logo

Các loại trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Úc, Nhật, Mỹ, Trung Quốc

Đã xem: 8187

Với mục tiêu đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, từ các thị trường khó tính nhưng cho giá trị xuất hàng kinh tế cao như Nhât, Mỹ, Hàn, EU, Úc,... cho đến các thị trường dễ tính hơn nhưng tổng lượng nhập lớn như Trung Quốc, Ấn Độ,... cùng MuaBanNhanh điểm qua quá trình trái cây Việt Nam "lên kệ" quầy hàng siêu thị các nước nhé!

Xem nhanh
1
Danh sách các loại trái cây Việt Nam xuất khẩu
1.1
Thanh long
1.2
Vải thiều
1.3
Nhãn
1.4
Xoài
1.5
Chôm chôm
1.6
Vú sữa
2
Các thị trường nhập khẩu trái cây Việt Nam
2.1
Thị trường Úc
2.2
Thị trường Nhật Bản
2.3
Thị trường Trung Quốc
2.4
Thị trường Mỹ
2.5
Thị trường New Zealand

Danh sách các loại trái cây Việt Nam xuất khẩu

Tính đến cuối năm 2019, trái cây Việt Nam đã có mặt tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Thanh long

Thanh long là loại trái cây đầu tiên của Việt Nam được bán tại siêu thị Mỹ năm 2008.

Ngày 24/8/2017, cấp phép cho trái thanh long sau 7 năm đàm phán. 

Việt Nam đứng đầu khu vực châu Á với gần 49.000ha, cho sản lượng hơn 1 triệu tấn trái. Bình quân lượng thanh long Trung Quốc nhập khẩu từ nước ngoài khoảng 530.000 – 550.000 tấn/năm, trong đó chủ yếu là từ Việt Nam với tỷ trọng chiếm tới 98%.Nơi chính tiêu thụ thanh long Việt Nam là các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. (2018-2019).

Đặc biệt, một số thị trường tăng mạnh nhập khẩu thanh long của Việt Nam trong 10 tháng năm 2018 như kim ngạch xuất khẩu sang Hồng Kông tăng 28,9%, đạt 10,67 triệu USD.

Xuất khẩu sang Hà Lan tăng 26,6%, đạt gần 8 triệu USD; sang Canada đạt 4,76 triệu USD, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu thanh long sang một số thị trường giảm trong 10 tháng năm 2018 như xuất khẩu sang Singapore giảm 11,7%, đạt 3,66 triệu USD; xuất khẩu sang Thụy Sỹ giảm 43,1%, đạt 158 nghìn USD; sang Bỉ giảm 21,2%, đạt 146 nghìn tấn…

Nhìn chung, thanh long được xuất khẩu sang khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài các thị trường truyền thống xuất khẩu thanh long như Trung Quốc, Hồng Công, Thái Lan…, thanh long còn được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Italy, Nhật Bản, Singapore và đang thâm nhập một số thị trường mới như Ấn Độ, New Zealand, Thụy Sỹ, Nga...

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan, 10 tháng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam đạt 1,07 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây của cả nước. Tính riêng tháng 10/2018, kim ngạch xuất khẩu thanh long đạt 116,8 triệu USD, tăng 64,1% so với tháng trước và tăng 10,6% so với tháng 10/2017.

>> Bấm xem ngay thời giá trái cây theo thị trường:

>> Giá thanh long hôm nay

>> Giá cây giống thanh long

Vải thiều

Những năm gần đây quả vải thiều của Việt Nam xuất khẩu được sang rất nhiều nước như Lào, Campuchia, Thái Lan,... Đồng thời cũng mở cửa được nhiều thị trường khó tính khác như Mỹ, EU, Úc và bây giờ là Nhật Bản.

Vào 15/12/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản kèm theo quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vải thiều Việt Nam.

Nhìn chung, năm 2019 Việt Nam xuất khẩu được khoảng hơn 100.000 tấn vải thiều tươi. Đáng chú ý, lượng vải thiều xuất khẩu sang những thị trường khó tính ngày càng tăng mạnh.

Trong năm 2018, quả vải được xuất khẩu sanng thị trường Trung Quốc khá cao hiếm tới 90,7% tổng lượng xuất khẩu vải của cả nước trong niên vụ này.

Tại thị trường Úc, ngày 17/04/2015 Úc đã cấp phép nhập khẩu trái vải tươi Việt Nam sau chặn đường 12 năm đàm phán.

>> Bấm xem ngay thời giá trái cây theo thị trường:

>> Giá vải thiều hôm nay

>> Giá cây vải giống

Nhãn

Ngày 06/10/2014, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho phép chính thức nhập khẩu nhãn, vải từ Việt Nam. 

Đến ngày 8/12/2014, lô nhãn tươi với trọng lượng 900 kg được xuất khẩu sang Mỹ qua đường hàng không.

Nhìn chung, năm 2018 theo thống kê quả nhãn và quả vải Việt Nam xuất khẩu với sản lượng đứng nhất nhìn thế giới. Mặt hàng quả nhãn xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 124,76 triệu USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tới 98% tổng kim ngạch.

Năm 2019, nhãn Việt Nam được phép nhập khẩu vào Úc. Tuy nhiên, đây mới là loại quả thứ 4 của Việt Nam được phép xuất khẩu sang Australia sau quả vải, xoài và thanh long.

>> Bấm xem ngay thời giá trái cây theo thị trường:

>> Giá nhãn sấy hôm nay

>> Giá cây nhãn giống

Xoài

Xoài Việt Nam hiện được xuất khẩu sang 40 nước trên thế giới, trong đó có châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand...

Tháng 8/2016, Úc cấp giấy phép nhập xoài Việt Nam vào thị trường nước này.

Trong năm 2019 đã có 4 tỉnh miền Tây xuất khẩu xoài sang Mỹ. Hàng năm, Mỹ phải nhập khoảng gần 400.000 tấn xoài tươi chủ yếu từ các quốc gia châu Mỹ như Mexico, Peru, Ecuador, Brazil và Guatamala để có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Xoài nội địa của Mỹ chủ yếu được trồng tại các bang Florida, Hawaii và một lượng nhỏ tại California và Texas. Việt Nam có thể xuất sang Mỹ khoảng 3.000 tấn xoài tươi, tương đương khoảng gần 1% lượng xoài tươi nhập khẩu của quốc gia này và ngang bằng với sản lượng xoài nội địa của Mỹ.

>> Bấm xem ngay thời giá trái cây theo thị trường:

>> Giá xoài hôm nay

>> Giá cây xoài giống

Chôm chôm

Chôm chôm của Việt Nam đã xuất khẩu qua các thị trường: Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu, một số quốc gia ở châu Phi, Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Cuối năm 2018, chôm chôm Việt Nam tiến vào thị trường khó tính với nhiều yêu cầu khắt khe là New Zealand, và hiện tại ngoại trừ chôm chôm Việt Nam, chưa nước nào khác được cấp phép. Cũng trong năm này, chôm chôm Việt Nam xuất khẩu đã đạt hơn 20.000 tấn sang các thị trường như Mỹ, Trung Quốc, Canada và một số nước tại khu vực EU, Đông Âu, Trung Đông, ASEAN.

>> Bấm xem ngay thời giá trái cây theo thị trường:

>> Giá chôm chôm hôm nay

>> Giá cây chôm chôm giống

Vú sữa

Mỹ là nước đầu tiên nhập khẩu trái vú sữa của Việt Nam. Tiền Giang là tỉnh trong 2 năm liên tiếp được Hoa Kỳ cấp phép nhập khẩu vú sữa tươi. Sản lượng vú sữa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ niên vụ 2018 - 2019 lên 400 tấn quả, cao gấp 3 lần so năm trước. 

>> Bấm xem ngay thời giá trái cây theo thị trường:

>> Giá vú sữa hôm nay

>> Giá cây vú sữa giống

Các thị trường nhập khẩu trái cây Việt Nam

Xuất khẩu trái cây của Việt Nam cần phải vượt qua chặn đường xét duyệt nghiêm ngặt của nhiều nước cho chuyến xuất ngoại đầu tiên của mình.

Thị trường Úc

  • Nhãn tươi
    • Chuyên canh: Hưng Yên, Tiền Giang, Sơn La,...
    • Lô hàng đầu tiên: 2019
  • Vải
    • Lô hàng đầu tiên: 2015
  • Xoài
    • Lô hàng đầu tiên: 2016
    • Chuyên canh: Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang
  • Thanh long
    • Chuyên canh: Long An, Bình Thuận, Tiền Giang
    • Lô hàng đầu tiên: 2017

Thị trường Nhật Bản

  • Xoài Cát Chu
    • Giá xuất khẩu: 8 - 10 USD/kg (tương tương 200.000 - 230.000 đồng/kg
    • Giá nội địa: 50.000 - 70.000 đồng/kg
    • Chuyên canh: huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp
    • Lô hàng đầu tiên: cuối năm 2015
  • Thanh long ruột trắng
    • Giá xuất khẩu: 250.000 - 300.000 đồng/quả tùy từng loại
    • Lô hàng đầu tiên: năm 2009
  • Vải thiều
    • Giá xuất khẩu 2019: 430.000 đồng/ khay 12 quả 
    • Giá xuất khẩu 2019: ~1.000.000 đồng/ khay 12 quả /kg
    • Lô hàng đầu tiên: 2014
    • Chuyên canh: Bắc Giang
    • Giá vườn: 50.000 - 120.000 đồng/kg

Thị trường Trung Quốc

  • Thanh long
    • Chuyên canh: Long An, Bình Thuận, Tiền Giang
  • Dưa hấu
    • Chuyên canh: Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Quảng Ngãi, Bình Định, Vĩnh Phúc, Phú Thọ...
  • Vải
    • Thị trường nội địa: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thừa thiên Huế, các tỉnh lân cận và một số tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.
    • Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc (Chủ yếu), Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Pháp, Malaysia, Philipine, Thái Lan, Mỹ, Thuỵ Điển, Australia, Singapore, Canada, Liên bang Nga, Hàn Quốc và Anh, Úc, Nhật Bản, Mỹ Úc,...
    • Chuyên canh: Bắc Giang, Hải Dương
  • Nhãn
    • Chuyên canh: Hưng Yên, Tiền Giang, Sơn La,...
  • Chuối
    • Giá nội địa: 17000-18000  đồng//kg
    • Giá xuất khẩu:  2000-23000  đồnng/kg
  • Xoài
    • Chuyên  canh: Sơn La, Đắk Nông, An GIang, Đồng Tháp,...
  • Mít
    • Chuyên canh: các tỉnh ĐBSCL, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Đắk Lắc,...
    • Giá nội địa: 50-70000 đồng/kg
  • Chôm chôm
    • Chuyên canh: Đồng Nai, Vĩnh Long, Bến Tre

Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu trái cây, rau quả lớn nhất của Việt Nam đến thời điểm hiện tại.

Thị trường Mỹ

  • Xoài
    • Chuyên canh: Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang
    • Lô hàng đầu tiên: 2019
    • Giá xuất khẩu: 50-70 USD/thùng 12 trái
  • Thanh long
    • Lô hàng đầu tiên: 2008
    • Chuyên canh:  Long An, Tiền Giang, Bình Thuận,...
  • Nhãn
    • Chuyên canh: Hưng Yên, Tiền Giang, Sơn La,...
    • Lô hàng đầu tiên: 2014
    • Giá nội địa: 20000 đồng/kg
    • Giá xuất khẩu: 9 - 10 USD/pound
  • Chôm chôm
    • Chuyên canh: Đồng Nai, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang
  • Vải thiều
    • Chuyên canh: Bắc Giang, Hải Dương
    • Giá nội địa: 30000 đồng/kg
    • Lô đầu tiên: 2015

Thị trường New Zealand

  • Thanh long
    • Chuyên canh: Long An, Bình Thuận, Tiền Giang
    • Giá nội địa: 8000-10000 đồng/kg
  • Xoài
    • Chuyên  canh: Sơn La, Đắk Nông, An GIang, Đồng Tháp,...
    • Lô đầu tiên: 2011
  • Chôm chôm
    • Lô đầu tiên: 2018
    • Chuyên canh: Đồng Nai, Vĩnh Long, Bến Tre

#xuatkhautraicay #traicayxuatkhau #traicayvietnam #huyenmuabannhanh #lymuabannhanh #MuaBanNhanh #MBN #VIPMuaBanNhanh

Các loại trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Úc, Nhật, Mỹ, Trung Quốc

Các loại trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Úc, Nhật, Mỹ, Trung Quốc