Cộng đồng mua bán cây giống uy tín trên MuaBanNhanh, tham khảo ngay trên: Cây lộc vừng

Xem video Fanpage Nông Nghiệp Nhanh: Trồng CÂY LỘC VỪNG GIẢI CỨU THẾ GIỚI I MuaBanNhanh I Cây giống

Xem nhanh
1
Giá cây lộc vừng nhìn chung
1.1
Giá cây lộc vừng bonsai
1.1.1
Tại các cửa hàng cây cảnh
1.1.2
Tại chợ online
1.2
Giá cây lộc vừng cảnh
1.3
Giá cây lộc vừng để bàn
1.4
Giá cây lộc vừng theo kích thước
1.4.1
Giá cây lộc vừng cao 1m
1.4.2
Giá cây lộc vừng cao 2m
1.4.3
Giá cây lộc vừng cao 3m
1.4.4
Giá cây lộc vừng cao 4m
1.4.5
Giá cây lộc vừng cao 5m
1.5
Giá cây lộc vừng theo công dụng và tuổi
1.5.1
Giá lộc vừng bóng mát
1.5.2
Giá cây lộc vừng cổ thụ
1.5.3
Giá cây lộc vừng kiểng
2
Cây lộc vừng trên thị trường
2.1
Bán cây lộc vừng mini, cây lộc vừng để bàn
2.2
Cây lộc vừng bán ở đâu?
3
Nét đẹp và ý nghĩa trong cuộc sống với cây lộc vừng
3.1
Vài nét về cây lộc vừng
3.2
Đặc đểm cây lộc vừng
3.3
Cây lộc vừng với ý nghĩa trong cuộc sống
4
Cây lộc vừng trồng ở đâu là hợp lý
5
Trồng và chăm sóc lộc vừng bao lâu thì ra hoa?
5.1
Trồng cây lộc vừng
5.2
Chăm sóc cây lộc vừng
5.3
Kích cây lộc vừng ra hoa theo ý muốn
5.3.1
Ánh sáng
5.3.2
Thời điểm cây thích ra hoa
6
Các loại lộc vừng và cách nhận biết
6.1
Cây lộc vừng: Cây chiếc hay rau vừng
6.2
Cây lộc vừng hoa đỏ
6.3
Cây lộc vừng hoa chùm
6.4
Cây lộc vừng gắn liền với địa danh
7
Vẻ đẹp của cây lộc vừng
7.1
Nghệt thuật trong kiểu dáng cây lộc vừng
7.2
Bonsai cây lộc vừng dáng đẹp
7.2.1
Cây lộc vừng dáng làng
7.2.2
Cây lộc vừng dáng xiêu
7.2.3
Cây lộc vừng dáng thác đổ
7.2.4
Cây lộc vừng dáng trực
7.2.5
Cây lộc vừng ghép đá
8
Cây lộc vừng và điều cần lưu ý
8.1
Điều cần lưu ý
8.2
Phân biệt cây lộc vừng và cây tam lang
9
Giá trị của cây lộc vừng
9.1
Giá trị cảnh quan
9.2
Giá trị kinh tế
9.3
Giá trị trong y học

Giá cây lộc vừng nhìn chung

Cây lộc vừng là loại cây cảnh không chỉ mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà mà còn có giá trị tinh thần, mang một ý nghĩa phong thủy lớn, may mắn và tài lộc cho gia chủ. 

Giá cây lộc vừng giao động ở nhiều mức khác nhau, tùy vào kích thước cây, kiểu dáng,...

Giá cây lộc vừng bonsai

Loại cây lộc vừng bonsai đang được rất nhiều người yêu thích, không chỉ riêng với giới chơi cây cảnh mà hầu như đại đa số ai cũng thích thú với loại cây này. 

Với giới thương gia, buôn bán thì họ xem loại cây này như là một cây phong thủy mang lại tài lộc trong công việc cũng như làm ăn được thuận lợi. 

Tại các cửa hàng cây cảnh

Tại các cửa hàng cây cảnh, giá bán cây lộc vừng sẽ có dao động tùy vào kích thước chiều cao của cây cũng như đường kính cây và thiết kế chậu cũng như kiểu dáng. Giá cả cây khá phong phú, có giá từ vài trăm đến hơn trăm triệu tùy từng cây. 

Tại chợ online

Các cửa hàng cây cảnh đã có mặt kinh doanh trên các chợ online, vì thế mà giá cả cũng cực kì phong phú hơn so với giá tại các cửa hàng cây cảnh. 

Trên MuaBanNhanh, có loại chỉ với giá vài chục nghìn đồng, loại có kích thước lớn nhất lên đến 350 triệu đồng/ cây. 

Tham khảo ngay trên MuaBanNhanh để có cây lộc vừng bonsai với các mức giá phù hợp.

Giá cây lộc vừng cảnh

Cây lộc vừng dùng trồng làm cảnh, thân cây sẽ to và thô hơn, kiểu dáng sẽ không đẹp và nghệ thuật so với cây bonsai. 

Giá cây lộc vừng sẽ dao động ở các mức khác nhau tùy vài đường kính và chiều cao. 

Cây Lộc Vừng (H: chiều cao, D: đường kính)

  • H=2,0 - 2.5m, D gốc= 6cm - 7cm800,000
  • H=2,0 - 3m, D gốc= 8cm - 10cm1,600,000
  • H=3 - 4m, D gốc= 12cm - 15cm4,500,000
  • H=3.5 - 4m, D gốc = 15 - 20cm7,500,000
  • H=5 - 6m, D gốc=25 - 30cm18,000,000

Giá cây lộc vừng để bàn

Cây lộc vừng dùng để bàn phải có kích thước nhỏ, vì vậy giá cả sẽ không cao ngất ngưỡng như các loại cây lộc vừng trên.

Với cây lộc vừng để bàn, giá cả sẽ dao động trong khoảng thấp nhất là 15 nghìn đồng cho đến 300 nghìn đồng/ 1 cây.

Giá cây lộc vừng theo kích thước

Giá cây lộc vừng sẽ phụ thuộc vào kích thước của cây như chiều cao và đường kính. 

Giá cây lộc vừng cao 1m

Cây lộc vừng có kích thước càng nhỏ sẽ có giá tiền càng thấp và ngược lại. 

Cây lộc vừng với chiều cao từ 1 mét sẽ có giá tầm từ 400 – 800 nghìn đồng / cây.

Có loại cây lộc vừng cao 1 mét nhưng giá cả hơi đắt chút là do chúng được tạo dáng độc đáo. 

Giá cây lộc vừng cao 2m

Với lộc vừng cao 2 mét thì giá đã hơi nhỉn hơn chút so với cây cao 1 mét.

Với loại này (chiều cao từ 2 – 2,5 mét, đường kính gốc từ 6 – 7cm) giá cả sẽ dao động trong tầm từ  800 – 1 triệu đồng / cây. 

Giá cây lộc vừng cao 3m

Cây lộc vừng có chiều cao từ 2 – 3 mét với đường kính gốc từ 8 – 10 cm có giá dao động trong khoảng 1 triệu – đến 1 triệu 600 nghìn đồng / cây. 

Giá cây lộc vừng cao 4m

Cây lộc vừng cao 4 mét với đường kính gốc từ 12 – 15 cm có giá nằm trong khoảng 2 triệu – 5 triệu đồng / cây. 

Giá cao do kích thước cây và đường kính gốc tăng. 

Giá cây lộc vừng cao 5m

Cây lộc vừng cao 5 – 6 mét với đường kính gốc khoảng 25 – 30 cm sẽ có giá tầm từ 10 – 18 triệu đồng / cây. 

Giá khá cao là do một phần cây có nhiều tuổi và đường kính gốc cũng như chiều cao tăng. 

Giá cây lộc vừng theo công dụng và tuổi

Cây lộc vừng có kích thước càng to thì càng đắt thế nhưng, có những loại lộc vừng tuy kích thước to nhưng sẽ có giá không quá cao vì những loại cây này không cần cắt tỉa hay chăm sóc tạo dáng nhiều, tuy vậy, cũng có những cây lộc vừng lớn nhưng giá cao vì cây lộc vừng ấy đã trải qua nhiều năm tuổi nên những cây lộc đó trở nên đắt giá hơn. 

Giá lộc vừng bóng mát

Đây là loại cây chủ yếu được trồng để làm bóng mát, loài cây này có xuất hiện quanh hồ Hoàn Kiếm. Tuy cây cao tầm 2 – 2,5 mét nhưng giá cả chỉ nằm trong khoảng từ 1 triệu – 2 triệu đồng / cây. 

Giá cây lộc vừng cổ thụ

Gọi là cây lộc vừng cổ thụ vì cây có kích thước khá to và nhiều năm tuổi, có cây cao đến 10 mét, đường kính gốc 50 – 60cm có giá rất cao, có khi đến 100 triệu đồng / cây. 

Giá cây lộc vừng kiểng

Cây lộc vừng kiểng tuy có kích thước và đường kính gốc nhỏ nhưng nó được chăm sóc nuôi dưỡng và tạo hình bằng cả tâm huyết của nghệ nhân, cùng với óc sáng tạo trong nghệ thuật để cho ra lò những cây lộc vừng hết sức độc đáo. 

Vì lý do đó, mà giá lộc vừng kiểng hay bonsai cây lộc vừng có giá đắt. 

Tùy vào thiết kế độc đáo của cây lộc vừng mà giá cả sẽ dao động ở các mức khác nhau. Thấp nhất là từ 1 triệu đồng / cây. Cao nhất có khi lên đến gần 20 triệu đồng / cây. 

Cây lộc vừng trên thị trường

So với nhiều cây khác, đây là loại cây được nhiều người chuộng nhất, người ta chuộng từ cái tên cho đến ý nghĩa phong thủy cũng như vẻ đẹp của nó. Vì thế, mà cây lộc vừng luôn là loại cây sáng giá nhất trên thị trường cây cảnh, thế nên giá cả của nó cũng đã và đang đứng top cao nhất trong nhiều năm nay. 

Cây cho hoa màu đỏ tuyệt đẹp, màu đỏ theo ý nghĩa phương Đông cho rằng đây là màu của hỷ sự, của phát tài, phát lộc.

Do đó, chợ cây cảnh không bao giờ thiếu tên cây lộc vừng trong danh sách kinh doanh của mình. 

Bán cây lộc vừng mini, cây lộc vừng để bàn

Cây lộc vừng giá bán sẽ tùy theo kích thước nên kích thước càng to, cây sẽ có giá càng đắt và ngược lại. Có thể có nhiều người mơ ước được đặt trong ngôi nhà xinh xắn của mình một chậu cây lộc vừng nhưng sợ không đủ tiền mua vì ngoài thị trường bán với giá đắt do kích thước to, nên đa phần họ ngại mua. 

Thế nhưng, đối với cây lộc vừng mini hoặc cây lộc vừng dùng trang trí bàn làm việc hoặc để phòn khách sẽ trái ngược hoàn toàn. Vì đây là loại có kích thước nhỏ, nên giá cả sẽ không quá đắt và vừa túi tiền với tất cả mọi người. 

Vì thế, từ đây, nếu ai mong muốn được đặt một chậu lộc vừng trong ngôi nhà nhỏ xinh cùa mình thì không còn phải lo nữa nhé!

Tham khảo trên MuaBanNhanh để lựa chọn cho mình cây lộc vừng với đầy đủ kích thước và giá cả phù hợp.

Cây lộc vừng bán ở đâu?

MuaBanNhanh xin phép được chia sẽ đến bạn một số nơi bán giống cây lộc vừng có thể bạn cần:

Cây xanh Vina

  • Địa chỉ: Cầu 3 thôn, đường Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP. HCM.
  • Điện thoại: 0937859929

Cây cảnh Dương Lan

  • Địa chỉ: Số 105 đường số 9, P9, Q.Gò Vấp
  • Điện thoại: 0977 740 802 – 0907 032 295

Cây cảnh Gò Vấp

  • Địa chỉ: Số 105 đường số 9, P9, Q.Gò Vấp
  • Điện thoại: 0977 740 802 – 0907 032 295

Cây Xanh Gia Nguyễn

Chuyên cung cấp Cây Kiểng, Cây Công Trình, Cây Giống Lâm Nghiệp Cây Ăn Trái 

  • Địa chỉ: Số 59, Đường số 12, Khu Nhà Ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức
  • Điện thoại: 0937 670 722

Cây Xanh Bạch Long

  • Địa chỉ: 80/6A2 Lã Xuân Oai, Tăng Nhơn Phú A, Quận 9
  • Điện thoại: 0988 582 805

Xem trọn danh sách tại: Cây lộc vừng bán ở đâu? Tìm mua cây lộc vừng hoa to màu hồng, tím, vàng, đỏ

Nét đẹp và ý nghĩa trong cuộc sống với cây lộc vừng

Cây lộc vừng không chỉ có ý nghĩa từ cái tên mà đến vẻ đẹp của hoa cũng có ý nghĩa. 

Vài nét về cây lộc vừng

Cây lộc vừng còn có tên gọi khác là: Cây Mừng, tên khoa học là: Barringtoria Acutangula Gaertn – Barrtngtonia Ocutangulag. Cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á được phân bố rộng rãi tại Việt Nam. Vùng phân bố của cây này ở thượng nguồn sông Mã, sông Cả, sống ven bờ nước (bản thuỷ sinh), di thực về miền đồng bằng.

Cây lộc vừng nằm trong bộ cây cảnh quý (sanh, sung, tùng, lộc).  Nhờ vào vẻ đẹp và cái tên mà lộc vừng đã trở thành loại cây được nhiều người ưa thích và hầu như chúng có mặt ở khắp nơi từ gia đình cho đến cơ quan hay công sở. 

Đặc đểm cây lộc vừng

Tuy là loài cây mang vẻ đẹp cầu kỳ quí phái, nhưng theo kinh nghiệm của nhiều nhà làm vườn thì đây thuộc loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc. 

Với loài cây này, người ta có thể nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành hoặc chiết cành để cây mọc nhanh và thẳng. 

Cây lộc vừng thuộc loại cây thân gỗ, thân cây xù xì, vỏ màu xám, lá xanh mượt, thuôn 2 đầu, mép lá có hình răng cưa.

Hoa có màu đỏ hoặc hồng, dài xuống đất như sợ dây, hoa có mùi thơm. Cây đến khi hoa nở trông đẹp mắt và sang trọng.

Cây lộc vừng với ý nghĩa trong cuộc sống

Ngoài vẻ đẹp thu hút bởi sự sang trọng mà đầm thấm và hương thơm nhẹ nhàng của hoa mà cây lộc vừng đem lại giá trị phong thủy lớn.

Theo nhiều người có kinh nghiệm về phong thủy cho rằng, cây lộc vừng có ý nghĩa mang lại sự may mắn về tài lộc cho gia chủ. Đồng thời, văn hóa phương Đông còn cho rằng hoa cây lộc vừng có màu đỏ có giá trị cho hỷ sự nghĩa là trong nhà có chuyện vui, đặc biệt, hoa lộc vừng nở báo hiệu gia đình sẽ có điều may mắn hay chuyện vui sắp đến. 

Tuy cây lộc vừng mang một vẻ đẹp khá là quí phái, với màu hoa rực rỡ nhưng cây lại mang ý nghĩa tượng trưng cho sự bình dị, phát triển kinh tế, phát tài, phát lộc cho gia chủ. 

Cây lộc vừng có thể được đặt ngoài sân vườn hay trong nhà đều mang ý nghĩa tượng trưng cho sự an nhàn, tạo cho mọi người cảm giác bình yên, thư giãn. 

Cái tên cây lộc vừng làm nhiều người nhớ đến câu chuyện Alibaba và 40 tên cướp với câu nói “Vừng ơi mở ra”. Khi vừng mở ra thì bên trong vô số vàng bạc châu báu. Vì vậy, cây lộc vừng vũng có ý nghĩa thu hút tiền tài, năng lượng về gia chủ.

Cây lộc vừng trồng ở đâu là hợp lý

Cây lộc vừng có nguồn gốc từ Đông Nam Á được phân bố rộng rãi tại Việt Nam, Thái Lan, Camphuchia, Lào. Vùng phân bố của cây này ở thượng nguồn sông Mã, sông Cả, sống ven bờ nước (bản thuỷ sinh), di thực về miền đồng bằng.

Lộc vừng là loại cây mang đến nhiều ý nghĩa phong thủy, tuy nhiên bạn nên xem xét không gian nhà cửa và chọn vị trí thích hợp để trồng.

Đây được xem như 1 loài cây phong thủy, vì vậy để mang tài lộc và may mắn cho gia chủ, theo văn hóa phương Đông cho rằng, vị trí trồng cây lộc vừng cũng là yếu tố rất quan trọng sao cho thu hút được vận khí cho ngôi nhà. 

Đây là loài cây dễ trồng, nếu được chăm sóc kỹ và đặt ở nơi thoáng đãng cây sẽ phát triển rất tốt. Thường cây sẽ được đặt ở trước sân nhà nhằm tô điểm và tạo không gian thiên nhiên, tươi mới hơn cho ngôi nhà của bạn. Theo nhà phong thủy cho rằng, cây lộc vừng đặt trước sân nhà sẽ thu hút vận khí nhiều hơn cho ngôi nhà và gia đình. Đồng thời màu đỏ là màu góp phần trấn áp âm khí cho gia chủ. 

Thế nhưng, cái gì có đôi có cặp lại càng tốt, nếu bạn đặt 1 chậu phong thủy ở trước cửa bên trái sân nhà thì nên mua thêm một chậu nữa đặt bên phải sân nhà. Theo phong thủy, nếu trồng 2 cây lộc vừng giúp dung hòa nguồn năng lượng, cân bằng được âm khí và dương khí cho gia đình. 

Đặc biệt, nếu sân nhà của bạn quá chật hẹp thì không nên trồng loại cây này, bởi nó sẽ chiếm mất một phần diện tích, hơn nữa các tán lá sẽ che khuất ngôi nhà, điều này lại ảnh hưởng đến sự suy thịnh của gia đình. 

Trồng và chăm sóc lộc vừng bao lâu thì ra hoa?

Việc trồng và chăm sóc cây lộc vừng không khó, nếu chịu chăm sóc kỹ, cây sẽ cho hoa tuyệt đẹp.  

Hoa lộc vừng mọc thành từng cụm, cụm hoa dài 6 – 10cm mọc rũ ở đầu cành. Hoa nhỏ, màu đỏ tươi khi nở tỏa hương thoang thoảng.

Hoa Lộc Vừng thường nở rộ vào tháng 3. Sau khi tàn cho những quả hình cầu màu xanh khi còn non và vàng nâu khi già, đường kính 4 – 6cm, vỏ cứng, mỗi quả cho 1 hạt.

Trồng cây lộc vừng

Cây được nhân giống bằng cách chiết cành hay trồng bằng hạt, những hạt già đã chín được trồng là tốt nhất, còn những cành được chọn  là những cành không già mà cũng không quá non. Đã ra hoa thì càng tốt nhé.

Cây lộc vừng cần trồng ở đất tơi xốp, thoát nước tốt, nếu trồng ở đất rễ cây sẽ phát triển rất sâu hút chất dinh dưỡng trong lòng đất bởi thế ta không cần phải tưới nước quá nhiều, còn trồng trong chậu thì nên tưới nước thường xuyên nhé.

Chăm sóc cây lộc vừng

Trồng lộc vừng không quá khó nhưng chăm chút cho cây trở thành một cây cảnh phát triển lâu, thế đẹp và cho hoa thường xuyên thì không dễ dàng nhé. Vị trí trồng cây cũng khá quan trọng, đây là cây ưa sáng nên cần được trồng ngoài trời để cây hấp thụ đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp, trao đổi chất.

Nếu thấy có hiện tượng héo lá, cây không ra hoa hay cành chết, ta cần đảm bảo cây không bị úng nước và không sâu bệnh, nếu có giện tượng sâu bệnh cần phải phun thuốc ngay.

Kích cây lộc vừng ra hoa theo ý muốn

Nếu chăm sóc theo phương pháp thì cây sẽ nở hoa theo mùa vào tầm từ tháng 3, thế nhưng hiện nay có một số kỹ thuật chăm sóc cây lộc vừng khiến cây ra hoa theo đúng ý muốn. 

Để cây ra hoa theo ý muốn cần chú ý đến các điều kiện:

Ánh sáng

Cần trồng nơi có nhiều ánh sáng, có thể trồng ở bờ hồ, cây sẽ ra hoa tự nhiên. Đặc biệ, đối với cây lộc vừng có có lá tròn nhỏ thường cho hoa hơn so với cây có lá dài to. 

Với cây trồng chậu, cần thường xuyên bổ sung dinh dưỡng như phân hữu cơ hoai mục và DAP để cây sinh trường và cho hoa thường. 

Thời điểm cây thích ra hoa

Thời gian từ khi kích thích đến khi cây ra hoa là 3 tháng, khi cây có bộ tán lá xanh tốt thì bắt đầu xử lý kích thích ra hoa.

Cách kích thích ra hoa

Có 2 cách:

Cho cây phát triển trong điều kiện ngập nước

Cho rễ ngập trong nước khoảng 30%, để cây trong trạng thái ngập nước như vậy tầm 1 tháng thì cho thoát nước ra. Sau đó, phun KNO3 kết hợp vitamin B1 với liều lượng (100ml:12ml), phun ướt toàn bộ lá cây khi trời bớt nắng, phun 3 lần cách nhau 7-10 ngày đến khi cây có chồi lá thì tưới nhiều hơn. 

Siết nước tưới và lặt bỏ lá cây

Ngừng tưới nước trong thời gian từ 5- 7 ngày, khi thấy lá cây có dấu hiệu vàng héo thì tưới nhẹ vùa đủ ẩm, sau đó lặt bỏ hết lá trên cây. 

Dùng KNO3 và vitamin B1 với liều lượng 120 g KNO3 + 12 ml B1 pha trong bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán cây ( lúc chiều mát).Phun 3 lần cách nhau 7- 10 ngày. Để cây Lộc vừng ra hoa bền và lâu cần bón thêm phân hạt NPK 5-15-25 TE rải xung quanh đất gốc cây, xong dùng đất lấp lại.

  • Cây trong chậu nhỏ ( Đường kính chậu từ 60 – 80 cm) 1 muỗng canh cho một lần bón
  • Cây trung bình ( Đường kính chậu 100 – 120 cm) : 2 muỗng canh cho một lần bón
  • Cây to ( Đường kính chậu > 120 cm): 3 muỗng canh cho một lần bón

Các loại lộc vừng và cách nhận biết

Người ta dựa vào hình thái quả, màu sắc và cách mọc của hoa để phân chia Cậy lộc vừng thành 3 loại:

Cây lộc vừng: Cây chiếc hay rau vừng

Quả có tiết diện ngang hình hộp, loài này thường trồng dọc các đường phố để trang trí và tạo bóng mát. 

Tại Việt Nam loài này mọc hoang ở vùng ven biển Nam Bộ và vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên.

Cây lộc vừng hoa đỏ

Loài này có trồng quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, nó có công dụng dược liệu quan trọng. Quả có tiết diện ngang hình tròn, hoa có màu đỏ đặc trưng.

Cây lộc vừng hoa chùm

Loài này còn có tên gọi khác là chiếc chùm, quả có tiết diện ngang hình tròn. Hoa có màu trắng hoặc hồng, mọc theo chùm. 

Cây lộc vừng gắn liền với địa danh

Ngoài các cây lộc vừng đã biết, những năm gần đây có có giống cây lộc vừng có nguồn gốc xuất xứ từ Campuchia, cây có kích thước khá to, được bán với giá 150 triệu cho đến gần 10 tỷ đồng/ cây. 

Ngoài ra cây lộc vừng Cát Bà hay Gò Vình là những địa danh ở Việt Nam. Đặc biệt lộc vừng Gò Vình gắn với những câu chuyện lịch sử bí ẩn và nhiều điều kì lạ đã xảy ra tại Gò Vình. Với ngôi mộ nằm giữa hàng cây lộc vừng xinh đẹp nhưng trên mộ lại không khắc tên, theo nhiều người cho rằng ngôi mộ đã tồn tại hàng nghìn năm nay và luôn được người dân tại đây chăm sóc, theo các cụ sống lâu năm tại đây cho rằng đây là mộ của công chúa Tiên Dung, đồng thời loài cây xinh đẹp như lộc vừng cũng thỉnh thoảng bị người ta đốn chặt thế nhưng sau một thời gian thì cây mọc lại và sinh trưởng tốt tại đúng vị trí mà cây đã bị chặt. 

Vẻ đẹp của cây lộc vừng

Hoa lộc vừng nở khi hoàng hôn xuống. Khi nắng chiều đã tắt đến lúc nử đêm là thời điểm hoa nở đẹp nhất.  Sáng sớm, hoa tàn rụng, ca1nhhoa rơi xuống mặt hồ hay trãi một tấm thảm đỏ trên vỉa hè. Hoa chỉ nở 2 lần trong năm vào khoảng tháng 2 và tháng 10 dương lịch, tức vào cuối Xuân đầu Hè và cuối Thu Đông. 

Đã có nhà căn thơ ngây ngất trước vẻ đẹp của hoa lộc vừng mà cho ra đời nhiều tác phẩm văn thơ đi vào lòng người

“Mùa xuân về giữa khung trời

Mặt hồ đỏ bóng hoa rơi Lộc Vừng

Lặng thầm từng nốt rưng rưng

Gió qua xao động điểm từng đài hoa

...”

(Góp một mùa xuân, thơ Nguyễn Thị Thuần)

“Hoa dây từng chùm nhỏ

Rực sắc đỏ hồng tươi

Chim ríu rít gọi mời

Bình minh chơi vơi gió

...”

(Hoa lộc vừng, thơ Hương Thu)

Có rất nhiều bài thơ nói về vè đẹo của cây cũng như hoa lộc vừng với đủ hương đủ sắc như tái hiện lại lắng đọng chỉ trong vài câu thơ mà đã làm nao núng lòng người. 

Ngoài hương thơm ngọt ngào thu hút tâm ý mọi người, sắc hoa cũng làm cho ta không rời mắt. Hoa lộc vừng trong vừa cầu kỳ như một nàng tiên nhưng soi kỹ cũng đơn giản như một đóa hoa dại. Hoa mọc thành dây mọc dài xuống đất như một cô gái đang nhảy múa cùng tấm vải lụa, Trông cầu kỳ mà gần gũi, trông đơn giản mà mặn mà. Sắc hoa cũng hiện diện đủ màu. Xưa nay, hoa lộc vừng chỉ có loại hoa lộc vừng đỏ, nhưng hiện nay sắc hoa có phần đa dạng hơn, có loại hoa lộc vừng hoa to, lộc vừng hoa hồng, lộc vừng hoa tím, lộc vừng hoa vàng,... Màu sắc đa dạng hơn mang lại vẻ đẹp độc đáo cho những ngôi nhà xinh xắn hơn khi trồng hoa lộc vừng trong sân nhà. 

Nghệt thuật trong kiểu dáng cây lộc vừng

Những người yêu thích cây cảnh vẫn trầm trồ nhất đối với dáng lộc vừng thác đổ, lộc vừng ghép đá,...2 loại này việc tạo hình phải bằng bàn tay của những nghệ nhân lão luyện mới tạo ra những thế đứng đẹp mắt. 

Ngoài các dáng lộc vừng đẹp như trên, nghệ thuật bonsai cây cảnh còn rất nhiều kiểu dáng độc lạ khác như: dáng trượng phu, dáng nhất trụ kình thiên, bạt phong hồi đầu, long bàn hổ phục, long đàn phượng vũ,... Nghệ thuật bonsai là muôn màu muôn vẻ vì sự sáng tạo là không ngừng và con người thì luôn hướng tới những điều chân thiện mỹ. Đừng nghĩ cây cảnh là một thứ ảnh hưởng không nhiều đối với cuộc sống của bạn mà cây cảnh là thứ biểu hiện nên tính cách và con người của bạn. Thậm chí, bạn yêu thích dáng cây cảnh nào, điều đó cũng có thể nói lên một phần tính cách con người.

Nhìn chung, cây cảnh đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người trong tình trạng đô thị hóa và ô nhiễm môi trường trầm trọng như hiện nay. Cây sẽ góp phần thay đổi cuộc đời bạn. Người trồng cây cũng là những người thay đổi thế giới theo chiều hướng tốt hơn. 

Hãy là những người thay đổi thế giới bằng cách trồng nhiều cây xanh hơn bạn nhé! 

Bonsai cây lộc vừng dáng đẹp

Cuộc sống luôn phải có chứa những món ăn tinh thần để làm con người đỡ phải căng thẳng, ngoài âm nhạc, cui chơi, giải trí,...thì cây cảnh cũng tạo cho ta một không gian bình yên mỗi khi lòng rối bời. Hơn nữa nghệ thuật cây cảnh bonsai càng làm cho cuộc sống thêm màu sắc và không thể thiếu với con người. 

Hiện nay, nhiều nghệ nhân đã sáng tạo ra nhiều dáng lộc vừng đẹp mắt thu hút sự quan tâm của những người yêu cây cảnh. Ngoài cây linh sam, cây hồng ngọc mai,...thì cây lộc vừng cũng nằm trong top cây cảnh có thể thiết kế tạo dáng. 

Người ta có thể tạo ra nhiều dáng cây lộc vừng đẹp mắt bằng cả tâm huyết và con mắt nghệ thuật cùng với đôi tay khéo léo và óc sáng tạo để cho ra nhiều hình dáng đẹp mà sang trọng, gần gũi mà quý phái.

Dáng cây lộc vừng hiện nay thu hút mọi ánh nhìn nhất là: lộc vừng dáng làng, lộc vừng dáng xiêu, cây lộc vừng dáng thác đổ, cây lộc vừng dáng trực, lộc vừng ghép đá, lộc vừng thế trực tự nhiên,...Nghệ thuật không dừng ở sự sáng tạo mà là vẻ đẹp tự nhiên cùng với ý nghĩa bên trong của những hình dáng độc lá đó. Nếu nơi ở của bạn có đặt 1 cây lộc vừng có các hình dáng này, ngôi nhà của bạn trông sẽ xinh và sang trọng hẳn lên.

Cây lộc vừng dáng làng

Đây là một trong rất ít cây cổ còn đang được lưu giữ tại làng nghề truyền thống Hải Minh. Cây Lộc Vừng thường được đặt trang trọng ở giữa (Cây chủ) ở các ngôi biệt thự thể hiện sự quý phái cổ kính sung túc của dòng họ, cơ quan.

Cây lộc vừng dáng xiêu

Loại này trịc của thân cây hơi nghiêng so với bề mặt nằm ngang một góc từ 20-70 độ.

Dáng xiêu của cây trông có vẻ như mặc dù sóng  gió, thiên tai làm đổ nghiêng nhưng cây vẫn sống và âm thầm vươn lên. 

Người yêu thích hình dáng này cũng sẽ có một ý chí và nội tâm tương tự như vậy. 

Cây lộc vừng dáng thác đổ

Dáng cây cảnh này ít thấy nhưng lại rất được chuộng, thế huyền độc thụ thân nằm bò qua miệng chậu, trông như có một trận cuồng phong xô ngã xuống ao, ngọn cây  bị bẻ cong và thòng xuống thấp hơn cả đáy chậu. 

Dáng uốn cong mềm mại theo luật hồi đầu tự nhiên rồi vươn lên thành từng bậc, biểu hiện sức sóng tiềm tàng âm thầm làm cho người xem thích thú

Cây lộc vừng dáng trực

Trục thân cây thẳng góc với mặt đất.

Dáng trực trông đơn giản nhưng được nghệ thuật hóa để biểu hiện thế quân tử, hiên ngang, bất khuất,...

Người yêu thích dáng này thường có tính cách mạnh mẽ, tinh thần vững chắc.

Cây lộc vừng ghép đá

Cây ôm đá hay còn gọi là bám đá là phong cách “cổ - kỳ - mỹ” rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. 

Cây mọc ôm và đá như đang ôm ấp khối đá và lấy thân che chở.

Cây lộc vừng và điều cần lưu ý

Cây lộc vừng đã trở thành tâm điểm yếu thích của nhiều người, vì thế việc chọn mua cũng rất quan trọng. Vì thế mà không ít người mua đã phải từ bỏ một số tiền rất lớn do mua phải cây giả. 

Điều cần lưu ý

Để tránh bị mua nhầm cây lộc vừng với cây tam lang hay vừng núi, trước khi mua cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm của cây lộc vừng cũng như cây tam lang hay vừng núi để không bị mắc phải tình trạng mất tiền khi mua. 

Ở Việt Nam cây Lộc vừng có nhiều loại khác nhau, nhưng có dạng hình tương tự nhau với nhiều tên gọi khác nhau như: Lộc Vừng (Miền Bắc), cây lộc vừng miền Trung thì gọi là Cây Mưng (Miền Trung), với cây lộc vừng miền Nam thi2 người ta gọi là Cây Chiếc, Cây Rau Vừng(Miền Nam).

Phân biệt cây lộc vừng và cây tam lang

Những năm gần đây, cây lộc vừng đã trở thành xu hướng của những người yêu thích cây cảnh và rất được săn lùng. Hiện nay, cây lộc vừng đã trở nên khan hiếm nhưng vẫn còn một số người cũng còn theo đuổi loài câh này. Và do đó không tránh khỏi trường hợp bị mua nhầm với một loài cây khác, đó là cây tam lang. 

Cây tam lang là một loại cây thuộc họ cùng với lộc vừng, thân cây và rễ trông khá giống, nhưng đến khi ra lá thì là một loại cây hoàn toàn khác. 

Có thể phân biệt giữa đặc điểm của lộc vừng và cây tam lang rất rõ là khi cây đã ra lá. Nhiều người có thể bị lừa bởi người bán họ cho rằng đây là cây lộc vừng và đã được vặt hết lá, khi cây tam lang được vặt hết lá trông nó rất giống với cây lộc vừng cũng đang trụi lá. Thế nhưng, khi mua có thể cẩn thận ở chỗ giá cả. Giá bán cây tam lam giả lộc vừng sẽ có giá rẻ hơn so với cây lộc vừng thật. Cây tam lang và vừng núi với cây lộc vừng khá giống nhau. Lá của cây tam lang và vừng núi có màu xanh đậm, dày và to hơn lộc vừng. Thông thường lộc vừng 3 năm tuổi đã bắt đầu trổ hoa, vừng núi thì rất lâu, còn tam lang là loài cây không có hoa.

Chi tiết tại:

Giá trị của cây lộc vừng

Cây lộc vừng không những làm cảnh quan tạo vẻ đẹp mà còn có nhiều giá trị khác nhau.

Giá trị cảnh quan

Cây lộc vừng là loài cây được ưa chuộng nhất, không chỉ do vẻ đẹp của nó mang lại mà còn bởi nó mang ý nghĩa phong thủy giảm áp lực tinh thần trong đời sống hàng ngày của mọi người, đồn thời cũng là loài cây thuộc top 4 cây cảh quý “sanh – sung – tùng – lộc”. Cây có thân và hoa rất đẹp. 

Đạ danh nổi tiếng nhất là Hồ Gươm, nơi đây có 2 cây lộc vừng cho hoa màu đỏ rực phủ xuống làm mặt hồ thêm thơ mộng mỗi buổi sáng. Ai đã đến với Hồ Gươm sẽ không bao giờ quên được khung cảnh ấy. Cũng từ đây mà biết bao nhiêu nhà thơ, nhà văn đã tìm được cảm hứng khi mỗi lần đi dạo nơi này. Ngoài ra, vì kích thước cây khi trồng có thể điều chỉnh được nên cây lộc vừng còn được ứng dụng trong nghệ thuật bon sai. Đây là loài cây có giá trị cảnh quan cao

Giá trị kinh tế

Đây là loài cây rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp của nó, không chỉ trong được loàng giới cây cảnh mà nó còn là niềm đam mê của những người yêu thích trồng cây.  Vì thế, cây lộc vừng luôn là tâm điểm tìm kiếm của nhiều người. Vì vậy, nếu có thể trồng và chăm sóc loại cây này cộng thêm việc chế tác ra các hình dáng độc lạ thì nguồn lợi thu về là không nhỏ.

Ngoài giá trị kinh tế trong cây cản, lá cây lộc vừng có thể dùng được. Lá hơi chát, vì thế khi ăn nó sẽ được kết hợp cùng là đinh lăng và dùng như một loại rau sống.

Ở một số nước Đông Nam Á, lá và đọt cây được dùng để nấu canh chua, ăn kèm một số món cuốn. Ở một số vùng khác, lá cây còn được dùng làm bả đánh cá.

Giá trị trong y học

Ít ai biết rễ cây lộc vừng có giá trị trong y học rất lớn, người ta sử dụng rễ cây lộc vừng để sản xuất một số hóa chất, hay thuốc kháng viêm và kháng sinh.

Rễ cây lộc vừng có vị đắng, có tính hạ nhiệt. Hạt thơm. Phần rễ được dùng để bào chế các loại thảo dược dùng để trị bệnh sởi. Quả dùng trị ho và hen suyễn. Phần hạt có thể giã nhuyễn ra, trộn chung với các loại bột và dầu, có thể dùng để trị tiêu chảy. Bên cạnh đó, phần hạt của cây lộc vừng còn được dùng để trị đau bụng, cách bệnh về mắt,…

Quả lộc vừng còn xanh, ép lấy nước, bôi chữa chàm, hoặc nghiền nhỏ ngâm với rượu sau đó ngậm nước chữa đau răng, trị ho và hen suyễn.

Hạt lộc vừng giã ra thêm bột và dầu, dùng trị tiêu chảy hoặc trị các cơn đau bụng rất công hiệu.

#giacaylocvung #caylocvung #bonsaivung #caylocvungcanh #caylocvungdangthacdo #LyMuaBanNhanh #MuaBanNhanh #MBN