logo

Cộng đồng mua bán cây giống uy tín trên MuaBanNhanh, tham khảo ngay trên: Cây rau sắng

Xem video Fanpage Nông Nghiệp Nhanh: TRẺ - KHỎE - ĐẸP cùng CÂY RAU SẮNG I MuaBanNhanh I Cây giống

Xem nhanh
1
Giá cây rau sắng chùa Hương
1.1
Tại các cửa hàng cây giống
1.2
Tại các chợ online
2
Giống cây rau sắng
2.1
Đặc điểm
2.2
Mùa vụ, trồng và thu hoạch
3
Cây rau sắng rừng và cây rau sắng chùa Hương
3.1
Cây rau sắng rừng
3.2
Cây rau sắng chùa Hương
4
Rau sắng rừng trong các bữa ăn
5
Cây rau sắng có tác dụng gì?
5.1
Cây rau sắng mang giá trị dinh dưỡng cao
5.2
Tốt cho sức khỏe thai phụ
5.3
Lợi tiểu, giải độc
5.4
Chữa nhiệt
5.5
Chữa táo bón hiệu quả
5.6
Giảm cân
5.7
Tốt cho phụ nữ sau sinh
6
Trồng cây rau sắng như thế nào?
6.1
Điều kiện cây trồng
6.2
Kỹ thuật trồng cây rau sắng
6.2.1
Thời vụ trồng
6.2.2
Phương thức trồng
6.2.2.1
Trồng bằng cây con
6.2.2.1.1
Tiêu chuẩn cây con đem trồng
6.2.2.1.2
Làm đất
6.2.2.2
Cách trồng cây rau sắng bằng hạt
7
Làm giàu từ vườn cây rau sắng
7.1
Vườn cây rau sắng
7.2
Lộc Trời cho từ cây rau sắng
8
Mô hình trồng cây rau sắng
8.1
Cây rau sắng cho giá trị kinh tế cao
8.2
Mô hình cây rau sắng tiếp tục được nhân rộng

Giá cây rau sắng chùa Hương

Đây là loại rau đặc sản của vùng Tây Bắc, vì vậy đa phần loài rau này ít có bán tại các tỉnh miền Nam. 

Hiện nay, trên thị trường có giống cây rau và hạt rau sắng cũng được bày bán khá phổ biến.

Tại các cửa hàng cây giống

Vì đây là loài cây thân gỗ nên phổ biến nhất là sẽ được bán bằng các giống cây đã ươm tại vườn. Giá cây rau sắng khá ưu đãi khi mua trực tiếp tại các cửa hàng cây giống. Cây rau sắng đã được ươm thành cây nhỏ tại các vườn ươm. Giá 30 nghìn đồng khi mua dưới 10 cây và từ 10 cây đến dưới 50 cây sẽ có giá 25 nghìn đồng. Nếu mua với số lượng lớn trên 50 cây sẽ có giá 20 nghìn đồng, ưu đãi với số lượng lớn. 

Tại các chợ online

Trên chợ online, đa số người ta bán theo 1 combo từ  2 - 3 cây với giá từ 100-150 nghìn đồng/ 1 combo.

Hạt giống cây rau sắng cũng được bán online với giá 350 nghìn đồng/ 1kg. 

Giống cây rau sắng

Người miền Nam có thể chưa biết đến lại rau này, nhưng đây là món rau rất gần gũi và là đặc sản của bà con miền Bắc và có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Hiện nay trên thị trường ngoài giống cây rau sắng, còn có cả hạt giống cây rau sắng cũng được bày bán.

Cây rau có nhiều tên gọi khác nhau như: rau mì chính, rau ngót rừng, hay chùm rau sắng non người ta hay gọi là chùm rồng rồng. Với gia trị dinh dưỡng cao, thơm ngon và khi nấu ra ngọt nước nên rất nhiêu người chuộng món rau này. 

Đặc điểm

Cây rau sắng hay còn gọi là ngót rừng, được lấy từ ngọn, đọt mầm hoặc chùm hoa trắng của cây sắng đều ăn được, cây thuộc loại thân gỗ mọc tự nhiên trên núi.

Cây sắng thường mọc trên các vách đá của núi đá vôi với độ cao khoảng 100-200m so với mặt nước biển ở các tỉnh như Lào Cai, Hà Tây, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Cây sắng có thân to, chiều cao có khi đến hàng chục mét, đường kính tầm 20-30cm, thường người ta trèo lên cây để hái những đọt non của cây. 

Mùa vụ, trồng và thu hoạch

Cây sắng thuộc loại ưa đất ẩm, sống bằng mùn đất do lá cây mục nát tạo ra, thường mọc dưới tán lá của những loại cây khác, không ưa các loại phân bón hóa học. 

Cây có thể nhân giống bằng hạt, hom rễ; trồng phân tán, trồng xen vào các khu rừng tái sinh hoặc trồng xen với cây ăn quả. 

Cuối đông cây sắng rụng hết lá già, khoảng tháng 2, cây ra những ngọn lá non đầu tiên, người ta thường gọi những chùm lá non là chùm rồng rồng, đến tháng 3 tháng 4 là đỉnh điểm mùa thu hoạch ngọn, lá và cả những chùm hoa. 

Thường cây sắng có độ tuổi từ 3-4 năm trở lên sẽ bắt đầu được thu hái, nhưng phải vài năm sau cây mới đạt hiệu suất cao nhất. Khi bị cắt những đọt ngọn, cây sẽ nhanh chóng mọc ra tua tủa những chồi non, nhưng cũng không nên khai thác quá mạnh tay vì cây sẽ còi cọc, thường trong khoảng trên dưới một tháng sau là có thể thu hoạch tiếp đợt mới.

Khoảng tháng 6, cây sắng cái quả chín vàng thành chùm, tròn dài và to như quả nhót, đây cũng là thời điểm đánh dấu mốc hết mùa rau sắng.

Cây rau sắng rừng và cây rau sắng chùa Hương

Cây rau sắng là loại cây mọc tự nhiên, đây là món ăn chủ yếu củ bộ đội trong chiến tranh Việt Nam nên hay gọi là cây rau sắng rừng, thế nhưng cây rau sắng chùa Hương lại là cái tên tách biệt nhưng vẫn cùng một loại, vẫn luôn là món ẩm thực ngon lành dù nó có nhiều tên gọi khác nhau.

Cây rau sắng rừng

Cây rau sắng rừng hay còn có tên khác là rau ngót rừng, rau mì chính, chùm lá rồng rồng. Có tên khoa học là Melientha Suavis Pierre, thuộc họ Opiliaceae

Loại rau  này thường mọc ở các vùng núi, chúng mọc hoang, trên các vùng cao từ 100 - 200m so với mực nước biển. Đây từng là món ăn chủ yếu của bộ đội trong thời kháng chiến. 

Đây là loài cây thân gỗ, người ta thường trèo lên để hái lá, ngọn non, lá bánh tẻ, hoa và quả non cũng được dùng làm rau. 

Cây rau sắng khi còn non có màu xanh lục, khi già có màu trắng mốc. 

Lá rau sắng là lá đơn, mép nguyên gân có 7-9 đôi nổi rõ ở mặt dưới lá, lá dài 8-12cm, rộng 3-6cm mọc so le trên cành mềm; mặt trên lá có màu xanh da trời thẫm, lá dày nhẵn và giòn.

 Rau sắng có hai loài là loài rau sắng thân gỗ và loài rau sắng dây leo, rau sắng thân gỗ có giá trị hơn. 

Cây rau sắng chùa Hương

Rau sắng là một trong những món đặc sản của vùng Hương Sơn với lễ hội chùa Hương đã nổi tiếng gần hàng trăm năm nay. Người ta đi trẩy hội, thường hái chùm rau sắng để dâng chùa. 

Vì vậy mà rau sắng đã gắn liền với lễ hội chùa Hương được nói đến nhiều trong thi ca như có ca dao: “Ai đi trẩy hội chùa Hương/Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm/Mớ rau sắng, quả mơ non/Mơ chua, sắng ngọt biết còn thương chăng?”.

Nhà thơ Tản Đà rất thích ăn rau sắng, nhưng có năm ông rơi vào cảnh túng quẩn, muốn đi trẩy hội chùa Hương nhưng hết tiền, nhớ lễ hội chùa Hương, nhớ rau sắng, ông ngồi bó gối ngâm thơ tự tình:

“Muốn ăn “Rau Sắng” Chùa Hương

Tiền đồ ngại tốn, con đường ngại xa

Mình đi ta ở lại nhà

Cái dưa thì khú cái cà thì thâm”

Tản Đà

Cây rau sắng không chỉ trở thành món đặc sản của người dân miền Bắc mà nó đã trở thành hình tượng thi ca từ nhiều năm nay. Người ta hay ăn canh rau sắng với cà pháo muối. Tuy dân dã mà rất chất. 

Rau sắng rừng trong các bữa ăn

Đây là món đặc sản của dân tộc miền núi, gần gũi nhất là người ta thường chế biến rau sắng rừng nấu canh ăn với cà pháo muối, cả 2 dùng chung với cơm, ngon tuyệt. Tuy chỉ là món ăn dân dã nhưng nó có giá trị dinh dưỡng rất cao. Lá rau sắng nấu canh ra vị ngọt thanh khiết của rau khiến cho người ta ăn 1 lần là nhớ mãi. Vì vậy mà Tản Đà khi ông đang còn trong cảnh túng quẩn, nhớ món rau sắng ở chùa hương mà là 4 câu thơ để đời. 

Tuy ở miền Nam có thể ít người biết đến món rau sắng nhưng ngoài Bắc đây là món ăn gần gũi và đơn giản nhưng lại có giá trị. 

Vì vậy ai sẽ ra Bắc. Hãy nhớ dùng thử món canh rau sắng 1 lần nhé!

Cây rau sắng có tác dụng gì?

Rau sắng, tuy chỉ là 1 món ăn bình thường và đơn giàn nhưng bên trong. Đây được xem là thần dược hỗ trợ điều trị một số loại bệnh. 

Cây rau sắng giàu đạm, vitamin C… Rau sắng còn được coi như là một loại cây dược liệu bởi nó chứa một lượng lớn các axit amin không thể thay thế, có vai trò không hề nhỏ trong quá trình sinh tổng hợp protein của cơ thể, có tính năng bồi bổ sức khỏe.

Cây rau sắng mang giá trị dinh dưỡng cao

Rau có nhiều đạm. Lá, chồi non của cây sắng có hàm lượng protit và acid amin cao hơn hẳn các loại rau khác.

Tốt cho sức khỏe thai phụ

Rau sắng rất an toàn nên phụ nữ mang thai có thể ăn hằng ngày.

Lợi tiểu, giải độc

Lá rau sắng có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.

Chữa nhiệt

Những người bị nhiệt chỉ cần giã khoảng 40g rau sắng chắt lấy nước uống trong khoảng hai ngày sẽ giảm hẳn.

Chữa táo bón hiệu quả

Do có tính mát, nên lá rau sắng có tác dụng chữa táo bón cũng rất hiệu quả.

Giảm cân

Ngoài ra, do chứa rất nhiều chất xơ nên rau sắng giảm cân hiệu quả lại an toàn, đặc biệt với phụ nữ cho con bú. Bạn có thể nấu những món canh ăn giảm cân hàng ngày.

Tốt cho phụ nữ sau sinh

Rễ rau sắng có tác dụng làm cho tử cung co bóp, nên nhiều người thường dùng nó cho chị em phụ nữ sau sinh hoặc những người mới bị sảy thai.

Trồng cây rau sắng như thế nào?

Đây là loài cây không ưa phân bón hóa học, chỉ sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong môi trường tự nhiên, thế nhưng nếu điều kiện không thích hợp cây cũng không phát triển tốt. Vì vậy, để cây phát triển tốt cần có những kỹ thuật trồng đúng đắn.

Điều kiện cây trồng

Đây là loại cây rau ưa ẩm, sống bằng mùn đất từ lá cây mục nát phân huy ra, ưa mọc dưới tán lá của những loại cây khác. Đây là loài cây kén đất, và nhạy cảm với những phương tiện chăm sóc cơ học. 

Kỹ thuật trồng cây rau sắng

Cây rau sắng tuy là loài cây mọc tự nhiên nhưng khi trồng để đạt hiệu quả cao, cần tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định.

Thời vụ trồng

Cây trồng tốt nhất vào tháng 2 đến tháng 4 và tháng 7 đến tháng 8 cũng có thể trồng được. 

Phương thức trồng

Nên trồng thuần loài và vun trồng dưới các tán cây. 

Có 2 phương thức trồng là trồng bằng cây con và trồng bằng hạt giống.

Trồng bằng cây con

Cây con mang trồng cần tuân theo những tiêu chuẩn nhất định để trong quá trình trồng và chăm sóc cây sẽ phát triển tốt.

Tiêu chuẩn cây con đem trồng

Cây con đem trồng phải có thời gian từ 6 - 9 tháng tuổi, chiều cào tầm từ 30 - 40 cm. Đường kính thân ít nhất 1,5 cm. Nếu rễ thứ cấp phát triển là có thể trồng. Cây con không được có sâu bệnh, bầu còn nguyên vẹn.

Làm đất

Trồng xen trong vườn hộ hoặc vườn rừng làm băng rộng 1,2 m. 

Cần chọn đất tốt có nhiều mùn ẩm, thoát nước tốt, pH từ 6 - 7. Đất trồng tốt nhất là rừng thứ sinh, đất nương rẫy cũ để cây trồng che bóng 2 - 3 năm; nếu không thì phải trồng xen với cây họ đậu như cốt khí.

Dưới tán rừng trồng theo hàng kích thước 1,5 x 2 m.

Trồng xen trong vườn hộ hay vườn rừng: trồng theo hàng, kích thước 0,5 x 1,2 m.

Cuốc hố kích thước 40 x 40 x 40 cm. Cuốc hố 15 - 20 ngày trước khi trồng.

Sau khi trồng, cần tưới nước giữ ẩm trong 3 tháng đầu. 

Cách trồng cây rau sắng bằng hạt

Tầm từ tháng 6 đến tháng 7 có thể thu hái quả chín. Quả chín sau khi hái có màu vàng tiếp theo sẽ xát sạch võ, cùi, sạn đá, ngâm trong thuốc tím 0,5% trong thời gian 15 phút trong nhiệt độ 40 đến 50 độ C. 

Tiếp theo lấy ra rửa sạch thuốc tím và ủ cát ở tỷ lệ 1 hạt: 3 cát và giữ ẩm cho đến khi hạt nảy mầm sau đó đem gieo vào bầu.

Làm giàu từ vườn cây rau sắng

Rau sắng là món ăn đặc sản chỉ có tại các tỉnh miền Bắc, ai ăn một lần cũng nhớ mãi. 

Vườn cây rau sắng

Cây rau sắng rất dễ trồng, những năm đầu tiên cây còn nhỏ chỉ cần phát cỏ quanh gốc. Đến khi cây trưởng thành, ta chỉ cần thu hái mà không cần phải chăm sóc gì.

Đây là loài rau tự nhiên, siêu sạch và rất bổ dưỡng nên rất được nhiều người ưa chuộng. 

Cây rau sắng ưa đất ẩm, sống bằng mùn đất do lá cây mục nát tạo ra, thường mọc dưới tán lá của những loại cây khác, không ưa các loại phân bón hóa học. Dù khó trồng do kén đất và nhạy cảm với những phương tiện chăm sóc cơ học, cây vẫn có thể được nhân giống bằng hạt, hom, rễ; trồng phân tán, trồng xen với cây ăn quả. 

Hiệu quả của cây rau sắng mang lại rất lớn. Hiện nay, bà con ở các vùng Hòa Bình, Tuyên Quang, Cao Bằng đã và đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây rau sắng.  

Lộc Trời cho từ cây rau sắng

Đây là loại cây rau khó trồng nhưng lại không tốn công chăm sóc, lại cho năng suất và thu nhập cao. 

Có nhiều hộ nông dân chia sẽ rằng vườn nhà chỉ trồng 20 cây rau sắng mà mỗi năm cho đến hàng chục cân rau, càng cắt nhiều thì nó lại càng ra nhiều lộc non. 

Có người chia sẽ rằng: Rau sắng rất dễ bán, người ta vào tận vườn mua với giá 70 nghìn đồng/ 1kg, có bao nhiêu học cũng mua hết. 

Ở Hà Nội, giá rau sắng có khi lên đến 150-200 nghìn đồng/ 1kg. Người ta thường dử dụng lá non và đọt thân để nấu canh. Món canh có thể nấu củng với thịt nạc xây, tôm,...tại nên hương vị riêng với chất nền nổi bật là rau sắng. Rau sắng nấu canh ra nước ngọt nếu vò lá trước khi nấu sẽ cho ra nước ngọt hơn nữa. 

Mô hình trồng cây rau sắng

Cây rau sắng đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là bà con ở các tỉnh miền Bắc. Đây được xem như là món ăn nổi tiếng của núi rừng.

Cây rau sắng cho giá trị kinh tế cao

Nhiều hộ nông dân đã có nguồn thu không ít từ việc canh tác cây rau sắng, có hộ thu nhập mỗi vụ từ 50 – 60 kg/ 1 vụ. 

Có nơi bán với giá 70 nghìn đồng/ 1 gk, nhưng có nơi giá rau sắng lên đến 250 – 1000000 đồng/ 1 kg. Do đó, nhiều hộ gia đình có nguồn thu nhập từ 40 – 50 triệu đồng/ 1 năm. 

Cây rau sắng từ khi trồng bằng cây con cho đến khi thu hoạch, ít nhất cũng phải mất đến 5 năm sau đó việc thu hoạch sẽ ổn định. 

Nhiều bà con trong cùng một xã đa vàng đang thực hành canh tác mô hình cây rau sắng để tạo thu nhập cho già đình và làm giàu cho cả xã. 

Mô hình cây rau sắng tiếp tục được nhân rộng

Trước đây, cây rau sắng được liệt vào loài cây quí hếm nằm trong sách đỏ Việt Nam, thế nhưng kể từ khi chính quền và bà con tự vận động nhau cùng trồng rau sắng để tăng thêm thu nhập thì cây rau sắng đã trở thành loài cây gần gũi hơn với người dân và cả khách du lịch. 

Tại tỉnh Hương Sơn, các cấp chính quyền đã vận động khôi phục và cải tạo và phát triển các loài cây quí hiếm, đặc biệt là cây rau sắng. Dự án được triển khai với diện tích 250ha, chỉ tính riêng cây rau sắng mới trồng khoảng 170ha và cải tạo lại là 30ha. 

Tại đây, chính quyền đã và đang nhân rộng mô hình kinh tế gắn liền với phát triển rừng, và cây rau sắng là một trong những mục tiêu phát triển ưu tiên. 

#muabancaygiongrausang #cayraungotgung #cayrausanggiong #MuaBanNhanh #MBN #LyMuaBanNhanh