Giá bán cây bạch đàn đỏ, bạch đàn trắng - Kỹ thuật trồng cây bạch đàn

Đã xem: 6696

Nguồn video Fanpage Nông Nghiệp Nhanh: Kỹ thuật trồng cây bạch đàn

Xem nhanh
1
Thông tin giá bán cây bạch đàn đỏ, bạch đàn trắng từ vườn ươm trên MuaBanNhanh
1.1
Cây bạch đàn đỏ
1.1.1
Điều kiện địa lý thích hợp
1.1.2
Đặc điểm cây bạch đàn đỏ
1.1.3
Giá trị kinh tế cây bạch đàn đỏ
1.2
Cây bạch đàn trắng
1.2.1
Điều kiện địa lý thích hợp
1.2.2
Đặc điểm cây bạch đàn trắng
1.2.3
Giá trị kinh tế cây bạch đàn trắng
1.3
Giá bán cây bạch đàn đỏ, bạch đàn trắng
2
Kỹ thuật trồng cây bạch đàn
2.1
Tiêu chuẩn chọn giống
2.2
Thời vụ trồng và khoảng cách trồng cây bạch đàn thích hợp
2.3
Đào hố và bón lót
2.4
Kỹ thuật trồng cây bạch đàn
2.5
Kỹ thuật chăm sóc cây bạch đàn sau trồng
2.6
Kỹ thuật bón phân cho cây bạch đàn

Thông tin giá bán cây bạch đàn đỏ, bạch đàn trắng từ vườn ươm trên MuaBanNhanh

Cây bạch đàn đỏ và cây bạch đàn trắng là 02 loài bạch đàn được trồng khá phổ biến ở nước ta. 02 loài bạch đàn này đều là loại cây công nghiệp được trồng để lấy gỗ dùng trong xây dựng và nhiều lĩnh vực khác. Riêng cây bạch đàn trắng đặc biệt hơn những giống bạch đàn khác là bạch đàn trắng còn được sử dụng rộng rãi trong y học.

Cây bạch đàn đỏ

Một số thông tin về cây bạch đàn đỏ

Điều kiện địa lý thích hợp

Cây nguyên sản ở Úc. Cây được nhập trồng vào Việt Nam và trồng nhiều ở Nghệ An (Cầu Cấm), Quảng Ninh (Cửa Ông) và một số tỉnh Nam Bộ.

Cây bạch đàn đỏ ưa khí hậu nóng ẩm, đất tính acid, tầng đất sâu, độ phì cao, thoát nước tốt. Cây sinh trưởng rất kém trong điều kiện đất nghèo xấu.

Trong vòng 10 - 15 năm đầu cây sinh trưởng rất nhanh nhưng sau đó chậm dần.

Đặc điểm cây bạch đàn đỏ

Các đặc điểm cơ bản của cây bạch đàn đỏ là:

  • Bạch đàn đỏ là loại cây gỗ lớn. Cây có thể cao đến 20 - 30m, đường kính 1m ở nơi nguyên sản.
  • Thân cây hình trụ thẳng. Vỏ màu xám, dày, nứt dọc sâu, nhiều sơ. Cành non màu đỏ tím.
  • Hoa màu trắng vàng, gồm 4 – 12 hoa hợp thành tán ở nách lá.
  • Quả nang hình trụ hay hình trứng ngược.
  • Gỗ bạch đàn đỏ có dác lõi phân biệt, dác màu đỏ nhạt, lõi màu đỏ sẫm, vòng năm không rõ ràng, rộng hẹp không đều, cứng, thớ vặn.

Giá trị kinh tế cây bạch đàn đỏ

Gỗ dùng trong xây dựng, làm cột điện, trụ mỏ, thùng xe, đóng thuyền, ván sàn và đồ dùng thông thường. Gỗ dưới 15 tuổi có thể làm giấy.

Lá và cành non chứa 0,1% tinh dầu. Vỏ thân có nhiều tanin (20,5%).

Cây bạch đàn trắng

Một số thông tin về cây bạch đàn trắng

Điều kiện địa lý thích hợp

Bạch đàn trắng là loài bản địa của Úc, hiện được trồng ở nhiều nơi trên khắp thế giới. Tại Việt Nam hiện có nhiều giống cây bạch đàn trắng khác nhau như: bạch đàn trắng Nghĩa Bình, bạch đàn trắng Bắc Trung Bộ, bạch đàn trắng Nam Trung Bộ...

Cây ưa khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, ẩm hoặc hơi ẩm.

Đất thích hợp trồng là loại đất dày hoặc trung bình, thành phần cơ giới của đất ở mức trung bình, khả năng thoát nước tốt.

Cây bạch đàn trắng chịu được phèn nên trồng tốt ở nhiều nơi vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cây bạch đàn trắng có thể trồng phân tán hoặc tập trung.

Đặc điểm cây bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là cây gỗ lớn. Cây cao từ 30 - 45m. Thân cây thẳng, phẳng với lớp vỏ màu xám trắng hoặc xám hơi xanh, vỏ già xám nâu, bong từng mảng mỏng. Phía gần gốc vỏ nứt dọc, không bong.

Cành non màu nâu đỏ, mảnh, rủ xuống.

Lá đơn mọc cách, có mùi thơm. Lá bạch đàn trắng có phiến hình lưỡi liềm, nhọn dần về phía đầu, dài khoảng 10 - 30cm, rộng 1.5 -  3.5cm. Gân giữa màu nâu, gân bên rõ.

Cụm hoa dạng tán ở nách lá, mang 4 - 8 hoa. 

Quả bạch đàn trắng hình bán cầu, dài 0.7 - 0.8cm, rộng 0.5 - 0.6cm, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu sậm.

Giá trị kinh tế cây bạch đàn trắng

Cây bạch đàn trắng có giá trị kinh tế cao. Gỗ cây bạch đàn trắng dùng phục vụ cho ngành công nghiệp giấy, làm trụ chống cho ngành xây dựng, làm đồ mộc. Từ lá đến thân của cây bạch đàn trắng đều có thể sử dụng làm thuốc quý. Trong đó đặc biệt là thân cây cho chất gôm và lá chứa tinh dầu. 

Chất gôm của cây bạch đàn trắng có công dụng chữa tiêu chảy, họng bị đau, dùng làm chất săn trong nha khoa và điều trị vết thương. 

Trong lá loài bạch đàn trắng có thể đạt 60 - 70% hàm lượng cineo. Với việc giàu hàm lượng cineo, lá bạch đàn trắng đang là lựa chọn tối ưu để ứng dụng trong việc tinh chế tinh dầu. Ngoài ra, lá cây bạch đàn trắng còn dùng làm thuốc hãm, thuốc xông, hoặc pha chế thành các dạng bào chế như xiro cồn lá bạch đàn dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, hen...

Giá bán cây bạch đàn đỏ, bạch đàn trắng

Hiện nay, giống cây bạch đàn đỏ, bạch đàn trắng được bán tại các vườn ươm, trung tâm cây giống ở nhiều tỉnh thành của nước ta. Nếu bạn có nhu cầu trồng cây bạch đàn trắng, cây bạch đàn đỏ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với các trung tâm giống cây trồng hoặc các vườn ươm để được báo giá tốt nhất với số lượng cây giống mà bạn có nhu cầu. 

Các bạn cũng có thể đặt mua online giống cây bạch đàn đỏ, bạch đàn trắng từ vườn ươm trên MuaBanNhanh và sẽ được giao hàng tận nơi.

Kỹ thuật trồng cây bạch đàn

Cây bạch đàn là loại cây dễ trồng, ít kén đất và tăng trưởng nhanh. Để có được rừng bạch đàn bội thu, bạn cần lựa chọn loài bạch đàn phù hợp với điều kiện địa hình, khí hậu, đất đai. Sau đây là thông tin tư vấn kỹ thuật trồng cây bạch đàn từ trung tâm cây giống lâm nghiệp trên MuaBanNhanh.

Xem thêm:

>> Tinh dầu bạch đàn

Tiêu chuẩn chọn giống

Mỗi loài bạch đàn thích hợp với mỗi vùng nhất định nên cần phải chọn giống kỹ. Bạn có thể trồng bằng cây hạt hoặc cây mô, hom tùy từng điều kiện cụ thể của người trồng rừng.

Tiêu chuẩn để chọn cây bạch đàn giống là tuổi cây từ 2,5 đến 3 tháng, cao từ 20 – 30cm, đường kính cổ rễ 2mm, hình dáng cân đối, không sâu bệnh, không cụt ngọn.

Thời vụ trồng và khoảng cách trồng cây bạch đàn thích hợp

Thời vụ trồng thích hợp vào khoảng giữa tháng 5 đến cuối tháng 7.

Để thuận tiện cho cơ giới hoá việc chăm sóc cũng như phòng chống cháy rừng, khoảng cách trồng cây bạch đàn tốt nhất là hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m.

Đào hố và bón lót

Kích thước hố trồng cây bạch đàn thích hợp là 30cm x 30cm x 30cm. Bạn nên cuốc hố trước khi trồng khoảng 30 ngày.

Mỗi hố trồng cần bón lót 2 kg phân hữu cơ vi sinh và 0,2 kg NPK 8-4-4. Dùng đất tầng mặt đập nhỏ, trộn đều với phân sau đó bón vào hố.

Sau 15 - 20 ngày đào hố và bón lót, gặp thời tiết thuận lợi (mưa vừa, râm, mát, đất đủ ẩm) thì bạn cần tiến hành trồng cây bạch đàn ngay.

Kỹ thuật trồng cây bạch đàn

Bạn cần khơi hố rộng hơn kích thước bầu. Trước khi trồng nên tưới ẩm cây con, cắt bỏ bịch ni lông, tránh làm vỡ bầu.

Bạn đặt cây ngay ngắn vào giữa hố, cổ rễ thấp hơn mặt đất khoảng 2cm, nén đất xung quanh chặt vừa phải, giữ cho cây ngay ngắn.

Lấp đất cao bằng cổ rễ, phải bằng hoặc cao hơn mặt hố để tránh úng nước trong mùa mưa.

Kỹ thuật chăm sóc cây bạch đàn sau trồng

Trong 3 năm đầu, rừng non bạch đàn phải được chăm sóc bảo vệ chu đáo, phòng ngừa tránh mọi tác động gây hại. 

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô.

Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ, một năm xới gốc 2-3 lần.

Thường xuyên đề phòng sâu bệnh hại. Không chăn gia súc vào khu vực rừng mới trồng.

Kỹ thuật bón phân cho cây bạch đàn

Một năm có thể làm cỏ 02 lần kết hợp với bón phân. Cách bón phân thích hợp là phân chuồng hoai 2kg/hốc hoặc 100g NPK/gốc tùy từng điều kiện cụ thể.

Việc sử dụng các biện pháp lâm sinh như làm đất toàn diện và bón phân, tốc độ sinh trưởng trung bình/năm về đường kính và chiều cao đều cao hơn hẳn các xuất xứ ở cùng độ tuổi khi không bón phân và làm đất toàn diện.

#CayBachDanDo #GiaBanCayBachDan #KyThuatTrongCayBachDan #CayBachDanTrang #BanCayBachDan #PhamThaoMuaBanNhanh #MuaBanNhanh #MBN

Giá bán cây bạch đàn đỏ, bạch đàn trắng - Kỹ thuật trồng cây bạch đàn

Giá bán cây bạch đàn đỏ, bạch đàn trắng - Kỹ thuật trồng cây bạch đàn