Máy cắt sắt 350mm chưa motor
Máy tời treo tốc độ nhanh SK 230
Lắp đặt hàng rào dây thép gai ĐK 35cm , 45cm ......
Máy khoan rút lõi bê tông cầm tay Gb- 120mm
Mũi khoan rút lõi bê tông cốt thép 245mm
Cống thoát nước nhựa HDPE, rãnh thoát nước nhựa lắp ghép, rãnh mương - Mới 100%
Tấm ốp gờ bậc thang, tấm ốp mép bậc thang, tấm ốp đi chống trượt
Bán Lưới inox chống muỗi inox 304, Lưới inox 316, Lưới đan inox 2ly 20x20
Sản xuất lưới thép tấm D4 150x150, Lưới D5 200x200, Lưới hàn phi 6 đổ sàn 200x200
"Không có ngân hàng nào (cả ngân hàng số) trên thế giới cần bấm link, cần mật khẩu để nhận tiền cả, gửi là nhận tuốt hết. Còn lại kêu bấm bấm bất cứ gì là lừa đảo 100%. Kể cả người nhờ bạn nhận hộ nhiều khi cũng đang bị hack tài khoản chat.
Google gửi tiền Western nhận mấy trăm triệu chưa từng có cái bấm nào cả và có nhiều người mình quen đã nhập mật khẩu của mình vào trang giả ngân hàng của mình. (Bán hàng online, Tổ chức từ thiện ... ) RỒI MẤT SẠCH TIỀN vì khi nó yêu cầu mã kích hoạt từ điện thoại lại hí hửng nhập tiếp cho nó mở tài khoản thật của mình."
Việc chuyển tiền qua Western Union rất dễ dàng tuy nhiên bắt buộc người gửi phải đến trực tiếp ngân hàng để thực hiện các thủ tục cần thiết khi chuyển tiền. Đây là hình thức gửi tiền an toàn mọi thông tin về người gửi sẽ được bảo mật.
Gửi tiền vào tài khoản ngân hàng của người nhận. Hình thức này thì người gửi cần phải điền thông tin gồm họ tên người nhận, tên ngân hàng trong tiếng Anh, Số BIC hay còn gọi là SWIFT code và số tài khoản ngân hàng của người nhận.
GIAO DỊCH TRỰC TIẾP NHÉ, NGƯỜI NHẬN LẤY CODE RA ĐAI LÝ LẤY TIỀN
>> Bấm xem chi tiết: Các hình thức chuyển tiền an toàn - đặc biệt cho số tiền lớn
Các ngân hàng ở Việt Nam: BIDV, CB, CIMB, Co-opBank, DongA Bank, Eximbank, GPBank, HDBank, HLBVN, HSBC, IVB, Kienlongbank, LienVietPostBank, MB, MSB, Nam A Bank, NCB, OCB, OceanBank, PBVN, PG Bank, PVcomBank, Sacombank, SAIGONBANK, SCB, SCBVL, SeABank, SHB, SHBVN, Techcombank, TPBank, UOB, VBSP, VDB, VIB, Viet Capital Bank, VietABank, Vietbank, Vietcombank, VietinBank, VPBank, VRB, Woori
Các ngân hàng số ở Việt Nam: Timo, Yolo (VPBank), OCB OMNI (OCB), eBank (TPBank)
Trong thời gian qua, đã có nhiều người dân bị các đối tượng phạm tội dùng thủ đoạn giả mạo tinh vi để chiếm đoạt tài sản với số tiền lớn.
Trước đây, phương thức lừa đảo phổ biến của các đối tượng là sử dụng số điện thoại bất kỳ (SIM rác) để phát tán nội dung lừa đảo. Nhưng gần đây, các đối tượng lừa đảo đã thay đổi phương thức, thủ đoạn là giả mạo tin nhắn thương hiệu - SMS Brand Name - của các ngân hàng. Nguy hiểm hơn, các tin nhắn giả mạo này lại được lưu trữ cùng thư mục với các tin nhắn thương hiệu "thật" của các ngân hàng trên điện thoại di động của người dùng.
Vì thế, người dân, khách hàng của các ngân hàng sẽ rất dễ nhầm tưởng đây là thông báo chính thức từ các ngân hàng hay các cơ quan hữu quan.
Nếu người dân truy cập vào đường dẫn trong nội dung tin nhắn, hệ thống sẽ tự động hiển thị một trang web giả mạo, có giao diện, logo tương tự các website chính thức của ngân hàng và được yêu cầu điền các thông tin như: tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP,... Khi có được các thông tin, các đối tượng sẽ kiểm soát được tài khoản chuyển tiền trực tuyến của khách hàng và thực hiện được các hành vi như: chuyển khoản, mở thấu chi, topup thẻ tín dụng, đăng ký vay online.
Hiện nay, nhóm đối tượng sử dụng công nghệ cao còn có khả năng cài đặt số điện thoại “ảo” khiến điện thoại của nạn nhân hiện ra số điện thoại của ngành công an hoặc tòa án. Người dân tra lại số thì đúng nên nhiều người tin đây là cuộc gọi thực sự từ cơ quan chức năng.
Đặc biệt, kẻ gian còn gọi điện nhiều lần bằng số giả hotline gần giống với đường dây nóng của ngân hàng. Và khi khách hàng gọi tới, chúng cho chuyển hướng cuộc gọi đến tổng đài của ngân hàng và theo dõi cuộc gọi để lấy hết dữ liệu thông tin.
Gần đây, nhiều đối tượng giả mạo nhân viên ngân hàng và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân để trục lợi.
Với hình thức chung này, nạn nhân sẽ nhận được thông điệp (thông qua tin nhắn, email, chat qua Facebook Messenger,... ) với nội dung thông báo trúng thưởng hoặc phân chia tài sản, đề nghị hỗ trợ nhận thưởng, phân chia tài sản kèm theo yêu cầu click vào các đường link, trang web do kẻ lừa đảo cung cấp để có cơ sở nhận thưởng.
Khi truy cập vào website giả mạo đó và đăng nhập Internet banking, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng của nạn nhân sẽ bị đánh cắp và gửi cho hacker để thực hiện một số hành vi phạm pháp như: chiếm đoạt tiền trong tài khoản thanh toán của khách hàng, thanh toán hàng hóa hoặc các dịch vụ bất hợp pháp khác.
Cuối năm, kẻ gian thường gửi tin nhắn qua điện thoại, Facebook, Zalo,... với nội dung mời nhận tiền từ nước ngoài chuyển về. Sau đó, họ sẽ yêu cầu truy cập vào liên kết, đăng nhập tài khoản ngân hàng Internet Banking (tên và mật khẩu) và cung cấp mã OTP.
Khi kẻ gian có được những thông tin này, họ có thể thay đổi thông tin cá nhân, lấy cắp tiền trong tài khoản.
Mới đây, một chủ thẻ tín dụng của VPBank đã bị mất hơn 11 triệu đồng trong tài khoản sau khi truy cập vào đường link giả mạo ngân hàng và vô tình cung cấp thông tin tài khoản và mã OTP cho kẻ gian.
Do đó, khách hàng tuyệt đối không nhấp vào liên kết do người lạ cung cấp, kể cả khi liên kết đó được gửi từ bạn bè (không loại trừ trường hợp tài khoản của họ đã bị hack).
Kẻ xấu còn dùng chiêu thức dùng email giả mạo gửi từ các tổ chức thẻ quốc tế: Visa, Mastercard, Amex, JCB... với nội dung thông báo giao dịch bị từ chối, trong khi khách hàng không hề thực hiện giao dịch qua thẻ, hoặc email thông báo thẻ tín dụng/ghi nợ của bạn gặp rủi ro, yêu cầu bạn đăng nhập vào liên kết do họ cung cấp.
Nếu nhẹ dạ làm theo, thông tin đăng nhập, mã OTP (mật khẩu một lần) sẽ bị kẻ gian chiếm đoạt, điều này đồng nghĩa với việc tiền trong tài khoản ngân hàng sẽ “không cánh mà bay”.
Bởi dù là người thân, nhưng nếu tài khoản mạng xã hội, tin nhắn, điện thoại người thân bị hack thì thông tin tài khoản ngân hàng của bạn cũng bị tiết lộ.
Giao dịch ngân hàng CHỈ CẦN MẬT KHẨU khi tiền đi ra khỏi tài khoản mình. Nên nếu là nhận tiền mà yêu cầu đưa mật khẩu là xác định là đưa tiền chứ không nhận tiền.
Các ngân hàng, ứng dụng mã OTP luôn cảnh báo mỗi khi khách hàng lấy mã OTP từ ứng dụng:
Để tránh bị kẻ gian lợi dụng, quý khách tuyệt đối KHÔNG TIẾT LỘ MÃ OTP CHO BẤT KỲ AI
Các đối tượng lừa đảo thực hiện mua thật lần 1.
Xong lần 2 mới gạt lấy hàng và không thanh toán. Nhất là các giao dịch ở nơi công cộng, quán cafe... gửi lại cho anh nào đó... Dù là mua thật lần 1 thì lần 2 hoặc lần 3 vẫn bị lừa như thường.
Hàng đi là tiền ngay. Tiền trao cháo múc.
Theo Lê Mai MuaBanNhanh - tư vấn viên MuaBanNhanh, nhiều đối tác đã tham vấn giải pháp khắc phục, lấy lại tiền hoặc cảnh báo về việc "không may" bị lừa, dù khách hàng đã rất cẩn thận ghi âm cuộc gọi, check số điện thoại, duy chỉ có 1 phút cả tin, tài khoản "ra đi" hàng chục triệu trong vài giây.
Nếu như trước đây, các đối tượng lừa đảo sử dụng thông tin từ "cuốn danh bạ trang vàng" số điện thoại, gọi điện trực tiếp đến số điện thoại bàn của gia đình, thì nay, với độ mở thông tin cùng hoạt động kinh doanh online phát triển, việc nắm được các số điện thoại chính chủ người kinh doanh là rất dễ dàng.
Các "con mồi" được ngắm đến là các gian hàng online, fanpage facebook, tài khoản facebook cá nhân bán các sản phẩm có giá trị cao như: bán ô tô, xe tải, mua bán nhà, mua bán đất, điện thoại iPhone, thực phẩm chức năng, nước hoa, đồng hồ, quà tặng,... cho đến nhóm sản phẩm máy móc công nghiệp, xuất nhập khẩu như máy in quảng cáo, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, thiết bị dụng cụ y tế,... đây là những nhóm khách hàng mà tài khoản ngân hàng thường xuyên có số dư cao.
Do bất cẩn hoặc bị lừa đảo, nhiều chủ tài khoản ngân hàng đã chuyển tiền tới tài khoản không mong muốn. Vậy trong trường hợp này, chủ tài khoản có thể lấy lại tiền hay không và cần làm gì để giảm tối đa thiệt hại:
- Không truy cập vào những trang web lạ, không rõ nguồn gốc.
- Chỉ đăng nhập (username) và mật khẩu Internet Banking trên trang web chính thức của ngân hàng.
- Giữ bí mật thông tin bảo mật các dịch vụ ngân hàng. Không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP, mã PIN cho bất kỳ ai, kể cả khi họ tự xưng là nhân viên ngân hàng. (Ngân hàng không bao giờ yêu cầu người dùng cung cấp các thông tin thẻ trong bất cứ trường hợp nào).
- Khi rút tiền tại cây ATM nên dùng tay để che bàn phím, đồng thời kiểm tra kỹ khe đút thẻ, bàn phím xem có bị lỏng lẻo hay không.
- Trong trường hợp thanh toán bằng máy POS, tuyệt đối không đưa thẻ cho nhân viên thu ngân mang đi nơi khác.
- Đối với giao dịch trực tuyến, khách hàng hạn chế sử dụng mạng wifi công cộng, tại quán cà phê để đăng nhập; luôn tải và cập nhật các phần mềm bảo mật, diệt virus, tường lửa mới nhất cũng như phiên bản mới nhất của các ứng dụng cung cấp bởi ngân hàng; luôn thoát khỏi các dịch vụ và ứng dụng của ngân hàng liên kết với dịch vụ ngân hàng điện tử và các website thương mại điện tử ngay sau khi hoàn thành phiên giao dịch.
- Tạo thói quen thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập Internet Banking, cũng như mã PIN thẻ ATM.
- Việc đăng ký dịch vụ thông báo biến động số dư tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tài khoản vay cũng là một cách để phát hiện kịp thời và giảm thiểu rủi ro liên quan đến giao dịch bất thường.
- Cần đặt mật khẩu có tính bảo mật cao; không nên để theo tên và số điện thoại, và càng không nên đưa thông tin quá rõ về hoạt động bản thân tránh bị kẻ gian lợi dụng.
- Nếu mất thẻ hoặc phát hiện các giao dịch bất thường nên ngay lập tức liên lạc với tổng đài của ngân hàng hoặc báo cáo sự cố thông qua ứng dụng, tin nhắn để tiết kiệm thời gian.
- Người dân cần kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn nhận được, kể cả các tin nhắn thương hiệu từ Ngân hàng để phát hiện các tin nhắn giả mạo ngân hàng, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung trong tin nhắn. Website chính thức của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ được đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền và được đánh dấu an toàn bằng hình ổ khóa bên cạnh tên miền website (giao thức https).
- Khi nhận các tin nhắn nghi vấn, không rõ ràng, người dân có thể gọi điện trực tiếp lên tổng đài chăm sóc khách hàng của các ngân hàng để kiểm tra lại thông tin hoặc nhờ những người có kinh nghiệm tư vấn; phản ánh các tin nhắn giả mạo tới Ngân hàng và các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Các cơ quan chức năng tăng cường giám sát, sớm có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn thủ đoạn này của các đối tượng.
- Người dân cần thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet banking, Smartbanking và có biện pháp để quản lý, bảo mật các thông tin này.
GIAO DỊCH TRỰC TIẾP NHÉ, NGƯỜI NHẬN LẤY CODE RA ĐẠI LÝ LẤY TIỀN
Với các giao dịch thanh toán với số tiền lớn như mua bất động sản, mua xe, hàng điện máy,... chuyển tiền thanh toán cũng lắm công phu.
"Tôi không dám chuyển khoản 1 tỉ đồng cho người nhà ở TP HCM thông qua ngân hàng điện tử như Internet Banking, Mobile Banking… để thanh toán tiền mua nhà" anh Lê Viết Mạnh (ngụ Hà Nội) thổ lộ.
Anh Mạnh cho rằng rủi ro có thể xảy ra khi anh chuyển một số tiền lớn đến tài khoản của người thân. "Khi giao dịch qua InternetBanking hay Mobile Banking, các NH thường hạn chế số tiền chuyển khoản, chỉ được 100 triệu đồng/ngày. Như thế, với 1 tỉ đồng, tôi phải chuyển khoản cho người nhà trong 10 ngày. Nếu trong khoảng thời gian đó, kẻ xấu đánh cắp được thông tin chủ tài khoản thì chúng có thể rút được tiền. Vì thế, tôi mang sổ tiết kiệm vào TP HCM rồi đến ngân hàng làm thủ tục rút 1 tỉ đồng, đồng thời yêu cầu NH nộp số tiền này vào tài khoản của người bán nhà mở tại NH khác để hoàn tất việc thanh toán tiền mua nhà của người thân" - anh Mạnh giải thích. - Theo nld
Khi khách hàng rút tiền mặt để nộp vào tài khoản của người khác hoặc yêu cầu nhân viên ngân hàng chuyển tiền thì hacker gần như không thể xâm nhập hệ thống đánh cắp thông tin. Ngược lại, khách hàng phải tốn công sức di chuyển, mất thời gian chờ đến lượt giao dịch…
Việc chuyển tiền qua Western Union rất dễ dàng tuy nhiên bắt buộc người gửi phải đến trực tiếp ngân hàng để thực hiện các thủ tục cần thiết khi chuyển tiền. Đây là hình thức gửi tiền an toàn mọi thông tin về người gửi sẽ được bảo mật.
Ngoài ra, khi chuyển khoản, nhân viên sẽ đưa ra trực tiếp những nơi có thể nhận tiền từ dịch vụ của Western Union.
Theo hai hình thức offline và online:
Bước 1: Khách hàng tới các điểm giao dịch Western Union gần nhất như: Ngân hàng, đại lý du lịch, bưu điện, sân bay...để chuyển tiền.
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào phiếu gửi tiền. Trao cho đại lý Phiếu gửi tiền, số tiền muốn gửi và giấy tờ tùy thân hợp lệ.
Bước 3: Khách hàng sẽ nhận được phiếu biên nhận cùng với mã số chuyển tiền (MTCN) 10 chữ số.
Bước 4: Khách hàng liên hệ với người nhận và cung cấp các thông tin cần thiết như họ tên đầy đủ của người gửi, số tiền gửi, mã số chuyển tiền MTCN, và nước gửi tiền.
Bước 5: Người nhận tới bất kỳ điểm giao dịch Western Union gần nhất, điền đầy đủ thông tin vào mẫu phiếu nhận tiền bao gồm tên người gửi, số tiền gửi, nước gửi tiền, mã số chuyển tiền MTCN để nhận tiền.
Nhược điểm: Bạn phải thực hiện các thao tác chuyển khoản trong giờ hành chính và phải đến trực tiếp ngân hàng để trao đổi với nhân viên. Đối với một số công dân muốn gửi tiền về nhưng không biết tiếng bản địa có thể là một bất lợi đối với họ.
Bước 1: Truy cập và trang chủ của Western Union
Bước 2: Nhấn vào mục send money hiển thị ở đầu trang
Bước 3: Điền vào các trường thông tin mà dịch vụ yêu cầu
Bước 4: Ấn “ Chuyển tiền” và hoàn tất quá trình gửi tiền.
Như cách ngân hàng TPBank đang triển khai:
#muaban #kinhdoanhonline #muabanonline #huyenmuabannhanh #MuaBanNhanh #VIPMuaBanNhanh #MBN
Nhiều người mua bán không xem phải hối hận, cảnh báo lừa đảo khi bán hàng online