Chuối Đỏ Dacca:
Cây chuối đỏ Dacca không có bệnh gì.
9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:
- Căn cứ vào hình thái quả như màu sắc, hình dạng quả và núm quả. - Căn cứ vào chỉ số quả: giữa trọng lượng quả (g) và chiều dài quả (cm). - Căn cứ vào dộ nhớt hoặc độ chắc của thịt quả qua các máy đo chuyên dụng. - Căn cứ vào thời gian ra hoa đến thu hoạch: 2,5 - 3 tháng. - Thời điểm thu hoạch còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, khoảng cách từ nơi trồng đến nơi tiêu thụ. Sau khi cắt buồng, bà con nên dựng vào nơi thoáng mát cho chảy bớt nhựa trong 2-3 ngày. Dùng dao, kéo sắc ra nải đem rấm bằng đất đèn hoặc lá xoan + đốt hương đen./.
cây giống chuối đỏ đã vào bầu
cây giống chuối đỏ chưa vào bầu
cây chuối đỏ trưởng thành
Lưu ý:
Trước khi giao dịch mua bán với
Cây Giống Nông Nghiệp tại Học viện nông nghiệp Việt Nam ( trâu quỳ - gia lâm - hà nội ), hãy tìm hiểu kỹ
thông
tin
về số điện thoại (038 2325 775)
Đây là mặt hàng Mới 100% nên bạn hãy kiểm tra thật kỹ tình trạng
hàng
hóa, bao bì đóng gói (nếu có), đọc kỹ các chính sách bảo hành đổi trả.
Việc mua bán các bên tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm với nhau. MuaBanNhanh chỉ là
mạng
xã
hội hỗ trợ tất cả các thành viên đánh giá người mua lẫn người bán.
Tìm hiểu về
Cây Giống Nông Nghiệp
Tại đây