Thuyền decor, Xuồng gỗ decor, Thuyền decor theo yêu cầu
Lưới bọc nhựa, lưới hàn mạ kẽm D3 50x50, Lưới tô tường có sẵn
Lưới hình thoi làm cầu thang, Lưới sàn thao tác, lưới xg19, xg20, xg21, xg42, xg43
Lưới thép hàn D4 a(50x50), a(100x100), a(150x150), a(200x200) luôn sẵn kho
Dây thép gai hình dao đường kính 45cm, Dây thép gai biệt thự
Dây bơm hút bùn 5m dùng cho máy chạy xăng 5.5 hp
Máy Cưa Xích 2 Thì lam sên 3 tấc KAMASTSU
Máy tời treo tốc độ nhanh SK 300
Máy cắt sắt 350mm chưa motor
Lắp đặt hàng rào dây thép gai ĐK 35cm , 45cm ......
Theo nhiều ý kiến chia sẻ, xe tải nhỏ là một trong những phương tiện góp phần gây ùn tắc giao thông nội ô TPHCM vào giờ cao điểm, đặc biệt trong thời điểm cận tết. Việc xem xét cấm xe tải nhỏ vào nội thành giờ cao điểm để giảm ùn tắc là điều cần thiết. Bên cạnh đó, quy định xe tải dưới 1.5 tấn có thể không được coi là xe con nữa cũng đang được Sở Giao thông Vận Tải TPHCM xem xét thay đổi.
Có nên cấm xe tải nhỏ vào nội thành giờ cao điểm?
Cấm xe tải nhỏ vào nội thành giờ cao điểm
Quy định đang trong giai đoạn xem xét nhưng đã gây ra nhiều tranh cãi, khá nhiều ý kiến chia sẻ về việc có nên cấm xe tải nhỏ vào giờ cao điểm hay không:
Anh Phạm Thành Nhân sở hữu 4 xe tải nhỏ loại từ 0.5 - 1.2 tấn chở hàng vào các quận nội thành như 3, 5, 6, 10, 11, Bình Thạnh chia sẻ:
“Tết là mùa làm ăn. Càng gần tết xe vận chuyển hàng hóa nhiều hơn. Loại xe này cơ động, có thể vào được một số hẻm, đường nhỏ mà xe tải lớn không vô được.
Dù thời gian gần đây xe tải nhỏ không còn bị hạn chế vào trung tâm giờ cao điểm nhưng theo thói quen cũ, chúng tôi vẫn canh khung giờ để giao hàng từ 8h-16h và từ sau 20h đến trước 6h sáng, không phải là giờ cao điểm.
Việc giao hàng với khách đã quen với nếp thời gian này. Nếu thời gian cấm kéo dài hoặc có sự thay đổi gì khác chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, không chỉ doanh nghiệp tôi mà còn nhiều doanh nghiệp khác có sử dụng phổ biến loại xe tải nhỏ để giao hàng hóa.
Hiện nay xe ba gác máy đã bị cấm nên xe tải nhỏ là phương tiện thay thế của nhiều người cần vận chuyển hàng hóa. Vì vậy tôi nghĩ khi ra quyết định cấm xe tải nhỏ thì các cơ quan chức năng nên khảo sát, tính toán kỹ lưỡng vì sẽ liên quan đến “nồi cơm”, cuộc sống của rất nhiều người.”
Ông TRỊNH MINH HIỀN (thành viên tư vấn luật cho chương trình Bạn hữu đường xa) thì cho rằng không nên cấm xe tải nhẹ vào trung tâm:
“Theo tôi, một trong những nguyên nhân gây ra tình hình kẹt xe tại TP là do lượng xe máy quá lớn, trong khi cơ sở hạ tầng còn hạn chế và ý thức tham gia giao thông của số đông chưa tốt.
Nếu cấm xe tải nhẹ lưu thông vào trung tâm TP giờ cao điểm sẽ gây khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa cho doanh nghiệp và cho cả người dân, đặc biệt là dân cư ở trong các hẻm nhỏ.”
Thiếu tá NGUYỄN HOÀNG MINH (đội phó đội cảnh sát giao thông Tân Sơn Nhất - Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP.HCM) cho rằng cấm xe tải nhỏ vào thành phố giờ cao điểm là hợp lý:
“Theo quan điểm cá nhân tôi, việc cấm xe tải nhẹ lưu thông vào trung tâm TP sẽ tốt hơn. Bởi tình hình ùn ứ, ùn tắc giao thông càng ngày càng phức tạp, đường sá mở rộng chưa nhiều, trong khi lượng xe thì ngày càng phình ra. Cấm xe tải nhẹ dưới 1.5 tấn vào trung tâm TP sẽ giảm bớt một lượng xe, giải quyết tình hình ùn ứ, kẹt xe vào giờ cao điểm.”
Anh PHAN VĂN TRUYỀN lài tài xế tại quận Thủ Đức sẽ thực hiện theo lệnh nếu việc cấm xe tải nhẹ vào TP giờ cao điểm được thông qua:
“Nếu cấm xe tải nhỏ lưu thông vào TP giờ cao điểm sẽ ảnh hưởng đến thu nhập giới lao động chúng tôi, bởi ngoài thời gian cấm chúng tôi còn rất ít thời gian để chở hàng. Tuy nhiên, nếu cơ quan chức năng nghiên cứu cấm để giảm tình trạng kẹt xe thì cá nhân tôi thấy phải nghiêm chỉnh chấp hành. Nhưng nói thật, xe tải nhẹ không phải là nguyên nhân chính gây ra tình trạng kẹt xe. Chuyện kẹt xe tại TPHCM là do rất nhiều yếu tố, đổ lỗi hết cho xe tải nhẹ thì không đúng.”
Xe tải dưới 1.5 tấn có thể không được coi là xe con nữa
Theo dự thảo quy chuẩn thay thế quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT đang được Bộ Giao thông vận tải đưa ra lấy ý kiến, xe tải dưới 1.5 tấn sẽ không được xem là ôtô con như quy định gây tranh cãi thời gian qua.
xe tải van có khối lượng hàng chuyên chở dưới 950kg được xem là ôtô con - xe van Dongben X30
Cụ thể, quy chuẩn 41:2016/BGTVT hiện đang quy định, ôtô con là:
Còn xe tải là ôtô để chở hàng hoặc thiết bị chuyên dùng có khối lượng chuyên chở từ 1.5 tấn trở lên.
Quy định này trên thực tế đã gây một số khó khăn cho việc quản lý hoạt động xe tải dưới 1.5 tấn ở những đô thị cấm xe tải đi vào nội đô theo giờ, như Hà Nội và TPHCM.
"Trong dự thảo, khái niệm ôtô con, ôtô tải được sửa đổi theo hướng xe con là xe con, xe tải là xe tải", ông Nguyễn Văn Huyện - tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam - cho biết.
Theo đó, dự thảo quy định ôtô con gồm: xe chở người không quá 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái); xe bán tải, xe van có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950kg, xe 3 bánh có tải trọng bản thân xe lớn hơn 400kg.
Còn xe tải là ôtô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa (bao gồm cả ôtô đầu kéo, ôtô kéo rơ moóc và các loại xe như xe pick up, xe van có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950kg trở lên).
xe tải có khối lượng chuyên chở dưới 1.5 tấn có thể sẽ không được coi là ôtô con - xe tải JAC 1t25
Như vậy, dù mới chỉ là dự thảo những các quy định trên có thể sẽ được ban hành trong thời gian tới, cho nên các tài xế xe tải và những ai đang kinh doanh xe tải cần theo dõi để thực hiện cho đúng.
Cấm xe tải nhỏ vào nội thành giờ cao điểm. Xe tải dưới 1.5 tấn có thể không được coi là xe con nữa