logo

Cây bạch đàn và cây khuynh diệp có phải là một? Cây tràm có phải cây bạch đàn không?

Đã xem: 11282

Nguồn video Fanpage Nông Nghiệp Nhanh: Kỹ thuật trồng cây bạch đàn

Xem nhanh
1
Cây bạch đàn và cây khuynh diệp có phải là một?
1.1
Đặc điểm cây bạch đàn
1.2
Các loài cây bạch đàn trồng và phát triển ở Việt Nam
1.3
Cây bạch đàn giống
2
Cây tràm có phải cây bạch đàn không?

Cây bạch đàn và cây khuynh diệp có phải là một?

Cây bạch đàn không phải là loại cây mọc tự nhiên ở nước ta. Loại cây này được dẫn giống bằng hạt về trồng ở nước ta vào khoảng thập niên 1950. 

Khi mới được trồng tại Việt Nam, cây bạch đàn có tên gọi là cây khuynh diệp vì nó có lá cong cong hình lưỡi liềm. Sau này, cây khuynh diệp mới được Bộ Lâm Nghiệp của nước ta đặt tên là cây bạch đàn. Hiện nay, bạch đàn là tên gọi được sử dụng phổ biến và chính thức của loại cây này.

Như vậy, cây bạch đàn và cây khuynh diệp chỉ là một loại cây. Sau đây, MuaBanNhanh xin giới thiệu một số thông tin về cây bạch đàn hay còn được gọi là cây khuynh diệp 

Đặc điểm cây bạch đàn

Cây bạch đàn là loại cây gỗ to, vỏ mềm, bần bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng.

Cành non có 4 cạnh, lá non mọc đối, không cuống, phiến lá hình trứng, màu lục như phủ sáp. Lá già mọc so le, phiến lá hình liềm hẹp và dài hơn lá non. Phiến lá có túi tiết tinh dầu.

Hoa mọc ở nách lá, có cuống ngắn.

Quả hình bông vụ to khoản 1cm, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu sậm.

Cây được trồng rộng rãi tại nhiều nơi ở nước ta. Phần lớn cây bạch đàn là cây công nghiệp thường được trồng để lấy gỗ, một số loài trồng để khai thác tinh dầu. Một số loài bạch đàn được trồng để lấy tinh dầu có giá trị được trồng ở nước ta là: Bạch đàn trắng, bạch đàn chanh, bạch đàn liễu.

Các loài cây bạch đàn trồng và phát triển ở Việt Nam

Một số loài cây bạch đàn thích hợp được trồng và phát triển ở nước ta là:

  • Bạch đàn đỏ: thích hợp trồng ở vùng đồng bằng
  • Bạch đàn trắng: thích hợp vùng gần biển
  • Bạch đàn lá nhỏ: thích hợp vùng đồi Thừa Thiên Huế
  • Bạch đàn liễu: thích hợp vùng cao miền Bắc Việt Nam
  • Bạch đàn chanh: thích hợp vùng thấp, lá có chứa tinh dầu mùi sả
  • Bạch đàn lá bầu: thích hợp vùng cao nguyên
  • Bạch đàn to: thích hợp vùng đất phù sa
  • Bạch đàn ướt: thích hợp vùng cao nguyên Ðà Lạt
  • Bạch đàn Mai đen: thích hợp vùng cao như Lâm Đồng, ...

Cây bạch đàn giống

Ngày nay, cây bạch đàn được nhân giống bằng nhiều cách như: nuôi cấy mô, ươm hạt hay chiết cành nên lượng cây giống nhiều và có giá thành thấp.

Ở các vườn ươm trên cả nước ta đều cung cấp cây bạch đàn giống với nhiều loại bạch đàn khác nhau cho khách hàng có nhu cầu. Tuy nhiên, tuỳ theo những loại địa hình, đất đai, khí hậu khác nhau mà các bạn hãy lựa chọn những giống bạch đàn phù hợp nhất và khoẻ mạnh để có được một rừng bạch đàn bội thu.

Cây tràm có phải cây bạch đàn không?

Cây tràm và cây bạch đàn là 02 loại cây hoàn toàn khác nhau và đều có nguồn gốc xuất xứ từ nước Úc. Điểm giống nhau của 02 loại cây này là:

  • Đều được trồng chủ yếu để lấy gỗ. Cọc cừ tràm với cừ bạch đàn là 2 loại cọc phổ biến trong ngành xây dựng hiện nay.
  • Đều có thể chiết xuất được loại tinh dầu rất tốt cho sức khoẻ.

VÌ đều có công dụng như nhau nên để có thể lựa chọn giữa 02 loại cây này cho việc trồng rừng nhằm đem lại hiệu quả về kinh tế cho người trồng, ngoài việc so sánh về cây giống, chất lượng gỗ khi thu hoạch thì việc so sánh chế phẩm từ 02 loại cây này là tinh dầu bạch đàntinh dầu tràm trà cũng được lưu ý.

#CayBachDanGiong #CayBachDanVaCayKhuynhDiep #CayTramCoPhaiCayBachDanKhong #PhamThaoMuaBanNhanh #MuaBanNhanh #MBN

Cây bạch đàn và cây khuynh diệp có phải là một? Cây tràm có phải cây bạch đàn không?

Cây bạch đàn và cây khuynh diệp có phải là một? Cây tràm có phải cây bạch đàn không?