Kỹ thuật trồng tre lấy măng - tre Tàu, tre Lục Trúc, tre Mạnh Tông, tre Điền Trúc, tre Mao Trúc, Luồng Thanh Hoá

Đã xem: 1330

Công đồng mua bán cây giống trên RaoVat ViecLamVui. Tham khảo: Cây tre

Nguồn Video trên Fanpage Nông Nghiệp Nhanh: Các giống tre lấy măng ở Việt Nam I MuaBanNhanh I Cây giống

Xem nhanh
1
Đối tác nhà cung cấp giống cây tre trồng lấy măng, làm cảnh:
2
Kỹ thuật trồng tre lấy măng
2.1
Kỹ thuật trồng tre Tàu
2.2
Kỹ thuật trồng tre Lục Trúc
2.3
Kỹ thuật trồng tre Mạnh Tông
2.4
Kỹ thuật trồng tre Mao Trúc
2.5
Kỹ thuật trồng tre Luồng Thanh Hóa

Đối tác nhà cung cấp giống cây tre trồng lấy măng, làm cảnh:

Cây Xanh Gia Nguyễn - Chuyên cung cấp Cây Kiểng, Cây Công Trình, Cây Giống Lâm Nghiệp Cây Ăn Trái
Địa chỉ: 
Số 61, đường 12, Khu Đô Thị Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Tp.
Hotline: 0937 670 722

Kỹ thuật trồng tre lấy măng

Ðối với các loại tre, trúc nói chung có nhiều cách nhân giống để trồng như: Trồng bằng hom gốc, thân ngầm, hom cành, hom thân, trồng bằng hạt.

Chia sẽ cách trồng cây tre lấy măng

Chia sẽ cách trồng cây tre lấy măng

Kỹ thuật trồng tre lấy măng hiệu quả

Kỹ thuật trồng tre lấy măng hiệu quả

Và mỗi loại tre sẽ có những kiểu thích ứng khí hậu và đất đai khác nhau, đặc biệt là những loại tre có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng tre lấy măng của từng giống tre sau.

Kỹ thuật trồng tre Tàu

Với giống tre Tàu có thể trồng được trên nhiều nhóm đất khác nhau, và nên chọn trồng ở nơi có tầng đất mặt dày, ít nhất 50cm trở lên, mực nước ngầm không sâu lắm, có thể xấp xỉ trên dưới 10m là tốt nhất.

Trước khi trồng, đất cần được chăm sóc tốt, đào hố theo quy cách 50x50x50cm hoặc 60x60x50cm trước khi trồng 10-15 ngày, đất cần được bót lót phân hữu cơ như phân bò, phân heo, phân xanh hoặc phân hữu cơ vi sinh (khoảng 2-5 kg/hố), hoặc phân hỗn hợp NPK 150-200 g/hố, trộn lẫn với phần đất mặt rồi cào xuống hố.

Kỹ thuật trồng tre Tàu

Kỹ thuật trồng tre Tàu

Cây trồng cần có khoảng cách, mật độ phù hợp và mang lại hiệu quả:

  • 400 cây/ha: 5mx5m
  • 300 cây/ha: 6mx5m
  • 270 cây/ha: 6mx6m 

Dùng cuốc moi đất trong hố sao cho vừa đủ đặt hom trồng vào giữa hố (nếu trồng bằng hom cành ươm trong bịch nilon phải xé bỏ bịch trước khi lấp đất). Ðặt miệng bầu hoặc phần gốc chồi ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh, rồi vun đất bằng mặt đất, trên hố phủ rơm rạ hoặc cây phân xanh để giữ ẩm.

Kỹ thuật trồng tre Lục Trúc

Tre Lục Trúc, tre Điền Trúc, tre Bát Độ đều là tre du nhập từ Trung Quống sang Việt Nam, tuy 3 âm Hán Việt khác nhau nhưng nó là chung một loại.

Trồng giống tre Lục Trúc (tre Bát Độ hay tre Lục Trúc) lấy măng nên chọn đất có tầng dày từ 30cm trở lên, đất tơi xốp và đất bồi tụ hoặc tốt nhất là đất ven sông suối. Đặc biệt, nhiệt độ khu vực trồng tre phải đặt từ 18 đến 22°C, lương mưa từ 1400mm đến 2000mm. Thời vụ trồng thích hợp đối với miền Bắc là từ tháng 2 đến tháng 4 hoặc từ tháng 7 đến tháng 8. Miền Trung tre phát triển tốt từ tháng 8 đến tháng 11. Ở miền Nam và Tây Nguyên nên trồng vào tháng 5 đến tháng 8.

Kỹ thuật trồng tre Điền Trúc, Lục Trúc, Bát Độ

Kỹ thuật trồng tre Điền Trúc, Lục Trúc, Bát Độ

Mật độ trồng thích hợp từ 400 – 625 cây/ha. Khoảng cách giữa các khóm cây là 4m, khoảng cách giữa hai hàng ít nhất là 4 – 5m.

Đối với kỹ thuật trồng tre Lục Trúc lấy măng, bà con chỉ cần chú ý tới thời gian để tạo giống. Nếu như thời gian lâu hơn một ngày thì nên ngâm phần thân ngầm xuống nước vài giờ, và nhúng phần cổ xuống bùn.

Sử dụng cuốc tạo một lỗ chính giữa hố. Nó giúp đảm bảo độ sâu cho phần thân ngầm thấp hơn khoảng 5cm so với mặt hố. Tiếp tục đặt cây giống lục trúc xuống lỗ. Và xoay ngược hình bóng của thân ngầm lên trên. Đối với phần thân khí sinh cẩn nghiêng một góc 45 độ, điều chỉnh làm sao để hai hàng mắt mầm hướng sang hai bên.

Tre Điền Trúc cho măng đạt năng suất cao, được nhiều bà con ưa chuộng

Tre Điền Trúc cho măng đạt năng suất cao, được nhiều bà con ưa chuộng

Cuối cùng, vun đất vào gốc và ném chặt từng gốc. Bà con nên tránh làm tổn thương đến các mặt mầm và vùng đất cao hình mai rùa. Cuối cùng là phủ rơm, rạ và rác cây xung quanh gốc cây để tạo độ ẩm và giữ nước tốt hơn.

Kỹ thuật trồng tre Mạnh Tông

Đất trồng tre Mạnh Tông cần làm sạch cỏ dại, cần xử lý đất để phòng trừ mối. 

Trước khi trồng 15 ngày cần đào hố với kích thước 50x50x50cm và bón lót mỗi hố từ 10 – 20kg phân chuồng hoai mục hoặc 2kg phân hữu cơ vi sinh kết hợp với 0,5kg NPK (5:10:3), sau đó gạt lớp đất mặt xuống trước và trộn đều với phân trong hố, tiếp tục gạt lớp đất đáy lên trên cho đầy hố và vun cao hơn mặt đất từ 2- 3 cm. 

Tre Mạnh Tông thường trồng lấy thân phục vụ sản xuất đồ mỹ nghệ, công trình

Tre Mạnh Tông thường trồng lấy thân phục vụ sản xuất đồ mỹ nghệ, công trình

Trồng tre Mạnh Tông lấy măng thích hợp nhất là vào thời điểm mùa mưa tháng 6- 7, chọn những lúc thời tiết râm mát như sáng sớm để hạ giống.

Đặt cây tre giống thẳng đứng vào hố, rải phân xung quanh cách bầu khoảng 30 cm rồi lấp đất lại chú ý đất lấp quanh gốc cao hơn mặt đất 2-3cm. Cuối cùng, tưới nước xung quanh gốc cây rồi rồi dùng rơm rạ phủ quanh gốc để giữ ẩm cho đất.

Kỹ thuật trồng tre Mao Trúc

Mùa trồng tốt nhất là tháng 12 đến tháng 2, với vùng Tây Bắc thì cần trồng sớm hơn. Đất trồng Mao Trúc cần được làm sạch cỏ, hố trồng tre Mao Trúc có hình chữ nhật dài 70-80 cm, rộng 40-50 cm, sâu 40-50 cm, hố được đào trước vào vụ thu đông, lớp đất mặt để riêng để trộn với 5-10 kg phân chuồng hoai mục lấp xuống trước, dày 20 cm, nén chặt.

Khi đánh cây con từ vườn ươm đi trồng cần chú ý: Đánh cả cụm và cố gắng tránh làm tổn thương cơ giới đối với thân ngầm, bởi vì nếu tách cụm thì tăng được số lượng cây giống nhưng tỷ lệ cây sống không cao. Kinh nghiệm để đánh cây tránh làm ảnh hưởng đến thân ngầm là trước khi đánh tưới nước thật đẫm (hoặc tháo nước ngập luống) rồi dùng tay lay nhấc cả cụm lên.

Đặt cây xuống hố đã đào (và lấp 1/2 trước) sao cho thân ngầm dàn trải theo chiều dọc hố đào, lấp đất đã đập nhỏ và lèn chặt đất, sao cho gốc cây giống và thân ngầm ở sâu dưới lớp đất lấp từ 25-30cm, chú ý lèn chặt đất nhẹ nhàng để không làm tổn thương mầm măng trên thân ngầm. Cuối cùng, phủ một lớp cỏ khô, rơm rạ vào gốc cây và tưới ẩm nếu đất khô.

Kỹ thuật trồng tre Luồng Thanh Hóa

Trước khi trồng 1 tháng cần làm đất cục bộ theo hố có kích thước 60x60x50cm. Lấp hố trước khi trồng 15-20 ngày bằng lớp đất mặt, ccó thể bón lót phân chuồng hoai, phân vi sinh 1-2kg/hố trồng hoặc NPK từ 100-300g/hố trồng.

Kỹ thuật trồng tre Luồng Thanh Hóa

Kỹ thuật trồng tre Luồng Thanh Hóa

Thời vụ trồng thích hợp được chia làm 3 vụ: 

  • Vụ xuân từ tháng 1-3.
  • Vự hè thu từ tháng 7-9.
  • Bắc Trung Bộ: 11-12.

Không trồng vào những lúc trời mưa to vì lấp đất vào gốc trồng không chặt và dễ bị nước đọng vào hố làm mắt giống bị thối. Mật độ trồng phù hợp từ 200-250 cây/ha.

Cành giâm đạt tiêu chuẩn xuất vườn, bứng cây bằng bầu đất đem trồng đường kính bầu đất từ 15–18cm nặng khoảng từ 1,8– 2kg. Dùng cuốc đào lỗ nhỏ sâu 20cm giữa hố, đặt cành giống thẳng đứng rồi lấp đất. Thực hiện hai lấp một lèn.

  • Lấp lần 1: Lấp đất kín bầu đất cành giống, lèn chặt đất xung quanh bầu bằng chân.
  • Lấp lần 2: Lấp tiếp 1 lớp đất dày 10–15cm để xốp không lèn, trên cùng phủ 1 lớp rác, cỏ khô hoặc lá cây. Khi trồng xong miệng hố hơi lõm lòng chảo.
Kỹ thuật trồng tre lấy măng - tre Tàu, tre Lục Trúc, tre Mạnh Tông, tre Điền Trúc, tre Mao Trúc, Luồng Thanh Hoá

Kỹ thuật trồng tre lấy măng - tre Tàu, tre Lục Trúc, tre Mạnh Tông, tre Điền Trúc, tre Mao Trúc, Luồng Thanh Hoá