logo

Phân biệt cây khôi tía và cây xăng xê

Đã xem: 2268
Xem nhanh
1
Phân biệt cây khôi tía và cây xăng sê
2
Thu hoạch và sơ chế cây khôi tía
3
Lá khôi tía dùng lá khô hay lá tươi tốt?
4
Những lưu ý khi dùng khôi tía trị bệnh

Phân biệt cây khôi tía và cây xăng sê

Cây khôi tía hay còn gọi là cây khôi nhung là một vị thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày hàng đầu hiện nay. Cây khôi tía rất dễ bị nhầm lẫn cây xăng sê - loài cây này cũng có tác dụng điều trị viêm dạ dày không tốt bằng cây Khôi tía.

Cây xăng sê còn được biết đến với tên gọi như cây ngũ sắc hay lá khôi đốm và thường được nhiều gia đình trồng để làm cảnh.Cây xăng xê có kích thước và hình dạng lá giống hệt là khối tía, lá cây cũng có màu tím vằn.

Cách phân biệt:

- Khôi tía: lá có lớp lông mỏng nên còn có tên gọi khôi nhung (lớp lông mỏng này tựa như nhung gấm). Ngoài ra lá khôi tía còn có răng cưa nhỏ ở mép lá.

- Cây xăng sê: lá trơn không có lông, lá cây xăng sê dày hơn lá cây Khôi tía và không có răng cưa.

Thu hoạch và sơ chế cây khôi tía

- Mỗi năm khôi tía cho thu hoạch từ 4 - 5 lứa/năm. Thường thu hái lá vào mùa hè - thu.

- Mỗi lượt thu hoạch cho thu 05 - 1kg lá tươi/cây, lượng thu tăng theo các năm.

- Cây khôi tía cho thu hoạch trên 10 năm nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc.

- Chọn những lá già, bánh tẻ phía dưới ngọn, hái bằng tay hoặc dùng kéo cắt sát cuống lá, để lại các lá non phía trên.

-  Sau khi thu lá tươi về phơi nắng cho tái rồi hong và ủ trong râm.

Lá khôi tía dùng lá khô hay lá tươi tốt?

Cách dùng lá khôi tía chữa đau dạ dày rất đơn giản, bạn có thể dùng lá tươi hoặc lá khô đều được.

Lá khô: khoảng 40 – 60g lá khô để sắc uống thay trà hằng ngày, hãm như hãm trà xanh. Kiên trì uống trong khoảng 10 ngày thì các triệu chứng bệnh đau dạ dày sẽ thuyên giảm đáng kể.

Lá tươi: dùng 5 – 6 lá và nhai sống cùng với chút muối. Thực hiện như vậy mỗi ngày 2 – 3 lần, liệu trình này trong khoảng 2 tuần.

Những lưu ý khi dùng khôi tía trị bệnh

Lá khôi tía giúp điều trị bệnh an toàn, không tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ như khi điều trị bằng thuốc Tây, nhưng chúng ta cũng cần lưu ý để tránh gây những tác dụng phụ không mong muốn.

- Nếu sử dụng quá 250g khôi nhung một ngày, cơ thể chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, uể oải, da mặt tái xanh, tụt huyết áp…

- Nếu sử dụng khôi nhung trong thời gian dàu, việc giảm viết axit dịch vị lại gây cảm giác đầy bụng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng khôi nhung trong khoảng 1 – 2 tháng, đến khi thấy đỡ bệnh thì dừng lại.

- Mặc dù cây xăng sê có tác dụng rất tốt đối với bệnh dạ dày, nhưng hiệu quả của các bài thuốc dân gian từ loài cây này còn phụ thuốc khá nhiều vào cơ địa từng người.

- Ngoài ra, cây xăng sê chỉ nên dùng để chữa bệnh dạ dày ở trường hợp nhẹ hoặc mới chớm. Nếu người bệnh mắc bệnh dạ dày mãn tính hoặc nặng thì nên tìm đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được khám và điều trị một cách tốt nhất.

- Dùng thuốc điều đặn, kiên trì trong thời gian dài. Tuyệt đối tránh việc dùng rồi ngưng, sau đó lại dùng sẽ không mang hiệu quả cao.

- Trong quá trình chữa trị, người bệnh không nên dùng các loại thực phẩm cay, nóng, không nên uống rượu bia, nước có ga. Cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, điều độ sẽ giúp lành bệnh nhanh hơn.

#caykhoitia #cayxangxe #caykhoitia #MuaBanNhanh #MBN #Nganmuabannhanh

Phân biệt cây khôi tía và cây xăng xê

Phân biệt cây khôi tía và cây xăng xê