Cộng đồng mua bán cây giống uy tín trên MuaBanNhanh, tham khảo ngay trên: Cây sâm Ngọc Linh
Xem video Fanpage Nông Nghiệp Nhanh: Ngày Vu Lan - Đi hái cây Sâm Ngọc Linh tặng mẹ I MuaBanNhanh I Cây giống I MuaBanNhanh I Cây giống
Cây sâm Ngọc Linh thuộc vào hàng dược liếu quý, có tác dụng hỗ trỡ điều trị một số bệnh nan y. Vì vậy, giá thành thường không rẻ.
>> Tham khảo thêm trê MuaBanNhanh:
Hạt giống sâm Ngọc Linh cũng được bày bán nhiều.
Hạt giống sâm Ngọc Linh có giá dao độngtừ 50 – 150 nghìn đồng.
Cây giống sâm Ngọc Linh có giá dao động từ 120 nghìn đồng đến 250 nghìn/ 1 cây.
Thế nhưng, theo nhiều người cho rằng chỉ có cây sâm Ngọc Linh trồng tại vùng trên núi Ngọc Linh mới cho ra dược tính, còn cây ở những vùng đất ở các nơi khác thì không cho ra dược tính.
Sâm Ngọc Linh được xem là loài sâm quý nhất thế giới, loài cây này chỉ mọc ở độ cao từ 1200 mét trở lên so với mực nước biển.
Đây dược xem là niềm tự hào cũng như một đóng góp không nhỏ trong nền y học Việt Nam với thế giới.
Sâm Ngọc Linh là một loài cây thuộc họ cuồng cuồng (Araliaceae). Chúng còn có tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), hay là sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu,... đều là những tên gọi của cây sâm Ngọc Linh. Vì cây mọc trên núi Ngọc Linh nên người ta thường gọi là sâm Ngọc Linh, tức mọc trên đỉnh Ngọc Linh.
Năm 1973, người ta tìm thấy loài cây này trên núi Ngọc Linh với độ cao hơn 1200 mét so với mực nước biển. Vùng núi này nằm trong địa phận của tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Gia Lai, Quảng Ngãi. Vì thế mà Quảng Nam và Kon Tum được xem như thủ phủ của loài cây sâm này.
Núi Ngọc Linh có độ cao 2578 mét, để tìm được cây sâm Ngọc Linh người ta phải leo núi đến độ cao từ 1200 mét trở lên (so với mực nước biển) mới tìm thấy loài cây này.
Cây mọc dưới tán rừng già, trên nền đất vàng đỏ có đá granit dày hơn 50cm, nơi đây đất có độ mùn cao, đất tơi xốt và tán rừng nguyên sinh rộng
Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao 40 cm đến 100 cm, thân rễ có sẹo và các đốt như đốt trúc, có màu lục hoặc hơi tím, đường kính thân độ 4-8mm.
Cây sâm Ngọc Linh có dạng thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, có đường kính thân độ 4-8mm.
Thân rễ có đường kính 1-2cm, mọc bò ngang như củ hoàng tinh trên hoặc dưới mặt đất độ 1-3cm, mang nhiều rễ nhánh và củ.
Phần rễ dưới thường gọi là rễ củ, mỗi nắm thân củ dài thêm một đốt độ dài từ 10 – 15cm, cứ một nắm cho một mắt hay một sẹo. Nhìn vào củ người ta sẽ đoán được cây bao nhiêu tuổi.
Tương ứng với mỗi thân và mang lá là một đốt dài khoảng 0,5 – 0,7 cm. Cây chỉ có 1 lá từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 khi trồng mãi đến năm thứ 4 thì mọc thêm 2 – 3 lá.
Trên đỉnh của thân mang lá là lá kép hình chân vịt mọc vòng với 3-5 nhánh lá.
Cuống lá kép dài 6-12mm, mang 5 hoặc 7 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn cả với độ dài 12-15 cm, rộng 3-4 cm.
Lá chét phiến hình bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn, lá có lông ở cả hai mặt.
Cây sống từ 4 – 5 năm trở lên thì sẽ ra hoa. Hoa sâm Ngọc Linh có hình tán đơn dưới các lá thẳng với thân, cuống hao dài từ 10 – 20 cm, có khi kèm theeo 1 – 2 tán phụ hay 1 hoa riêng lẻ dưới tán chính. Mỗi tán có từ 60 – 100 hoa, cuống hoa dài từ 1 – 1,5cm.
Quả mọc ở trung tâm tán lá, dài khoảng 0,8 – 1cm, rộng khoảng 0,5 – 0,6cm. Cứ sau tầm 2 tháng thì quả sẽ chuyển từ màu xanh sang màu xanh thẫm hay vàng lục. Quả khi chín sẽ có màu đỏ cam, trên đỉnh có chấm đen không đều. Cây cho từ 10 – 30 quả, mỗi quả có 2 – 3 hạt.
Trước đây sâm Ngọc Linh đã được đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng như một loại thuốc từ rất lâu, họ dùng hỗ trợ cho việc cầm máu, chữa lành vết thương, làm thuốc bổ, thuốc trị sốt rét, đau bụng, phù thũng,...
Sâm Ngọc Linh có tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan.
Nhiều bệnh nhân thử nghiệm sử dụng sâm Ngọc Linh để hỗ trợ điều trị bệnh của mình. Bước đầu họ cảm thấy mình ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện trường hợp suy nhược thần kinh, hỗ trợ điều trị suy giảm chức năng sinh lý và những người huyết áp thấp.
MuaBanNhanh xin giới thiệu một số cách dùng sâm Ngọc Linh, bạn cần tham khảo
Nếu những người bị bện lâu ngày, mệt mỏi, chán ăn, hoặc chức năng hô hấp kém, phổi yếu, thở gấp, hen suyễn. Đây là một trong những cách dùng sâm Ngọc Linh cơ bản và đơn giản nhất.
Với cách này, sâm Ngọc Linh phát huy tác dụng nhất. Với cách dùng này, nếu dùng mật ong rừng nguyên chất thì sẽ tốt hơn.
Củ sâm rửa thật sạch và cắt lát cho vào bình thủy tinh, đổ mật ong ngập sâm rồi đóng nắp kín. Để khoảng thời gian 1 tháng là đã có thể dùng được. Mỗi ngày bạn chỉ nên ngậm từ 3 – 5 lát sâm.
Pha trà thì củ sâm cần thái lát mỏng cho vào ấm, rưới nước sôi. Sau tầm 5 phút là có thể dùng. Dùng vài lần, cuối cùng còn lại bả lấy ra nhai và nuốt dần.
Rựu sâm Ngọc Linh giúp bồi bổ sức khỏe cho nam giới, những người hay uống bia rượu nhiều, nên thay thế bằng rượu sâm Ngọc Linh để bảo vệ gan thận.
Người hay mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa, người già yếu, răng hư, nếu dùng sâm Ngọc Linh sẽ cho hiệu quả khả thi.
Củ sâm thái lát rồi sắc với nước, sau đó cho thêm gạo và nước vào nấu thành cháo.
Ngọc Linh là tên của một dãy núi cao nhất miền Trung, nằm trên dãy Trường Sơn, Núi Ngọc Linh được xem như một phần của dãy Trường Sơn. Núi Ngọc Linh thuộc địa phận các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai.
Tại các cánh rừng nguyên sinh thuộc khu vực núi Ngọc Linh với độ cao từ 1500m trở lên, rừng dày, rộng, gần ao, suối, nhiều mùn từ lá và vỏ cây mục. Đây được xem là “nhà” của cây sâm Ngọc Linh.
Vì vậy, sâm Ngọc Linh Quảng Nam được xem là món đặc trưng của vùng núi này mỗi khi đến với Quảng Nam thì không thể nào không mau cho mình một củ sâm Ngọc Linh mang về làm quà cho người thân.
Nhiều năm nay người dân huyện Trà My tỉnh Quảng Nam đã canh tác cây sâm Ngọc Linh và mở được mùa vàng với loại sâm quý này.Ngoài củ sâm, người dân còn thu được lợi nhuận lớn từ việc bán cây sâm giống.
Sâm Ngọc Linh là loại sâm quý chúng phân bố nhiều ở khu vực miền Trung Trung Bộ, tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông của tỉnh Kon Tum, huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam.
Năm 1973, tại núi Ngọc Linh thuộc địa phận tỉnh Kon Tum, 2 cây sâm Ngọc Linh đầu tiên được phát hiện ở độ cao 1800 mét so với mặt nước biển theo sau đó là cả một vùng sâm rộng lớn nằm về phía Tây núi Ngọc Linh. Kể từ đó, cây sâm Ngọc Linh trở thành loài cây quí hiếm và được nhân giống rộng rãi hơn.
Tỉnh Kon Tum đã xác định phát triển các cây dược liệu quý như cây sâm Ngộc Linh là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Vì đây là loài cây nằm trong top 10 giống dượ liệu quý có thế mạnh phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, sinh thái tại các vùng như: Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Kon Plong.
Ngoài Quảng Nam, Đăk Lak,...thủ phủ của loài sâm Ngọc Linh thì thành phố Hồ Chí Minh từ lâu đã trở thành trung tâm thương mại, nơi mà tất cả các mặt hàng từ khắp các tỉnh được bày bán. Và cây sâm Ngọc Linh cũng không ngoại lệ. Chúng cũng có mặt và nằm trên kệ ở các cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Sâm Ngọc Linh đã trở thành giống cây quí hiếm cùng với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, vì vậy người mua không tránh khỏi việc mua nhầm sâm giả, không rõ nguồn gốc. Điều này không những tổn hại đến túi tiền của người dân mà còn ảnh hưởng đến súc khỏe người sử dụng.
Hiện nay, có nhiều nơi bán sâm Ngọc Linh chưa đạt chuẩn chất lượng đang lưu hành tại thành phố Hồ Chí Minh. Nổi bật nhất là rất nhiều cửa hàng Đông Y ở thành phố Hồ Chí Minh bán sâm Ngọc Linh với giá rẻ.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi buôn bán phong phú với đầy đủ các mặt hàng, tuy nhiên đây cũng là nơi bán nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc xuấ xứ. Do đó, khi mua sâm Ngọc Linh bạn nên có kiến thức về loài cây này đồng thời cần có sự quan sát cũng như lựa chọn kỹ càng hơn.
Để đưa được giống sâm Ngọc Linh từ Kon Tum về Đà Lạt là việc tốn rất nhiều công sức và tâm huyết.
Cách đây 7 – 8 năm về trước, Thượng tọa Huệ Đăng đã cùng với các đệ tử từng bước lên núi Ngọc Linh với độ cao 2500 mét và tìm được cây sâm Ngọc Linh đầu tiên và phát tâm nguyện: Đưa bằng được cây sâm Ngọc Linh về Đà Lạt và đưa vào phòng thí nghiệm để nhân giống nhằm tạo ra nguồn dược liệu dồi dào phục vụ mọi người.
Sau đó, 10 cây giống mang về để phục vụ cho việc nghiên cứu, thế nhưng 10 cây này vẫn chưa đủ vì thế mà vài năm sau ông ấy đã tiếp tục 1 chuyến du hành đến Ngọc Linh sơn di thực thêm 100 cây giống.
Ngoài việc nghiên cứu tại Việt Nam, Thượng tọa đáp máy bay sang Hàn Quốc – thủ phủ của những củ sâm nổi tiếng để học cách nhân giống loại cây này.
Để nhiều người có thể chạm tay đến những dược phẩm được bào chế từ sâm Ngọc Linh. Đồng thời để cây sâm Ngọc Linh trở nên phổ biến chứ không phải là thứ thần dược như hiện tại thì phương pháp nhân giống vố tính hoàn toàn sạch bệnh đã được Thượng tọa phổ biến và phát triển ngay tại vùng đất Đà Lạt. Đến hiện tại đã có hàng trăm ngàn cây cây sâm Ngọc Linh từ phòng thí nghiệm của Thượng tọa Huệ Đăng được đưa đi các nơi để trồng.
Công nghệ nuôi cấy mô đã có từ rất lâu và việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để nhân giống cây sâm Ngọc Linh đã và đang phát triện trong những năm gần đây. Cây sâm cấy mô đã được Viện Dược liệu, Trường Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh, Trung tâm Sâm và dược liệu TP.Hồ Chí Minh tiến hành nghiên cứu. Dự án này đã khơi nguồn nghiên cứu từ những năm 1993, đến nay đã gặt hái được nhiều thành công điển hình nghiên cứu của PGSTS. Dương Tấn Nhựt cùng cộng sự đã thành công trong việc nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh trong ống nghiệm tại Đà Lạt sau đó là thành công trong việc trồng sâm cấy mô ngoài thực tế. Tiếp theo đó là thành quả hết sức lớn lao của Thượng tọa Thích Huệ Đăng trong việc di thực, nhân giống vô tính thành công cây sâm Ngọc Linh.
Cây sâm nuôi cấy mô giàu tính khoa học và thực tiễn hi vọng sẽ mang lại tỷ lệ nhân giống cao, giảm chi phí đầu tư so với nhân giống theo kiểu truyền thống bằng hạt và đầu mầm.
Hiện nay, co nhu cầu mua sâm Ngọc Linh tăng. Vì vậy, việc mau nhầm củ sâm Ngọc Linh là không tránh khỏi. Do đó, ta cần có kiến thức về củ sâm Ngọc Linh để không bị mất tiền mà đảm bảo sức khỏe.
Củ sâm có các đốt so le nhau, đốt đôi đôi khi đốt thẳng hàng, không so le, các bước đốt cách nhau rõ ràng.
Củ khi rửa sạch có màu vàng nâu hoặc màu xanh xám, Củ sâm da màu vàng nâu khi cắt ra bên trong vàng và lõi màu vàng hoặc pha màu tím nhạt. Củ sâm vỏ màu xanh xám thì ruột bên trong và lõi đều có màu tím.
Khi nhai có vị đắng sau thì ngọt thanh và có mùi thơm đặc trưng của sâm.
Các đốt trên củ Tam Thất đều nhau, ít so le (nằm trên một hàng của thân củ). Củ cái nhỏ hoặc không có. Thân củ có hình dáng dẹp.
Củ Tam Thất có màu vàng pha trắng hoặc xanh có phớt vàng. Nếu rửa củ không sạch thì không có mùi thơm như mùi thơm đặc trưng của sâm Ngọc Linh.
Sâm Ngọc Linh có vị đắng, nhai vào trong lưỡi dần chuyển sang vị ngọt thanh và có mùi thơm của sâm. Với củ Tam Thất thì có vị đắng, cứng, giòn, không có mùi đặc trưng. Củ Tam Thất khi cắt ra thì có màu trắng pha chút tím trong ruột.
Hạt sâm Ngọc Linh nằm trong quả, nằm ở trung tâm tán lá.
Hạt sâm có chiều dài 0,5-0,6cm, quả cong hình bán nguyệt. Sau 2 tháng quả bắt đầu chuyển từ màu xanh sang màu xanh thẫm, đến khi chín quả sẽ có màu đỏ cam, trên đỉnh có một chấm đen. Mỗi quả chứa từ 1 đến 2 hạt.
Trunng bình mỗi cây sâm Ngọc Linh cho từ 30-50 quả, hạt cũng theo đó mà nhân lên.
Quá trình từ hạt giống cây sâm Ngọc Linh cho đến khi trờ thành cây giống mang trồng trải qua nhiều công đoạn.
Mỗi quả sâm Ngọc Linh có từ 1 đến 2 hạt giống, vì vậy quá trình chọn quả để lấy hạt cũng là điều kiện quan trọng giúp hạt giống phát triển tốt.
Việc chọn quả là điều kiện đầu tiên để có những hạt giống sinh trưởng tốt.
Thời gian thu và hái quả:
Từ tháng 7 0 than1ng 9 hàng năm. Chọn quả chín vỏ có màu vàng, sáng bóng, hạt mẩy). Một cụm quả đạt độ chín từ 6 – 10 ngày. Vì vậy, nên hái nhiều lần để đảm bảo giống thu vào có chất lượng cao.
Phân loại quả
Loại bỏ những quả nhỏ, lép. Chia làm 3 loại:
Quả loại 2 và 3 sau thời gian ủ từ 2 đến 3 ngày sẽ có độ chín về hình thái giống như loại 1 và 2. Bạn chỉ nên sử dụng hạt từ quả loại 1 và loại 2 để gieo ươm, trong trường hợp thiếu hạt giống có thể sử dụng loại 3.
Thời gian gieo hạt tầm từ tháng 7 – tháng 9 hàng năm, trùng với thời gian thu hái quả.
Trước khi gieo hạt có thể thực hiện bằng 1 trong 2 cách:
Sau khi thu quả, để nguyên vỏ và đem gieo ngay (nếu quả có 2 hạt thì tách riêng).
Sau khi thu quả, ủ khoảng 5 ngày. Sau đó, đem chà xát và đãi sạch để loại bỏ phần thịt quả, để ráo nước, sau đó ngâm trong dung dịch nước tỏi 10 – 15% (1,0 – 1,5kg tỏi giã nhỏ ngâm với 10 lít nước, lọc lấy nước) trong khoảng 30 – 45 phút để ngừa một số nấm bệnh và tăng sức đề kháng cho cây con, rồi đem gieo.
Có thể gieo hạt trực tiếp lên luống.
Đất gieo hạt cần tương đối bằng phẳng, tốt nhất là trong bóng râm hay dưới tán rừng hay nơi có độ che phủ từ 80% trở lên. Đất mùn, sạch và không có mầm bệnh và khả năng thoát nước tốt.
Đầu tiên, cần dọn sạch cỏ dại, lên luống làm mặt luống cong, rộng từ 0,8-1m, cao từ 0,2 – 0,3 m, chiều dài dưới 10m. Cần bổ sung thêm mùn, đặc biệt là mùn từ xác bã thực vật để tăng cường thêm lượng dinh dưỡng cho đất.
Rãnh gieo hạt sâu từ 2 – 3cm, mật độ từ 1 lon hạt tương đương với 1000 hạt. Không nên gieo hạt dính sát vào nhau mà phải cách nhau từ 2cm trở lên.
Cuối cùng lắp đất lại và phủ một lớp lá khô lên mặt luống để giữ ấm cho hạt, hạn chết cỏ dại và chống xói mòn.
Để hạn chế tác động của ngoại cảnh (mưa to, hiện tượng sương lạnh…), nên làm nhà che bằng ni lông trắng hay lưới đến sinh trưởng phát triển của cây giống trong vườn ươm.
Thường xuyên theo dõi, sửa chữa rãnh luống và mương thoát nước, không để vườn ươm bị đọng nước, ngập úng khi có mưa.
Khi cây đã lên mầm, cần thu dọn phần lá cây khô, làm cỏ, bổ sung mùn núi, và theo dõi lượng nước tưới thường xuyên để đảm bảo đủ ẩm.
Dùng lưới nilon căng đứng, cao 35 – 40 cm quanh luống hoặc quanh vườn để ngăn chuột, dúi… cắn cây con.
Khi cây đã mọc đều, nếu có điều kiện nên bứng trồng vào khay và đưa vào chăm sóc trong nhà có mái che, đặt trên giàn đỡ cách ly mặt đất để quản lý, chăm sóc đảm bảo hơn.
#hatgiongsamngoclinh #samngoclinhgiong #caygiongsamngoclinh #muagiongsamngoclinh #bangiongsamngoclinh #bansamngoclinhgiong #caysamngoclinhgiong #bancaysamngoclinhgiong #LyMuaBanNhanh #MuaBanNhanh #MBN