






































































--readmore--
Một số loại rèm cửa thông dụng
Trên thị trường có rất nhiều loại rèm cửa với mẫu mã, hình dáng và kích thước khác nhau, tùy vào nhu cầu và sở thích cũng như công dụng của rèm cửa mà chọn loại rèm phù hợp nhất với không gian cần trang trí.
Rèm cuốn bao gồm thanh cuộn và tấm vải chắn. Rèm cuốn dễ dàng cuốn lên cao hoặc thả xuống thấp để điều chỉnh ánh sáng cho căn phòng.
Chất liệu của rèm cuốn thường là các loại vải cản sáng, cản nhiệt, bạt hiflex, nhung mịn, chất liệu voan, lưới đan mỏng hoặc nhựa tổng hợp.
Sản phẩm được ưa chuộng trong việc trang trí văn phòng, công sở, nhà hàng, công ty, trường học.
Rèm vải có ưu điểm là rất mềm mại, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng đem lại cảm giác ấm cúng, gần gũi cho không gian.
Rèm vải lại chia thành nhiều loại như rèm 1 lớp, 2 lớp hoặc 3 lớp... tùy vào mức độ chống nắng của rèm.
Rèm gỗ có tính năng cản sáng và cản nhiệt tốt, dễ dàng trong việc vệ sinh. Rèm gỗ thường có thiết kế sang trọng, đem lại sự tinh tế cho không gian sống.
Sử dụng rèm gỗ khi các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ sẽ tăng thêm sự hài hòa.
Rèm pha lê chủ yếu dùng để trang trí, ngăn chia không gian nhà, không có tác dụng cản nắng.
Rèm pha lê nếu được kết hợp một cách khéo léo cùng với ánh đèn sẽ tạo ra không gian lung linh, huyền ảo.
Rèm sợi tương tự rèm pha lê có tác dụng ngăn chia không gian trong nhà.
Rèm sợi được dệt từ những sợi chỉ buôn rủ xuống tạo nên cảm giác mờ ảo thích hợp cho showroom, phòng khách, phòng ngủ với nhiều màu sắc đa dạng.
Rèm lá dọc có tác dụng che nắng và cản sáng thuần túy, được thiết kế theo từng bản nhỏ từ 8-12cm và gắn kết với nhau tạo thành một bộ rèm.
Rèm lá dọc thích hợp sử dụng trong các cao ốc văn phòng có cửa sổ lớn, các trung tâm...
Rèm sáo nhôm được sử dụng chuyên biệt tại các văn phòng công ty, trụ sở, người trong phòng có thể nhìn ra ngoài trong khi người ngoài không thể nhìn vào trong góp phần tạo nên không gian văn phòng chuyên nghiệp, sáng tạo.
Loại rèm này có mặt trước là vải thông thường, mặt sau được trắng một lớp nhựa dày 2mm đến 4mm. Loại rèm này có ưu điểm là cản sáng và cản nhiệt rất tốt, cao hơn nhiều so với rèm vải mà vẫn giữ được tính năng thẩm mĩ cao.
Cách tính giá rèm cửa
Rèm vải tính giá theo m rộng cửa và có chiều cao lớn nhất từ 2m8 trở xuống (Chiều cao tùy vào kích thước cây vải). Giá rèm có thể bao gồm thanh, trụ, công lắp đặt đặt và độ nhún của rèm.
Ngoài rèm vải ra thì tất cả những loại rèm khác như: Rèm gỗ, rèm văn phòng, rèm cuốn, rèm sáo nhôm, rèm lá dọc,… đều tính theo m2 của cửa . Bạn lấy kích thước diện tích cửa (chiều rộng x chiều cao) và nhân với giá tiền ra sô tiền bạn cần trả.