Không tìm thấy sản phẩm nào
Xem trên fanpage Nông Nghiệp Nhanh: Kỹ thuật trồng cây khôi nhung - hỗ trợ điều trị đau dạ dày I MuaBanNhanh I Cây giống
Cây khôi nhung có tên thường gọi là lá khôi, khôi tía, cơm nguội rừng, động lực, đơn tướng quân. Khôi nhung là cây thân mềm, mọc thẳng, có thể cao tới đầu người. Có lá dài, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím và có lông nhỏ mịn nên còn được gọi là cây khôi nhung.
Cây khôi nhung có tác dụng trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị, làm se vết loét dạ dày nên hiện nay nhiều hộ gia đình đã tiến hành nhân giống và trồng cây khôi tía để làm dược liệu. Hiện nay, 1 kg lá cây khôi nhung khô đang được các doanh nghiệp liên kết thu mua với giá từ 200 đến 300 nghìn đồng.
Chi tiết tại: Giá giống cây khôi nhung, cây khôi nhung tím, cây khôi tía từ vườn cây giống trên MuaBanNhanh
Ở nước ta cây khôi tía mọc hoang hóa nhiều nơi, chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều ở một số tỉnh như Lạng Sơn, Thanh Hóa, Lào Cai, Yên Bái…
- Trong thành phần của lá cây khôi nhung có chứa Tatin, có công dụng làm giảm độ acid của dạ dày, giảm tiết acid dịch vị trong dạ dày.
- Điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Phục hồi viêm loét bên trong dạ dày, giúp vết viêm dạ dày sớm liền.
Rễ khôi nhung đem ngâm rượu, là cách mà cộng đồng người Dao vẫn hay làm. Rượu ngâm từ khôi nhung có công dụng bổ máu.
Lấy 60 – 80g rễ khôi nhung rồi cắt nhỏ, phơi khô. Sau đó chúng ta ngâm với 5 lít rượu trắng trong khoảng 1 tháng, mỗi lần sử dụng khoảng 30ml.
- Lá khôi (80g)
- Lá bồ công anh (40g)
- Lá khổ sâm (12g)
- Lá cam thảo dây (20g)
Sắc với 1,5 lít nước trong khoảng thời gian 20 phút, chắt nước uống ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút.
Theo kinh nghiệm dân gian: có thể dùng độc vị khôi nhung trị viêm loét dạ dày vẫn có hiệu quả tốt. Liều dùng 30g ~ 40g lá khô hãm với 1 lít nước sôi, hãm trong thời gian khoảng 20 phút cho nước thuốc ngấm ra là có thể dùng được.
Nước khôi nhung dùng trước bữa ăn khoảng 15 phút, sử dụng hiệu quả nhất vào buổi sáng sớm.
Cách dùng lá khôi tía chữa đau dạ dày rất đơn giản, bạn có thể dùng lá tươi hoặc lá khô đều được.
Lá khô: khoảng 40 – 60g lá khô để sắc uống thay trà hằng ngày, hãm như hãm trà xanh. Kiên trì uống trong khoảng 10 ngày thì các triệu chứng bệnh đau dạ dày sẽ thuyên giảm đáng kể.
Lá tươi: dùng 5 – 6 lá và nhai sống cùng với chút muối. Thực hiện như vậy mỗi ngày 2 – 3 lần, liệu trình này trong khoảng 2 tuần.
- Là cây chịu bóng, ưa độ ẩm cao thường mọc dưới tán rừng nhiệt đới, độ cao dưới 1000m.
- Cây bụi, cao tới 2m, mọc thẳng đứng, thân rỗng xốp, ít phân nhánh.
- Lá:
+ Mọc so le, thường tập trung ở các nhánh bên và đầu ngọn.
+ Phiến lá thon, nguyên; mép có răng cưa, nhỏ, mịn
. + Lá dài 15 - 40 cm, rộng 6 - 10 cm.
+ Mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới tím, gân nổi hình mạng lưới.
- Hoa: mọc thành chùm, màu trắng pha hồng. Mùa hoa tháng tháng 5 - 7.
- Quả: mọng khi chín màu đỏ, mùa quả tháng 7 - 9.
Mọi người có thể tìm mua cây khôi tía tại các cửa hàng các cây giống dược liệu hoặc mua trên các website, mạng xã hội (đặc biệt là MuaBanNhanh).
Địa chỉ các nhà vườn bán cây khôi nhung
Địa chỉ: Xã Đông Lợi, Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang
Điện thoại: 0398262626
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0942 760 699 - 0968 067 905 - 0985 688 955
Email : giongcaytronghnvv@gmail.com
Website: viencaygiongtrunguong.com
Địa chỉ: Khu 31Ha, Phố Nguyễn Mậu Tài, Đường Ngô Xuân Quảng, Trâu Qùy, Gia Lâm, Hà Nội
Điện thoại: 0978 073 003 - 0963643451
Email: nongnghiepcongnghecaovietnam@gmail.com
Xem tổng danh sách tại: Cây khôi tía mua ở đâu? Địa chỉ nhà vườn bán cây khôi tía TPHCM trên MuaBanNhanh
Cùng MuaBanNhanh tìm hiểu kỹ thuật trồng cây khôi tía nhé.
Nhiệt độ và thời vụ trồng
Do là cây ưa ẩm nên thời điểm thích hợp nhất để trồng cây khôi nhung là vào mùa Xuân hoặc đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm. Bạn cũng có thể trồng ở vụ Thu khi thời tiết mát mẻ.
+ Vụ xuân trồng vào tháng 3 – 4.
+ Vụ xuân – hè trồng vào tháng 6 – 7.
Phương thức trồng
- Trồng hỗn giao: trồng xen với một số loài cây khác dưới tán rừng.
- Trồng thuần loài: trồng theo băng, rạch hoặc theo đám dưới tán rừng thường xanh.
Mật độ
Mật độ trồng 62.000 cây/ha, theo khoảng cách cây cách cây 0,4m, hàng cách hàng 0,4 m.
Kỹ thuật trồng
- Chọn đất nơi ẩm, tốt nhất ven các khe suối, độ tàn che cao.
- Cây con đánh từ vườn ươm về xé túi bầu cẩn thận tránh để đứt rễ vỡ bầu cây sẽ phát triển kém.
- Đặt cây ngay ngắn, lấp đất đầy hố, nén chặt, phủ lá cây hoặc cỏ khô kín mặt hố.
- Trồng xong nên tưới nước ngay cho cây.
- Mỗi năm khôi tía cho thu hoạch từ 4 - 5 lứa/năm. Thường thu hái lá vào mùa hè - thu.
- Mỗi lượt thu hoạch cho thu 05 - 1kg lá tươi/cây, lượng thu tăng theo các năm. -
Cây khôi tía cho thu hoạch trên 10 năm nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc.
- Chọn những lá già, bánh tẻ phía dưới ngọn, hái bằng tay hoặc dùng kéo cắt sát cuống lá, để lại các lá non phía trên.
- Sau khi thu lá tươi về phơi nắng cho tái rồi hong và ủ trong râm.
Cây khôi nhung có thể nhân giống từ hạt hoặc bằng hom (thân cây).
- Hạt nên chọn hạt chín đem gieo ngay sau khi thu hái và ươm trong cát ẩm.
- Sau khi ươm từ 15 đến 20 ngày hạt bắt đầu nảy mầm. Khi hạt nảy mầm đánh cấy vào trong bầu.
- Thành phần ruột bầu 1/2 cát + 1/2 sét, tốt nhất dùng đất từ phân giun.
- Khi ươm bầu cần đặc biệt chú ý phải đặt dưới bóng râm, hàng ngày tưới nước đủ ẩm. Sau 3 tháng cây con có thể xuất vườn.
- Nên lấy từ cây mẹ, tốt nhất chọn những hom có đường kính từ 1-1,5cm.
- Cắt từng đoạn hom từ 20-35cm. Cắt đến đâu giâm trên cát ẩm đến đấy. Sau khi hom ra rễ đánh lên cấy vào bầu (giống như hạt).
- Sau khi hom xong có bầu cây nên đào đất đặt cây ngay ngắn, lấp đất đầy hố, nén chặt, tủ lá cây hoặc cỏ khô kín mặt hố.
- Chọn đất nơi ẩm, tốt nhất ven các khe suối, độ tàn che cao.
- Do đây là cây thuộc dòng dây leo nên cần thiết phải làm giàn leo.
Cây xăng sê còn được biết đến với tên gọi như cây ngũ sắc hay lá khôi đốm và thường được nhiều gia đình trồng để làm cảnh.Cây xăng xê có kích thước và hình dạng lá giống hệt là khối tía, lá cây cũng có màu tím vằn.
Cách phân biệt:
Xem thêm tại: Phân biệt cây khôi tía và cây xăng xê
Lá khôi tía giúp điều trị bệnh an toàn, không tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ như khi điều trị bằng thuốc Tây, nhưng chúng ta cũng cần lưu ý để tránh gây những tác dụng phụ không mong muốn.
- Nếu sử dụng quá 250g khôi nhung một ngày, cơ thể chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, uể oải, da mặt tái xanh, tụt huyết áp…
- Nếu sử dụng khôi nhung trong thời gian dàu, việc giảm viết axit dịch vị lại gây cảm giác đầy bụng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng khôi nhung trong khoảng 1 – 2 tháng, đến khi thấy đỡ bệnh thì dừng lại.
- Ngoài ra, cây xăng sê chỉ nên dùng để chữa bệnh dạ dày ở trường hợp nhẹ hoặc mới chớm. Nếu người bệnh mắc bệnh dạ dày mãn tính hoặc nặng thì nên tìm đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được khám và điều trị một cách tốt nhất.
- Dùng thuốc điều đặn, kiên trì trong thời gian dài. Tuyệt đối tránh việc dùng rồi ngưng, sau đó lại dùng sẽ không mang hiệu quả cao.
#caylakhoi #caylakhoitia #caylakhoinhung #caykhoitia #caykhoinhung #caykhoi #lakhoi #hatgiongcaykhoinhung #hatgiongcaykhoitia #giongcaykhoinhung #giongcaykhoitia #Nganmuabannhanh #MuaBanNhanh #MBN