logo

Thương mại điện tử là gì? Những thông tin cần biết và lợi ích của thương mại điện tử

Đã xem: 2405

Theo khảo sát của MuaBanNhanh, khi được hỏi "Bạn biết gì về thương mại điện tử?", khoảng 70% số lượng khảo sát vẫn cho rằng thương mại điện tử cũng là một hình thức bán hàng online qua mạng. Nếu bạn cho rằng thương mại điện tử chỉ đơn thuần là việc bán hàng trên Internet thì có thể đúng theo một góc độ nào đó. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ để nói lên được phạm vi rộng lớn của thương mại điện tử. Vậy thương mại điện tử là gì? Hãy cùng MuaBanNhanh tìm hiểu một số thông tin cần biết và lợi ích của thương mại điện tử với doanh nghiệp hiện nay.

Xem nhanh
1
Thương mại điện tử là gì?
2
Các thuật ngữ trong thương mại điện tử
3
Các lĩnh vực ứng dụng thương mại điện tử phổ biến
3.1
Bán hàng trên mạng
3.2
Thanh toán
3.3
Xuất bản
4
Các loại hình kinh doanh thương mại điện tử
5
FAQs: Những câu hỏi thường gặp về thương mại điện tử
5.1
Điểm khác biệt đặc trưng giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống là gì
5.2
Những hạn chế của thương mại điện tử là gì?
5.3
Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp như thế nào?
5.4
Một giao dịch mua bán thông qua hình thức thương mại điện tử sẽ bao gồm những công đoạn nào?
5.5
Điều kiện để doanh nghiệp thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là gi?

Thương mại điện tử là gì?

Với sự bùng nổ mạnh mẽ về Internet, con người ngày càng có thể nhanh chóng giao tiếp và kết nối với nhau dễ dàng hơn thông qua nhiều loại dịch vụ với mạng Internet. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực Thương mại điện tử ngày càng phổ biến và phát triển hơn.

Trong tiếng Anh, thương mại điện tử được dịch ra là E-commerce hay viết rõ hơn là Electronic Commerce. Có thể hiểu một cách tổng quát thương mại điện tử chính là việc các hoạt động thương mại mua bán sản phẩm hay dịch vụ được thực hiện thông qua các hệ thống điện tử mà chủ yếu là Internet và các mạng máy tính.

 

NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ BÁN HÀNG ONLINE, KINH DOANH ONLINE MUABANNHANH

Tích hợp nền tảng MuaBanNhanh - MBN (My Business Network) với những công cụ thương mại điện tử nhanh dễ dàng cho việc bán hàng, marketing và quản lý vận hành trong kinh doanh.

NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ MUABANNHANH HỖ TRỢ KINH DOANH ONLINE, BÁN HÀNG ONLINE

MuaBanNhanh Landing Page - Tự tạo một website dạng Landing Page để bán hàng, trưng bày sản phẩm, giới thiệu sự kiện,... ✸ Chẳng cần đến coder, tự bạn có thể tạo những trang đích đẹp mắt một cách dễ dàng

MuaBanNhanh Marketplace - Đăng tin Mua Bán, Dịch Vụ, Nhà Đất, Xe, Tuyển dụng miễn phí miễn phí cùng 328.407 thành viên với 854.527 tin đang giao dịch

POSnhanh - Phần mềm quản lý bán hàng - Phần mềm bán hàng phổ biến được tin dùng bởi hơn 400.000 thành viên mạng xã hội MuaBanNhanh ✸ Đơn giản, dễ dùng, tiết kiệm chi phí và có thể tùy chỉnh phù hợp với ngành hàng dịch vụ, sản phẩm, ăn uống

ChatNhanh - Phần mềm live chat bán hàng & hỗ trợ khách hàng - Tối ưu bán hàng trên website ✸ Cửa sổ chat hiện đại, ấn tượng ✸ Theo dõi được hành vi khách truy cập ✸ Chuyên nghiệp hóa tương tác ✸ Chat nhóm ✸ Báo cáo phân tích theo thời gian thực

Tổng đài MuaBanNhanh - Dịch vụ tổng đài ảo, tổng đài IP, tổng đài CRM - Trung tâm tiếp nhận hoặc gọi ra một lượng lớn các cuộc gọi điện thoại ✸ Nhận diện thông tin khách hàng khi có cuộc gọi đến ✸ Thực hiện cuộc gọi bằng “click to call” trực tiếp từ CRM, không cần bấm số điện thoại ✸ Lưu trữ và ghi âm tất cả các cuộc gọi vào/ra

Dịch Vụ quảng cáo Google - Triển khai chiến dịch Google Search Ads, Display Network, Shopping, Youtube, Mobile App, Gmail ✷ Tối ưu hóa remarketing ✷ Tư vấn và triển khai bởi đối tác Google MuaBanNhanh

Dịch vụ quảng cáo Facebook - Tăng lượng tiếp cận, tương tác và fan ✸ Xử lý hình ảnh sản phẩm, banner đẹp, bắt mắt ✸ Tổ chức sự kiện, minigame ... tăng thu hút và đa dạng cho Fanpage

Đào tạo SEO - Hướng dẫn chiến thuật xây dựng từ khóa độc đáo ✸ Viết nội dung quảng bá sản phẩm độc đáo khác biệt ✸ Xây dựng liên kết vững chắc

Dịch vụ Thiết Kế Web - cung cấp nhiều gói sản phẩm phong phú về mẫu mã và các tính năng linh hoạt cho nhiều loại hình website như giới thiệu công ty, bán hàng, trang tin tức, thương mại điện tử…

ViecLamVui Academy - hướng dẫn kinh doanh online hiệu quả tức thì - Bạn muốn Kinh Doanh Online nhưng Không có Vốn Trong tay? Bạn không biết bắt đầu từ đâu? MuaBanNhanh Academy giúp bạn từng bước xây dựng hệ thống Khởi nghiệp kinh doanh tự động từ nền tảng MBN - My Business Network

Các thuật ngữ trong thương mại điện tử

  • Sàn thương mại điện tử: Là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ. 
  • Authorization number: Đây là mã số xác nhận. Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của thẻ tín dụng, ngân hàng người mua sẽ gửi mã số xác nhận đồng ý chi trả cho người bán kèm theo thông tin về đơn đặt hàng.
  • PSP: Thuật ngữ viết tắt của từ Processing Service Provider, dùng để chỉ nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng.
  • Merchant Account: Tài khoản thanh toán của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân là người bán khi tham gia thương mại điện tử và được đăng ký tại các ngân hàng/ tổ chức tín dụng cho phép doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhận được các khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng. Tài khoản này được sử dụng trong các hoạt động mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ qua mạng Internet. Nó cho phép chuyển tiền vào tài khoản của người bán hoặc hoàn trả lại tiền đã thu cho khách hàng nếu giao dịch bị huỷ bỏ do không đạt được những thoả thuận nào đó giữa người bán và người mua.
  • Monthly fee: Phí mà doanh nghiệp phải trả cho những khoản liên quan đến dịch vụ như: bảng kê thông tin số tiền nhập & xuất ở tài khoản của doanh nghiệp hàng tháng, hàng tuần...; phí truy cập mạng, phí duy trì dịch vụ thanh toán qua mạng...
  • Discount rate: Phần phí chiết khấu mà doanh nghiệp phải trả cho ngân hàng thanh toán. Mức phí này thường chiếm từ 2.5% - 5% tổng giá trị thanh toán qua thẻ tín dụng. Phí chiết khấu được tính tuỳ theo loại hình kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trên mạng của doanh nghiệp; chất lượng hàng hoá, dịch vụ; loại thẻ tín dụng...
  • Search Engine: Search Engine ra đời để phục vụ việc tìm kiếm nhanh chóng website cần tìm của người sử dụng Internet. Người sử dụng có thể tìm kiếm các website cần quan tâm theo một chủ đề nào đó căn cứ vào các từ khóa (keywords) mà người đó yêu cầu Search Engine tìm kiếm.
  • B2B (business-to-business): Mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp.
  • B2C (business-to-consumer): Mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp là người bán và người mua là người tiêu dùng cá nhân.

Các lĩnh vực ứng dụng thương mại điện tử phổ biến

Cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ số và sự bùng nổ của mạng Internet,  sự nhạy bén của các doanh nghiệp tiên phong đã đem đến những thành công ban đầu cho thương mại điện tử tại Việt Nam mà có thể kể đến một số lĩnh vực đã ứng dụng thương mại điện tử phổ biến như

Bán hàng trên mạng

Các sàn thương mại điện tử của nhiều doanh nghiệp được thành lập là nơi tập trung bày bán khá nhiều loại hàng hoá và dịch vụ từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Ở đó, người xem có thể tự do tìm hiểu về các loại hàng hoá, dịch vụ mà mình yêu thích, chọn mua rồi đặt mua hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi. Từ những lợi ích thiết thực này, người dân Việt Nam dần quen với một phương thức mua bán hàng hoá mới hiệu quả hơn.

Thanh toán

Trong lĩnh vực thanh toán và các lĩnh vực khác của ngân hàng, hoạt động thương mại điện tử hiện nay là chủ yếu. Hệ thống ngân hàng của Việt Nam đã tham gia thanh toán quốc tế thông qua việc nối mạng SWIFT. Thương mại điện tử ứng dụng trong thanh toán đối với ngân hàng đã giảm được đáng kể lượng tiền mặt trong lưu thông. Từ đó, tiết kiệm được chi phí in ấn, kiểm đếm, đóng gói, vận chuyển, bảo quản... tiền tệ.

Bên cạnh đó, với việc ứng dụng thương mại điện tử trong thanh toán, công việc thanh toán trong các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện nhanh và chính xác hơn. Doanh nghiệp có thể chủ động trong sử dụng đồng vốn và tăng nhanh vòng quay vốn đem lại những hiệu quả tốt hơn cho việc kinh doanh.

Xuất bản

Trên thế giới việc xuất bản điện tử đang rất phổ biến và đem lại nguồn thu lớn cho các nhà xuất bản. Các nhà xuất bản tại Việt Nam cũng nhận thức được nhu cầu phát triển tất yếu của loại hình này nên ta có thể thấy ngày càng có nhiều tờ báo điện tử xuất hiện trên mạng ở nước ta. 

Ở Việt Nam, việc xuất bản báo điện tử chỉ mới phục vụ nhu cầu đơn thuần là cung cấp thông tin và quảng bá thông tin ra nước ngoài. Tuy nhiên, cùng với xu thế phát triển của thế giới, các nhà xuất bản tại Việt Nam hy vọng sẽ ứng dụng thành công thương mại điện tử trong xuất bản và bán báo điện tử đem lại những hiệu quả đáng kể về kinh tế. 

Các loại hình kinh doanh thương mại điện tử

Có nhiều loại hình kinh doanh thương mại điện tử khác nhau mà bạn có thể lựa chọn dựa trên sở thích, vốn và mô hình kinh doanh trực tuyến của mình. Tuỳ theo đặc trưng của mỗi doanh nghiệp, cần có các kỹ thuật và chiến lược khác nhau để thực hiện kinh doanh thương mại điện tử. Một số loại hình kinh doanh thương mại điện tử yêu thích bao gồm:

  • Doanh nghiệp B2B
  • Doanh nghiệp B2C
  • Kinh doanh tiếp thị liên kết
  • Tiếp thị Google Adwords và Adsense
  • Bán đấu giá trực tuyến
  • Tiếp thị web

FAQs: Những câu hỏi thường gặp về thương mại điện tử

Điểm khác biệt đặc trưng giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống là gì

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THƯƠNG MẠI TRUYỀN THỐNG
Các bên giao dịch không cần phải tiếp xúc trực tiếp hoặc cần phải biết nhau từ trước. Mọi hoạt động giao dịch mua bán sản phẩm, dịch vụ đều thực hiện qua hình thức điện tử. Các bên thường phải gặp gỡ để tiến hành các giao dịch trực tiếp. Tất cả các hoạt động cần thiết trong mọi giao dịch như hợp đồng, thanh toán, hoá đơn đều tiến hành theo hình thức chuyển qua lại bằng các phương tiện hỗ trợ.
Thực hiện trong một thị trường thị trường thống nhất toàn cầu, không tồn tại khái niệm biên giới giữa các quốc gia. Các doanh nhân có thể thực hiện việc kinh doanh trên khắp thế giới dù chỉ ở một nơi nhất định. Vẫn còn tồn tại khái niệm biên giới quốc gia trong các hoạt động giao dịch. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sẽ phải mất nhiều thời gian, công sức và chi phí cho các hoạt động giao dịch thương mại.
Cần có ít nhất 03 chủ thể trong hoạt động giao dịch bao gồm: 02 bên thực hiện giao dịch và bên thứ 3 không thể thiếu là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực…là những người tạo ra môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Không cần có sự tham gia của chủ thể thứ 3 trong các hoạt động giao dịch.
Mạng lưới thông tin trên Internet chính là thị trường kinh doanh khổng lồ mà các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể khai thác để tiến hành các hoạt động giao dịch thương mại và thu lợi nhuận. Mạng lưới thông tin chủ yếu chỉ là một phương tiện cần thiết để thực hiện các hoạt động trao đổi thông tin liên lạc và dữ liệu.

Những hạn chế của thương mại điện tử là gì?

  • An toàn trong giao dịch: Sự an toàn trong giao dịch đối với hoạt động thương mại điện tử vẫn còn nhiều rủi ro cho khách hàng nên nhiều khách hàng vẫn còn ngần ngại không muốn cung cấp số thẻ tín dụng qua Internet. 
  • Sự an toàn của dữ liệu: Hệ thống thông tin Internet hiện nay vẫn còn khả năng xuất hiện các đợt virus tấn công làm các tệp dữ liệu bị phá hủy. tin tặc có thể truy cập trái phép hệ thống để lấy cắp thông tin khách hàng, hủy hoại dữ liệu. Đó chính là nguyên nhân khiến khách hàng vẫn còn lo lắng khi giao dịch qua hệ thống thương mại điện tử hiện nay.
  • Nâng cấp hệ thống: Số lượng khách hàng truy cập ngày một đông sẽ dẫn đến tốc độ truy cập chậm lại, nghẽn mạng và có thể khiến khách hàng sẽ rời bỏ website. Vì vậy, các hệ thống thương mại điện tử thường phải nâng cấp hệ thống và phải trang bị một hệ thống phần cứng, phần mềm chất lượng với chi phí không rẻ để tránh xảy ra tình trạng tắc nghẽn trong hoạt động.

Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp như thế nào?

  • Mở rộng thị trường nhưng không tốn kém quá nhiều chi phí: Các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận với nhà cung cấp và các đối tác trên khắp thế giới dễ dàng, thuận lợi và ít tốn kém chi phí hơn so với thương mại truyền thống.
  • Hiệu quả về thời gian: Các hoạt động kinh doanh có thể thực hiện liên tục với việc tự động hoá các giao dịch thông qua mạng Internet. Từ đó, tất cả những thông tin liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ cần cung cấp cho khách hàng như catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá... sẽ được gửi đến khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi.
  • Dịch vụ khách hàng tốt hơn: Doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho khách hàng chọn mua hàng trực tiếp từ trên mạng. Hình thức thương mại điện tử giúp doanh nghiệp có thể làm hài lòng khách hàng với những yếu tố quan trọng trong việc tìm và giữ khách hàng như chất lượng dịch vụ, thái độ và tốc độ phục vụ.
  • Giảm chi phí hoạt động sản xuất: Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều chi phí cho việc thuê mặt bằng kinh doanh, thuê nhân viên cho các hoạt động điều hành doanh nghiệp, chi phí gửi văn bản theo hình thức truyền thống, chi phí in ấn...
  • Tăng doanh thu: Doanh nghiệp không bị giới hạn đối tượng khách hàng trong từng vùng cư dân, địa phương mà có thể thực hiện việc bán hàng trên toàn lãnh thổ của một quốc gia hoặc bán ra trên toàn thế giới. Từ đó, lượng khách hàng của doanh nghiệp nhiều hơn nên dẫn đến việc tăng doanh thu.
  • Có thể thực hiện sản xuất hàng theo yêu cầu: Thông qua việc tiếp cận và nắm bắt nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng, doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của khách hàng.
  • Cập nhật thông tin sản phẩm nhanh chóng, thuận tiện: Mọi thông tin sản phẩm, dịch vụ trên web như giá cả, hình ảnh... đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời khi có sự thay đổi.

Một giao dịch mua bán thông qua hình thức thương mại điện tử sẽ bao gồm những công đoạn nào?

  • Khách hàng cần điền những thông tin thanh toán và địa chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng của Website thương mại điện tử với sản phẩm, dịch vụ đã chọn lựa. Khi nhận được yêu cầu của khách hàng, nhà cung cấp cần phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết như mặt hàng đã chọn, giá cả, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng…
  • Khách hàng kiểm tra lại các thông tin một lần nữa và nhấn nút "Đặt hàng" trên website để gửi trả thông tin xác nhận về cho doanh nghiệp cung cấp hàng hoá.
  • Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ …) đã được mã hoá đến máy chủ (server, thiết bị xử lý dữ liệu) của trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet.
  • Trung tâm xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) và tách rời mạng Internet nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại. Định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp theo một đường truyền số liệu riêng biệt.
  • Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng. Tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet.
  • Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp. Tùy theo đó doanh nghiệp sẽ thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng có thể được thực hiện hay không.

Điều kiện để doanh nghiệp thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là gi?

Các điều kiện để doanh nghiệp có thể thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử theo quy định của chính phủ Việt Nam là:

1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật

  • Doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề hoạt động về lĩnh vực thương mại điện tử

2. Có đề án cung cấp dịch vụ và cần nêu rõ các nội dung sau

  • Mô hình tổ chức hoạt động bao gồm: hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến
  • Phân định quyền và trách nhiệm giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ

3. Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

  • Website cần được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định của chính phủ về thương mại điện tử.

CÙNG TÌM HIỂU THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LÀ GÌ?

Thống kê báo cáo bản đồ thực trạng thương mại điện tử Việt Nam

Thống kê báo cáo bản đồ thực trạng thương mại điện tử Việt Nam

MuaBanNhanh tổng hợp những thông tin mới nhất về Ecommerce tại Việt Nam ➽ Những góc nhìn phân tích độc đáo từ các chuyên gia giúp bạn tận dụng tốt nhất đòn bẩy Internet để kinh doanh thành công


Bảo mật thông tin, dữ liệu người dùng - Giải pháp an ninh mạng cho thương mại điện tử

Bảo mật thông tin, dữ liệu người dùng - Giải pháp an ninh mạng cho thương mại điện tử

Cùng MuaBanNhanh tìm hiểu những rủi ro thường gặp để tránh những lỗ hổng bảo mật nguy hiểm dẫn đến bị đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân khi giao dịch TMĐT


Ưu nhược điểm các hình thức giao hàng nhanh tiết kiệm trong thương mại điện tử

Ưu nhược điểm các hình thức giao hàng nhanh tiết kiệm trong thương mại điện tử

Cùng MuaBanNhanh tìm hiểu các hình thức giao hàng trong Ecommerce, giúp các chủ shop online lựa chọn cho mình một hình thức giao hàng nhanh tiết kiệm để có thể vừa đảm bảo được doanh thu lợi nhuận, vừa giữ được uy tín của mình với khách hàng trong kinh doanh online


Top 33 xu hướng thương mại điện tử mới nhất 2021

Top 33 xu hướng thương mại điện tử mới nhất 2021

Xu hướng thương mại điện tử mới xuất hiện với tốc độ chóng mặt. MuaBanNhanh tập hợp tất cả các xu hướng để bạn theo kịp, vượt trội đối thủ cạnh tranh trên môi trường kinh doanh Internet


Một website TMĐT cần phải có những Qui định về pháp luật như thế nào?

Một website TMĐT cần phải có những Qui định về pháp luật như thế nào?

Phổ biến pháp luật về thương mại điện tử - Tìm hiểu Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động thương mại điện tử


Xếp hạng TOP các trang website nền tảng thương mại điện tử

Xếp hạng TOP các trang website nền tảng thương mại điện tử

Bảng xếp hạng Top các công ty thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam. Những nền tảng ecommerce có uy tín, được đánh giá cao về lượng truy cập, hiệu quả kinh doanh online


E-Marketing trong thương mại điện tử - Khái niệm, Chiến lược và Cách áp dụng hiệu quả

E-Marketing trong thương mại điện tử - Khái niệm, Chiến lược và Cách áp dụng hiệu quả

E-Marketing là gì? Bao gồm những loại gì, công cụ gì? so sánh E-marketing và Digital marketing, Mô hình MuaBanNhanh E-marketing trong xây dựng chiến lược, kế hoạch, thực thi Ecommerce marketing


Ưu nhược điểm các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam

Ưu nhược điểm các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam

Hiểu được ưu nhược điểm của các sàn thương mại điện tử sẽ giúp bạn biết được sàn nào phù hợp với sản phẩm của bạn và chiến lược bán hàng nào giúp bạn cạnh tranh tốt nhất.


Ngành thương mại điện tử - tiềm năng ra sao? học những gì? ra trường làm gì? có dễ xin việc không?

Ngành thương mại điện tử - tiềm năng ra sao? học những gì? ra trường làm gì? có dễ xin việc không?

Trên MuaBanNhanh nhân sự Thương mại điện tử đang có nhu cầu tuyển dụng rất lớn đặc biệt là 2 chuyên ngành Kinh doanh online và Marketing online


Các phương thức thanh toán phổ biến trong kinh doanh online thương mại điện tử

Các phương thức thanh toán phổ biến trong kinh doanh online thương mại điện tử

Sự bùng nổ của công nghệ hiện đại, sự phát triển mạnh mẽ của Internet chính là nền tảng, là yếu tố thúc đẩy lĩnh vực thương mại điện tử. Song song đó, thanh toán trực tuyến trong kinh doanh thương mại điện tử cũng trở thành một xu thế tất yếu. Vậy hiện nay có bao nhiêu phương thức thanh toán phổ biến trong kinh doanh online thương mại điện tử?


Các hình thức, mô hình kinh doanh thương mại điện tử, ví dụ thực tiển ứng dụng tại Việt Nam

Các hình thức, mô hình kinh doanh thương mại điện tử, ví dụ thực tiển ứng dụng tại Việt Nam

Cùng MuaBanNhanh tìm hiểu chi tiết các mô hình TMĐT phổ biến ứng dụng vào kinh doanh online


Thương mại điện tử là gì? Những thông tin cần biết và lợi ích của thương mại điện tử

Thương mại điện tử là gì? Những thông tin cần biết và lợi ích của thương mại điện tử

Theo khảo sát của MuaBanNhanh, khi được hỏi "Bạn biết gì về thương mại điện tử?", khoảng 70% số lượng khảo sát vẫn cho rằng thương mại điện tử cũng là một hình thức bán hàng online qua mạng. Nếu bạn cho rằng thương mại điện tử chỉ đơn thuần là việc bán hàng trên Internet thì có thể đúng theo một góc độ nào đó. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ để nói lên được phạm vi rộng lớn của thương mại điện tử. Vậy thương mại điện tử là gì? Hãy cùng MuaBanNhanh tìm hiểu một số thông tin cần biết và lợi ích của thương mại điện tử với doanh nghiệp hiện nay.


Quy trình thủ tục đăng ký thông báo website với Bộ Công Thương

Quy trình thủ tục đăng ký thông báo website với Bộ Công Thương

PMuaBanNhanh hướng dẫn chi tiết Thủ tục, quy trình đăng ký website với Bộ Công Thương. Tư vấn hướng dẫn chỉnh sửa website

#ThuongMaiDienTuLaGi #MuaBanNhanh

Thương mại điện tử là gì? Những thông tin cần biết và lợi ích của thương mại điện tử

Thương mại điện tử là gì? Những thông tin cần biết và lợi ích của thương mại điện tử