Cây bạch đàn có nguồn gốc từ quốc gia nào? Được trồng ở đâu tại Việt Nam

Đã xem: 3555

Nguồn video Fanpage Nông Nghiệp Nhanh: Kỹ thuật trồng Cây Bạch Đàn

Xem nhanh
1
Cây bạch đàn có nguồn gốc từ quốc gia nào?
2
Cây bạch đàn được trồng ở đâu tại Việt Nam?

Cây bạch đàn có nguồn gốc từ quốc gia nào?

Hiện nay, cây bạch đàn có hơn 700 loài và chủ yếu có nguồn gốc xuất xứ từ nước Úc. Một số nhỏ được tìm thấy ở New Guinea, Indonesia và một số ở vùng ở miền bắc Philippines và Đài Loan.

Bạch đàn là loại cây công nghiệp trồng chủ yếu để lấy gỗ và làm cây bóng mát. Một số loài bạch đàn ngoài việc trồng lấy gỗ còn được trồng để khai thác tinh dầu. Các loài bạch đàn được trồng để lấy tinh dầu có giá trị hiện được trồng ở nước ta là: Bạch đàn trắng, bạch đàn chanh, bạch đàn liễu. Hiện nay, bạch đàn đã trở thành cây gỗ cứng được trồng nhiều nhất tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.

Ở Việt Nam chỉ du nhập được một số loài bạch đàn phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, thời tiết như là: Bạch đàn đỏ, bạch đàn trắng, bạch đàn lá nhỏ, bạch đàn liễu, bạch đàn chanh, bạch đàn lá bầu, bạch đàn to, bạch đàn ướt, bạch đàn Mai đen. 

Xem thêm:

>>Tinh dầu bạch đàn

Cây bạch đàn được trồng ở đâu tại Việt Nam?

Ở nước ta, cây bạch đàn được trồng ở khắp nơi từ đồng bằng, trung du cho đến miền núi. Cây bạch đàn chủ yếu được trồng thành rừng hoặc ven những con đường nhỏ để lấy gỗ.

Mỗi loài cây giống bạch đàn phù hợp với từng điều kiện thời tiết, khí hậu, đất trồng khác nhau. Vì vậy, các loài bạch đàn được du nhập về trồng ở Việt Nam sẽ thích hợp trồng ở những khu vực khác nhau để có thể sinh trưởng và phát triển tốt, cụ thể như là:

  • Bạch đàn đỏ: thích hợp trồng ở vùng đồng bằng
  • Bạch đàn trắng: thích hợp vùng gần biển
  • Bạch đàn lá nhỏ: thích hợp vùng đồi Thừa Thiên Huế
  • Bạch đàn liễu: thích hợp vùng cao miền Bắc Việt Nam
  • Bạch đàn chanh: thích hợp vùng thấp, lá có chứa tinh dầu mùi sả
  • Bạch đàn lá bầu: thích hợp vùng cao nguyên
  • Bạch đàn to: thích hợp vùng đất phù sa
  • Bạch đàn ướt: thích hợp vùng cao nguyên Ðà Lạt
  • Bạch đàn Mai đen: thích hợp vùng cao như Lâm Đồng, ...

Nhiều tỉnh thành của Việt Nam hiện nay có diện tích trồng rừng bạch đàn khá lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng có thể kể đến như là: Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Nội (Sóc Sơn), Đà Nẵng (bán đảo Sơn Trà), Bình Thuận (Hàm Thuận Nam), Gia Lai, Nghệ An (rừng bạch đàn Khánh Sơn ở huyện Nam Đàn), Bình Định (Tây Sơn), Đồng Tháp...

#CayBachDanCoNguonGocTuQuocGiaNao #CayBachDanOVietNam #CayBachDanDuocTrongODau #PhamThaoMuaBanNhanh #MuaBanNhanh #MBN

Cây bạch đàn có nguồn gốc từ quốc gia nào? Được trồng ở đâu tại Việt Nam

Cây bạch đàn có nguồn gốc từ quốc gia nào? Được trồng ở đâu tại Việt Nam