Nuôi lươn đồng kiểu mới - nông dân miền Tây nuôi trong can nhựa thả môi trường tự nhiên

Đã xem: 1784

Cộng đồng mua bán con giống uy tín trên MuaBanNhanh, tham khảo ngay trên: Lươn đồng

Nguồn fanpage Nông Nghiệp Nhanh: Nuôi lươn kiểu mới - Nuôi lươn đồng trong can nhựa | MuaBanNhanh | Lươn đồng

Xem nhanh
1
Đối tác cung cấp lươn giống MuaBanNhanh
2
Mô hình nuôi lươn đồng kiểu mới - nuôi trong can nhựa
2.1
Cha đẻ của mô hình nuôi lươn can nhựa
2.2
Kỹ thuật nuôi lươn trong can nhựa
2.2.1
Thiết kế can nhựa
2.2.2
Thiết kế túi vải đựng thức ăn cho lươn
2.2.3
Thuần lươn giống
2.2.4
Cho ăn và thu hoạch
2.3
Thức ăn cho lươn nuôi trong can

Đối tác cung cấp lươn giống MuaBanNhanh

Hộ kinh doanh: Ngọc Sơn
Số 112 ấp An Hòa, xã An Sơn, Thuận An, Bình Dương
Hotline: 0938 466 625

Mô hình nuôi lươn đồng kiểu mới - nuôi trong can nhựa

Ông Bùi Tấn Thịnh (64 tuổi, KV.4, P.4, TP.Vị Thanh, Hậu Giang) với sáng chế kỹ thuật nuôi lươn trong can nhựa, thức ăn cho lươn nuôi trong can, các bài thuốc chữa bệnh cho lươn,... 

Sử dụng các can nhựa khoảng 30 lít đã qua sử dụng, tái chế để dùng nuôi lươn được ông Thịnh mày mò sáng chế trong nhiều năm, cho đến 2016 mô hình đã tạo tiếng vang tại miền Tây, đài truyền hình Hậu Giang đã có phóng sự giới thiệu "Nuôi lươn can nhựa", tiếp đó là các chuyên trang báo mạng giúp quảng bá rộng rãi mô hình này!

Chính những mô hình nuôi trồng mới xuất phát từ người nông dân Việt Nam như nuôi lươn can nhựa, nuôi gà nhà kính, nuôi tằm trên nền xi măng,... cho thấy sự sáng tạo đi lên từ chính thực tiễn hoạt động nghề - điều mà không ai am hiểu bằng chính người nông dân.

"Bất cứ ai cũng có thể là nhà nghiên cứu đổi mới đột phá nếu quyết tâm, quyết chí. Cá nhân mình đánh giá rất cao Bác này. Đây lao động tri thức xịn xò luôn vì tạo ra đổi mới, nâng cao năng suất hàng chục lần." - chia sẻ từ Đoàn Linh

Cha đẻ của mô hình nuôi lươn can nhựa

Năm 2007, ông Thịnh quyết định chọn nuôi lươn vì có giá trị kinh tế rất cao. Lúc đầu, ông nuôi trong bể xi măng nhưng do thiếu kinh nghiệm dẫn đến việc lươn chậm phát triển và chết nhiều. Không nản lòng, ông tiếp tục dành dụm tiền mua lươn giống về thử nghiệm nuôi tiếp.

Đến năm 2013, ông Thịnh quyết định nuôi lươn bằng can nhựa (5 can) trong môi trường nước tự nhiên. Theo ông Thịnh, nuôi lươn trong can nhựa với tỷ lệ lươn chết gần bằng 0, đỡ công chăm sóc lại tiết kiệm được chi phí thức ăn.

Đây được xem là mô hình nuôi lươn “siêu” thâm canh, vì có thể điều chỉnh được sản lượng tăng giảm tùy vào thị trường một cách dễ dàng, mà còn giảm đáng kể chi phí sản xuất nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Ông Thịnh cho biết: “Hiện tại, đã cung cấp lươn giống cho rất nhiều bà con trong và ngoài địa phương và rất sẵn lòng chia sẻ, hướng dẫn kinh nghiệm nuôi, nhằm giúp những người có hoàn cảnh khó khăn có thể vươn lên về kinh tế”.

Nuôi lươn trong can nhựa

Cộng đồng thành viên MuaBanNhanh nếu quan tâm đến mô hình nuôi lươn can nhựa có thể liên hệ trực tiếp ông Thịnh qua số điện thoại: 0764 178 916

Kỹ thuật nuôi lươn trong can nhựa

Cùng MuaBanNhanh tìm hiểu kỹ thuật nuôi lươn trong can nhựa đã qua sử dụng sau nhé!

Thiết kế can nhựa

  • Can nhựa loại 30 lít, được đục lỗ xung quanh với hai kích cỡ là 10mm và 6mm, cho hai cỡ lươn giống. 
  • Các lỗ này có tác dụng cung cấp ô xy để lươn sống đồng thời thải loại thức ăn dư thừa, chất dơ trong can. 
  • Sau đó, xỏ các thanh tre ngang can để lươn quấn vào ăn và nghỉ.
  • Các can nhựa được thả xuống ao, treo cố định vào một khung tre hình chữ nhật, khung tre cách mặt nước khoảng 40 - 50 cm, các can nuôi lươn cách mặt nước từ 20 - 30 cm.

Nuôi lươn

Can nhựa nuôi lươn sau khi gia công

Đối tác Can nhựa sỉ từ nhà sản xuất trên MuaBanNhanh
Công ty TNHH SX TM Bao bì Ngọc Minh
Hotline: 0902 775 207

Thiết kế túi vải đựng thức ăn cho lươn

  • Thiết kế một túi vải được cố định ở nắp can, xung quanh có khoét nhiều lỗ để cho thức ăn vào đó.
  • Khi đói lươn sẽ tự động rỉa thức ăn trong túi, tiết kiệm được lượng thức ăn bị trôi ra bên ngoài. Mỗi khi muốn cho ăn thì mở nắp can và cho thức ăn vào.

Thuần lươn giống

Yếu tố quan trọng để thành công ở mô hình này là cách thuần lươn trước khi đưa vào can nuôi. Ông Thịnh đang thực hiện quy trình thuần lươn bằng thuốc nam do ông tự nghiên cứu

Vì lươn giống tôi gom từ tự nhiên nên nhiều kích cỡ, rồi cách đánh bắt khác nhau. Do đó, việc thuần dưỡng trước khi nuôi rất quan trọng, khi đã thuần dưỡng xong giao cho khách coi như người nuôi sẽ đảm bảo thành công. Ngoài ra, tôi còn đến tận nơi hoặc có thể thông qua điện thoại tư vấn, hướng dẫn cách nuôi để làm thế nào giúp bà con nuôi đạt hiệu quả cao nhất”, ông Thịnh nói.

Cho ăn và thu hoạch

  • 1 can nhựa nuôi được khoảng 1 kg lươn giống, khi xuất bán có thể đạt từ 15-16kg lươn thành phẩm.
  • Mỗi ngày cho lươn ăn 1 lần, khi lươn được 4 tháng thì cho ăn 2 lần/ngày (sáng 1/3, chiều 2/3). 
  • Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn lươn tiêu thụ, nếu lươn bỏ ăn có thể bổ sung vitamin hoặc dưỡng chất khác tùy thuộc vào tình trạng của lươn để xử lý.
  • Lươn nuôi trong thời gian khoảng 8 tháng, lươn đạt trọng lượng từ 300 - 400gram thì có thể thu hoạch.

Thức ăn cho lươn nuôi trong can

Thức ăn nuôi lươn trong can là hỗn hợp thịt ốc xay nhuyễn trộn với thức ăn viên nuôi cá có độ đạm 30-40%. Ngoài ra, lươn còn có thể ăn những thức ăn tươi sống như cá tạp, tôm, giun đất, trùn quế… Đây là những nguyên liệu rất dễ tìm và tiết kiệm chi phí cho người nuôi.

#nuoiluondong #nuoiluonkieumoi #luondong #luongiong #nuoiluon #nuoiluoncannhua #NganMuaBanNhanh #HuyenMuaBanNhanh #MuaBanNhanh #MBN #HauGiang

Nuôi lươn đồng kiểu mới - nông dân miền Tây nuôi trong can nhựa thả môi trường tự nhiên

Nuôi lươn đồng kiểu mới - nông dân miền Tây nuôi trong can nhựa thả môi trường tự nhiên