459.324 tin đăng 435.944 thành viên Tham gia đăng tin miễn phí

Tâm lý trước khi bắt đầu kinh doanh- Kinh nghiệm kinh doanh khi mới làm

Đã xem: 217

Sức cạnh tranh trong kinh doanh hiện nay quá lớn, đòi hỏi chúng ta cần có 1 phương pháp kinh doanh hiệu quả hơn. Trong chủ đề này, Chúng tôi sẽ nói cho mọi người từng yếu tố quan trọng của 1 phương pháp khởi nghiệp.

Những yếu tố được tách riêng trong nội dung này khi kết hợp sẽ tạo nên 1 phương án kinh doanh mang lại hiệu quả cao cho người khởi nghiệp làm giàu.

Tâm lý trước khi bắt đầu kinh doanh- Kinh nghiệm kinh doanh khi mới làm.


Bạn có thấy nhiều người Hàn Quốc tự tử không ? Có đúng không nào, báo đài và mạng xã hội lan truyền rất nhiều thông tin này trong những năm qua. Phần lớn những người tìm đến con đường tiêu cực như vậy đều là những người thành công , họ hoặc là ca sĩ, hoặc là lãnh đạo của 1 tập đoàn lớn, 1 công ty đa quốc gia.

Còn với những người tí hon như chúng ta khi khởi nghiệp kinh doanh nếu gặp quá nhiều áp lực hoặc là gặp rắc rối nặng nề bạn sẽ làm thế nào ? Đương nhiên là Chúng tôi chưa thấy trường hợp nào giống như người Hàn Quốc, hoặc nếu có thì chắc là Chúng tôi chưa biết. Nhưng phần lớn chúng ta từ bỏ sự nghiệp kinh doanh đó, tất cả đều là vì tâm lý của mỗi người chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu một hành trình kinh doanh đầy gian khó.

Bí quyết kinh doanh của người có tâm lý sẵn sàng

– Làm kinh doanh là để giúp đỡ người khác- Bài học kinh doanh của người hơn người khác 1 cái đầu.

Trong câu chuyện Thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng cùng nhau đến Tây Thiên cho thấy sự cố gắng nỗ lực của họ. Tất cả những việc họ làm chỉ với một mục đích lấy cho được những cuốn Kinh mang về nước.

Kinh Sử mà thầy trò Đường Tăng lấy dùng để truyền dạy cho muôn dân những tri thức sống tốt trong nhân gian, từ đó mà vương quốc của họ đi lên.

Khi hoàn thành xứ mệnh của mình, Đường tăng tu thành chính quả, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng cũng được xá tội. Nhưng trước khi bắt đầu khởi hành đến Tây Thiên( Chốn ở của Phật Tổ Như Lai), thầy trò Đường Tăng không hề biết rằng họ sẽ Tu thành Chính quả.

Đường Tăng chỉ có 1 tâm niệm duy nhất là nhanh chóng lấy được Kinh mang về vương quốc truyền bá cho dân thần. Ông ấy cũng không màng đến danh hư , nhan sắc, cuộc sống vinh hoa mà người đời đã bày biện trước mắt.

Đường Tăng và những đồ đệ vượt qua muôn vàn gian khó nhưng giường như trở ngại không làm họ trùn bước mà càng muốn đến Tây Thiên nhanh chóng hơn, là bởi vì họ đã trễ hẹn 3 năm với vua Đường.

Với người nhà phật, họ không màng hư vinh, giàu sang phú quý mà trong tâm niệm cuộc sống của họ luôn là ban phước cho dân chúng.

Còn đối với người kinh doanh, mục đích của Thương nhân là lợi nhuận. Khi bạn cố gắng tìm kiếm 1 thứ gì đó để bán cho người mua thì chỉ có 1 mục đích cuối cùng là thu tiền lãi. Một phương pháp, phương án kinh doanh hiệu quả đều phải có mục tiêu cuối là kiếm được lợi nhuận.

Nhưng để kiếm được tiền thì bạn cũng phải giống như thầy trò Đường Tăng, luôn luôn làm việc để giúp đỡ khách hàng, giúp đỡ những đối tác của mình cùng đạt được những điều họ mong muốn.

Đối với người mua, họ chỉ cần sản phẩm chất lượng cao và giá cả tốt, chế độ chăm sóc khách hàng tận tâm. Vậy thì khi kinh doanh 1 sản phẩm hãy cố gắng giúp khách hàng có được những thứ họ muốn, cho dù bạn phải trải qua những khó khăn như thế nào. Đường Tăng vì chỉ muốn giúp nhân dân bá tánh mà không quản ngại gian khó, cuối cùng thì ông ấy đã tu thành Chính Quả.

Bạn cũng sẽ nhận được rất nhiều lợi ích khi biết giúp đỡ mọi người. Có nghĩa là, một Thương Nhân phải luôn luôn tâm niệm rằng kinh doanh không phải 1 cuộc giao dịch “ Anh trả tiền, tôi đưa sản phẩm”, mà là công việc chúng ta phải chủ động giúp đỡ khách hàng.

Ok, xong vế thứ nhất của việc chuẩn bị tâm lý, bây giờ đến ý thứ 2.

– Làm kinh doanh là 1 công việc cực nhọc, buồn chán

Chúng tôi cho rằng người làm kinh doanh là 1 người giỏi nhất, những vị Giáo Sư- Tiến Sĩ chưa chắc đã giỏi hơn 1 thương nhân. Là bởi vì người kinh doanh có sức chịu đựng áp lực cuộc sống-công việc rất lớn.

Nếu 1 phiên dịch viên chỉ phải chịu trách nhiệm truyền đạt ý nghĩ của 1 người A với 1 người B có quốc tịch khác nhau, hoặc là 1 kế toán viên chịu trách nhiệm quản lý tài sản, thu chi, báo cáo thuế… thì 1 nhân viên kinh doanh phải chịu trách nhiệm đảm bảo cho sản phẩm được bán ra thị trường, nếu sản phẩm không được bán ra thì nhân viên kế toán không có việc để làm, nhân viên phiên dịch cũng an nhàn vì chẳng phải đi theo sếp phiên dịch nữa, vì hàng có bán được đâu mà giao dịch.

Chưa hết, nhân viên kinh doanh còn phải chạy xe ngoài đường gặp những khách hàng khó tính, dở dở ương ương, và cũng không ít lần bị mắng chửi vì những sự cố mà công ty gây ra cho khách hàng.

Công việc của 1 thương nhân cực kỳ buồn chán, bởi vì họ chỉ biết làm cho người khác vui và hài lòng. Chứ ít khi có ai làm cho họ hài lòng, thậm chí đôi khi trong lòng buồn bã vì hôm qua vừa thất tình thì hôm nay vẫn phải cười và hào hứng trò truyện cùng khách hàng. Thế đấy! Công việc của 1 thương nhân là như vậy bạn, nếu bạn không chuẩn bị tâm lý tốt thì sẽ sớm dừng cuộc chơi mà thôi.

– Xác định sẵn là phải thay đổi quan niệm sống, làm việc trước khi kinh doanh

Nếu như bạn còn suy nghĩ người giàu hiện nay đều là nhờ vào tiền của và gia sản từ đời trước để lại thì hoàn toàn sai, sự thực thì những người giàu như thế không còn nhiều. Mà trong xã hội hiện nay, người giàu chủ yếu là từ lao động , lập doanh nghiệp mà trở nên giàu có.

Cơ hội kinh doanh chia đều cho mỗi người, nếu bạn thực sự có năng lực , bạn cũng sẽ giàu có. Còn khi không đủ năng lực về chuyên môn và lãnh đạo thì rất khó nói về chuyện thành công và thất bại.

Tâm lý trước khi bắt đầu kinh doanh- Kinh nghiệm kinh doanh khi mới làm

Tâm lý trước khi bắt đầu kinh doanh- Kinh nghiệm kinh doanh khi mới làm

Trần Phi Vũ