Xem trên fanpage Nông Nghiệp Nhanh: Kỹ thuật trồng cây khôi nhung - hỗ trợ điều trị đau dạ dày I MuaBanNhanh I Cây giống
Cây khôi nhung có thể nhân giống từ hạt hoặc bằng hom (thân cây).
- Hạt nên chọn hạt chín đem gieo ngay sau khi thu hái và ươm trong cát ẩm.
- Sau khi ươm từ 15 đến 20 ngày hạt bắt đầu nảy mầm. Khi hạt nảy mầm đánh cấy vào trong bầu.
- Thành phần ruột bầu 1/2 cát + 1/2 sét, tốt nhất dùng đất từ phân giun.
- Khi ươm bầu cần đặc biệt chú ý phải đặt dưới bóng râm, hàng ngày tưới nước đủ ẩm. Sau 3 tháng cây con có thể xuất vườn.
- Nên lấy từ cây mẹ, tốt nhất chọn những hom có đường kính từ 1-1,5cm.
- Cắt từng đoạn hom từ 20-35cm. Cắt đến đâu giâm trên cát ẩm đến đấy. Sau khi hom ra rễ đánh lên cấy vào bầu (giống như hạt).
- Sau khi hom xong có bầu cây nên đào đất đặt cây ngay ngắn, lấp đất đầy hố, nén chặt, tủ lá cây hoặc cỏ khô kín mặt hố.
- Chọn đất nơi ẩm, tốt nhất ven các khe suối, độ tàn che cao. - Do đây là cây thuộc dòng dây leo nên cần thiết phải làm giàn leo.
Chúng tôi tới thăm mô hình trồng cây khôi của gia đình chị Bùi Thị Sơn ở thôn 3, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, khi cây đang cho thu hoạch lá. Với tổng diện tích khoảng 1.800 m2 đất trồng cây khôi tía, trung bình 1,5 tháng gia đình chị Sơn lại thu hoạch lá 1 lần với khoảng 60 kg lá khô/đợt.
Với giá bán ổn định cho các công ty dược trong nước từ 250 - 300 ngàn đồng/kg, gia đình chị Sơn thu về gần 150 triệu đồng/năm. Không chỉ làm giàu từ việc trồng cây khôi tía, chị Sơn còn nghiên cứu thành công phương pháp giâm cành, giúp nhân giống một cách hiệu quả nhất. Hàng năm gia đình chị bán từ 3.000 - 5.000 cây giống với giá 12.000 đồng/cây, cho thu nhập từ 35 - 60 triệu đồng.
Đồng chí Lương Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Cường Thịnh cho biết: "Đây là mô hình trồng cây dược liệu mới nhưng bước đầu đem lại giá trị kinh tế cao cho một số hộ dân trong xã. Tuy nhiên, quy mô trồng loại cây dược liệu này còn nhỏ lẻ, phương pháp trồng, chăm sóc và thu hoạch vẫn theo cách thủ công nên đã hạn chế sự phát triển của cây, làm giảm năng suất thu hoạch lá. Hiện nay, xã đang trong quá trình kiểm tra, tìm hiểu về giá trị tiềm năng của loại cây dược liệu này để đưa vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao giá trị trên diện tích đất”.
Rễ khôi nhung đem ngâm rượu, là cách mà cộng đồng người Dao vẫn hay làm. Rượu ngâm từ khôi nhung có công dụng bổ máu.
Lấy 60 – 80g rễ khôi nhung rồi cắt nhỏ, phơi khô. Sau đó chúng ta ngâm với 5 lít rượu trắng trong khoảng 1 tháng, mỗi lần sử dụng khoảng 30ml.
Bài thuốc của hội Đông y Thanh Hoá
- Lá khôi (80g)
- Lá bồ công anh (40g)
- Lá khổ sâm (12g)
- Lá cam thảo dây (20g)
Sắc với 1,5 lít nước trong khoảng thời gian 20 phút, chắt nước uống ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút.
#caykhoinhunggiong #mohinhtrongcaylakhoi #hieuquakinhtetutrongcaykhoinhung #MuaBanNhanh #MBN #Nganmuabannhanh
Xem thêm:
Cây khôi nhung giống - Hiệu quả kinh tế từ trồng cây khôi nhung qua mô hình trồng cây lá khôi Yên Bái