459.324 tin đăng 435.944 thành viên Tham gia đăng tin miễn phí

Cây sa kê

Trồng cây sa kê làm giàu - Tìm hiểu về cây sa kê, cách giâm cành cây sa kê chia sẻ từ vườn ươm trên MuaBanNhanh

Đã xem: 4887


Vài điều về cây Sake

Cây Sake là loài cây rất thân thuộc với bà con miền Nam. Cây vừa có tác dụng che mát cho con người và quả thì có thể làm nguồn thực phẩm chưa nhiều dinh dưỡng đặc biệt đối với người ăn chay.

Quả Sake tuy sần sùi như vỏ mít nhưng khi ăn nó ngọt bùi tựa như ăn khoai, đặc biệt Sake chiên là món ăn rất được nhiều người ưa chuộng.

Theo nhiều tài liệu thì cây Sake có nguồn gốc từ Châu Phi, sau đó nó được lan rộng sang khắng khu vực Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.

Cây này được trồng nhiều ở miền nam, vì vậy mà bà con miền nam với cây Sake rất quen thuộc còn miền Bắc thì hầu như ít biết đến loại cây này.

Đặc điểm của cây Sake

Ngoài các loại hạt giống, cây giống của các loài cây cảnh như cây hồng ngọc mai, cây linh sam,...thì cây Sake cũng được xem như loài cây vừa trồng làm cây cảnh, vừa có thể cung cấp thực phầm, đây cũng được xem là cây công trình mang lại bóng mát mỗi ngày hè nóng bức.

Cây Sake có tên khoa học là Artocarpus altilis. Cây cao nhất tới 15m, cây thuộc dạng thân gỗ. Cây có tán khá rộng và dày. Lá cây Sake to có thể dài tới 60cm.

Quả Sake trông như quả mít nhưng nhỏ hơn nhiều, quả mọc thành chùm, bên trong quả chỉ có lớp cơm dày như xơ mít màu trắng sữa.

Quả Sake và giá trị dinh dưỡng

Theo nhiều tài liệu cho thấy nếu trong 100g Sake tươi thì có chứa tới 103kcal, 11g đường, 4,9g chất xơ cùng các hàm lượng Vitamin dồi dào khác. Người ta thường dùng quả Sake bằng cách chiên, xào, nướng hay luộc đều rất ngon miệng.

Hiện nay ở các cửa hàng bán thức ăn nhanh người ta có bán Sake chiên lắc phomai, Sake chiên lắc xí muội,...rất ngon miệng và được nhiều người thích.

Quả Sake còn có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh răng miệng, tăng huyết áp, cả vỏ, lá, nhựa cây đều là những bài thuốc quí có lợi cho con người.

Nhân giống cây Sake

Để nhân giống cây Sake, thông thường người ta sẽ chiết cành hay còn gọi là giâm cành.

Dụng cụ

Dao chiết cây.

Chiết cành thường vào vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 4 (trước khi cây nhú lộc xuân), vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9.

Kỹ thuật chiết cây

Chọn cành bánh tẻ đường kính 0,5-2cm có 2 hoặc 3 ngạc giữa tán, không chiết cành la, cành võng, cành bị sâu bệnh, tránh ánh nắng để chiết cành sẽ nhanh ra rễ cũng như nhanh có quả.

Khoanh vỏ ở vị trí cách cành chẽ khoảng 10cm, vết khoanh dài 4-5cm cạo sạch lớp vỏ lụa, để khô trong khoảng 3 đến 5 ngày bó sẽ ít bị thối cành, liền vỏ.

Sau khi Chiết Cành Cây Sa Kê xong, hãy dùng đất phù sa, bùn ao phơi khô đập nhỏ 50-70%+ 50-30% rơm rạ hoặc rễ bèo khô chặt dài 5-7cm trộn đều tưới ẩm đạt độ ẩm 75-80.

Lưu ý: Khi chiết cành cần phải vun mô cao cho đất có chiều cao tầm 2cm là đủ giúp bộ rễ dễ thoát nước.

Làm giàu từ cây Sake

Một số hộ nông dân ở Bến Tre đã và đang làm giàu tử loài cây có nguồn gốc từ Châu Phi này. Ngoài quả Sake được sử dụng làm thực phẩm, người ta còn chế biến ra rựu Sake thu lại được rất nhiều lợi nhuận.

#caysake #lymuabannhanh #MuaBanNhanh #MBN

Xem thêm:

Trồng cây sa kê làm giàu - Tìm hiểu về cây sa kê, cách giâm cành cây sa kê chia sẻ từ vườn ươm trên MuaBanNhanh

Làm giàu với trồng cây sa kê - nguồn giống cây sa kê chất lượng từ nhà vườn trên MuaBanNhanh

Hải Lý
Cây sa kê Mới 100%